Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Thục Phương
Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giải mã những điểm đến trong chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Pháp, Hungary và Serbia trong tháng 5. (Nguồn: Reuters)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, Serbia và Hungary từ ngày 5-10/5.

Tin liên quan
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Thương mại, đầu tư và những vấn đề liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine được cho là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận nhân chuyến công du này của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Nhiều cuộc thảo luận tại Pháp

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai của ông Tập Cận Bình đến Pháp sau 5 năm, đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Phía Trung Quốc coi chuyến thăm này là cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương với Pháp lên một tầm cao mới.

Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Brussels đang tăng cường các biện pháp thương mại chống lại Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh coi là chủ nghĩa bảo hộ rõ ràng của châu Âu.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen từng nhận định rằng các khoản trợ cấp công nghệ xanh của Trung Quốc trải rộng trên nhiều ngành công nghiệp từ xe điện (EV) và pin lithium-ion đến tua-bin gió là hành động cạnh tranh không lành mạnh.

Do đó tại Paris, các cuộc thảo luận giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thể sẽ tập trung vào vấn đề kinh tế và thương mại. Theo kế hoạch, ngày 6/5, ông Tập Cận Bình và ông Emmanuel Macron sẽ có cuộc hội đàm với bà Ursula von der Leyen.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Pháp đã tích cực triển khai hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Hiện nay, Pháp đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu (EU) và đóng vai trò dẫn đầu trong hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc -EU. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Pháp trên thế giới, sau Đức, Bỉ và Italy.

Bên cạnh đó, các cuộc thảo luận tại Paris còn nhằm thuyết phục Trung Quốc giảm bớt quan hệ thương mại và công nghiệp đang ngày một tăng với Nga trong bối cảnh phương Tây lo ngại mối quan hệ đối tác kinh tế này giúp củng cố tổ hợp công nghiệp quân sự của Moscow trong cuộc xung đột với Ukraine.

Tăng cường thương mại và đầu tư với Hungary và Serbia

Lãnh đạo của cả Hungary và Serbia nằm trong số những người châu Âu ủng hộ nhiệt tình nhất cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic là 2 lãnh đạo quốc gia châu Âu duy nhất tại hội nghị thượng đỉnh BRI lần thứ ba của Trung Quốc vào năm ngoái, sự kiện cũng có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trở lại năm 2012, thủ đô Budapest của Hungary chính là nơi đã tổ chức lễ thành lập cơ chế hợp tác Trung Quốc-CEEC nhằm thúc đẩy BRI và quan hệ hợp tác với 16 quốc gia Trung và Đông Âu. Sau khi Hy Lạp gia nhập năm 2019, cơ chế này trở thành “17+1”. Tuy nhiên, sự hợp tác đã bị suy giảm trong thời kỳ đại dịch và sau khi xung đột Ukraine nổ ra. Cụ thể là, Lithuania đã rời nhóm và sau đó 1 năm, Estonia và Latvia cũng làm điều tương tự.

Bất chấp bối cảnh phức tạp đó, Hungary và Serbia vẫn kiên trì xây dựng quan hệ với Trung Quốc. Một trong những dự án nổi bật nhất trong cơ chế hợp tác Trung Quốc-CEEC là tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Belgrade của Serbia với Budapest. Tuy nhiên, dự án này đã bị cản trở bởi các quy định của EU và phải đối mặt với nguy cơ bị chậm trễ cũng như rủi ro chi phí leo thang.

Tham dự hội nghị thượng đỉnh BRI của Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái tại Bắc Kinh, Thủ tướng Hungary đã ký kết một số thỏa thuận kinh tế với Bắc Kinh.

Hai tháng sau hội nghị, nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD đã công bố kế hoạch thành lập một nhà máy ở miền Nam Hungary. Đây sẽ là cơ sở sản