Giá xăng dầu hôm nay 19/9, giá dầu kéo dài đà tăng sang phiên giao dịch đầu tiên của tuần. (Nguồn: Reuters) |
Giá xăng dầu hôm nay 19/9
Giá dầu kéo dài đà tăng sang phiên giao dịch đầu tiên của tuần. Kết thúc phiên giao dịch này, giá dầu tăng gần 1 USD. Đáng chú ý là trong phiên, giá dầu đã gần chạm mốc 95 USD/thùng do kỳ vọng về thâm hụt nguồn cung xuất phát từ việc cắt giảm sản lượng kéo dài của Saudi Arabia và Nga, cũng như sản lượng đá phiến yếu lấn át lo ngại về nhu cầu.
Giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu tăng 50 cent, tương đương 0,53%, lên mức 94,43 USD/thùng sau khi tăng cao tới 94,95 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng 71 cent lên mức 91,48 USD/thùng.
Hồi đầu tháng, Saudi Arabia và Nga đã gây sốc thị trường khi gia hạn mức cắt giảm nguồn cung tự nguyện tổng cộng 1,3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay. Quyết định này của 2 nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới đã khiến thị trường dầu liên tục tăng trong thời gian qua và chưa có dấu hiệu chững lại.
Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ từ các khu vực sản xuất đá phiến hàng đầu dự kiến giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 10 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023, theo báo cáo hằng ngày của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Ngày 18/9, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, đã lên tiếng bảo vệ việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+, nhấn mạnh rằng thị trường năng lượng quốc tế cần có quy định để hạn chế biến động. Tư lệnh ngành năng lượng Saudi Arabia cũng đưa ra cảnh báo về sự không chắc chắn về nhu cầu của Trung Quốc, tăng trưởng của châu Âu, và hành động của các ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát.
Giá dầu Brent và WTI đã tăng 3 tuần liên tiếp, chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, và đang trên đà đạt mức tăng hằng quý lớn nhất kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi quý 1-2022.
Hiện dầu Brent được giao dịch trong vùng quá mua trong phiên thứ 7 liên tiếp, trong khi dầu WTI giao dịch trong vùng quá mua trong phiên thứ 5 liên tiếp.
Dennis Kissler, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial, nhận xét thị trường cũng đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời.
Cũng trong ngày 18/9, Citi đã trở thành ngân hàng mới nhất dự đoán rằng giá dầu Brent có thể vượt mốc 100 USD/thùng trong năm nay. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg News, Giám đốc điều hành Chevron Mike Wirth cũng bày tỏ suy nghĩ giá dầu sẽ vượt ngưỡng 100 USD/thùng.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết, việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabiavà Nga có thể dẫn đến thâm hụt 2 triệu thùng/ngày trong quý 4 và việc giảm tồn kho sau đó có thể khiến thị trường đối mặt với nguy cơ tăng giá hơn nữa vào năm 2024.
Tốc độ phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch vẫn chậm, mặc dù lượng dầu nhập khẩu của nước này vẫn ở mức cao.
Một loạt biện pháp kích thích và sự bùng nổ du lịch trong mùa hè đã giúp sản lượng công nghiệp và chi tiêu tiêu dùng phục hồi trong tháng trước và các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã tăng sản lượng, nhờ biên lợi nhuận xuất khẩu mạnh.
Giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu tăng 50 cent, tương đương 0,53%, lên mức 94,43 USD/thùng sau khi tăng cao tới 94,95 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng 71 cent lên mức 91,48 USD/thùng.
Hồi đầu tháng, Saudi Arabia và Nga đã gây sốc thị trường khi gia hạn mức cắt giảm nguồn cung tự nguyện tổng cộng 1,3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay. Quyết định này của 2 nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới đã khiến thị trường dầu liên tục tăng trong thời gian qua và chưa có dấu hiệu chững lại.
Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ từ các khu vực sản xuất đá phiến hàng đầu dự kiến giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 10 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5-2023, theo báo cáo hằng ngày của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Ngày 18/9, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, đã lên tiếng bảo vệ việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+, nhấn mạnh rằng thị trường năng lượng quốc tế cần có quy định để hạn chế biến động. Tư lệnh ngành năng lượng Saudi Arabia cũng đưa ra cảnh báo về sự không chắc chắn về nhu cầu của Trung Quốc, tăng trưởng của châu Âu, và hành động của các ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát.
Giá dầu Brent và WTI đã tăng 3 tuần liên tiếp, chạm mức cao nhất kể từ tháng 11-2022, và đang trên đà đạt mức tăng hằng quý lớn nhất kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi quý 1-2022.
Hiện dầu Brent được giao dịch trong vùng quá mua trong phiên thứ 7 liên tiếp, trong khi dầu WTI giao dịch trong vùng quá mua trong phiên thứ 5 liên tiếp.
Dennis Kissler, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial, nhận xét thị trường cũng đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời.
Cũng trong ngày 18/9, Citi đã trở thành ngân hàng mới nhất dự đoán rằng giá dầu Brent có thể vượt mốc 100 USD/thùng trong năm nay. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Giám đốc điều hành Chevron Mike Wirth cũng bày tỏ suy nghĩ giá dầu sẽ vượt ngưỡng 100 USD/thùng.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết, việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabiavà Nga có thể dẫn đến thâm hụt 2 triệu thùng/ngày trong quý 4 và việc giảm tồn kho sau đó có thể khiến thị trường đối mặt với nguy cơ tăng giá hơn nữa vào năm 2024.
Tốc độ phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch vẫn chậm, mặc dù lượng dầu nhập khẩu của nước này vẫn ở mức cao.
Một loạt biện pháp kích thích và sự bùng nổ du lịch trong mùa hè đã giúp sản lượng công nghiệp và chi tiêu tiêu dùng phục hồi trong tháng trước và các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã tăng sản lượng, nhờ biên lợi nhuận xuất khẩu mạnh.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 19/9 cụ thể như sau:
Xăng E5 RON 92 không quá 23.471 đồng/lít. Xăng RON 95 không quá 24.871 đồng/lít. Dầu diesel không quá 23.055 đồng/lít. Dầu hỏa không quá 23.188 đồng/lít. Dầu mazut không quá 17.704 đồng/kg. |
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên đã được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương vào chiều 11/9. Theo đó, giá hai mặt hàng xăng E5 RON 92 và RON 95 giữ nguyên; giá dầu tăng cao nhất 410 đồng/lít và giá dầu mazut không đổi.
Ở kỳ điều hành này, nhà điều hành không trích lập Quỹ bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu; không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối 2 mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa, chi sử dụng Quỹ bình ổn đối với 2 mặt hàng xăng và dầu mazut.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 25 lần điều chỉnh, trong đó có 16 lần tăng, có 6 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.
| Giá xăng dầu hôm nay 9/9: Dầu Brent vượt mức 90 USD/thùng Giá xăng dầu hôm nay 9/9, giới phân tích nhận định, giá dầu đi lên do các thông tin cơ bản về cung - cầu ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 11/9: Chiều nay, giá xăng trong nước sẽ tăng hay giảm? Giá xăng dầu hôm nay 11/9, từ chiều nay, giá xăng dầu trong nước dự báo tăng tiếp lần thứ 7 trong khoảng 100-300 đồng/lít ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 12/9: Thế giới trên đà giảm nhẹ; xăng trong nước bất ngờ không tăng Giá xăng dầu hôm nay 12/9, thế giới trên đà giảm nhẹ; trong nước bất ngờ không tăng tại phiên điều chỉnh giá của liên ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 13/9: Nguồn cung thắt chặt, sự lạc quan của OPEC kéo giá dầu tăng gần 2% Giá xăng dầu hôm nay 13/9, kết thúc phiên giao dịch ngày 12/9, giá dầu tăng gần 2% lên mức cao nhất kể từ tháng ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 14/9: Dần lấy lại 'phong độ'; hết quý II/2023, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn hơn 7.400 tỷ đồng Giá xăng dầu hôm nay 14/9, giá dầu lấy lại "phong độ" sau cú lao dốc nhẹ bởi sự tăng bất ngờ trong dự trữ ... |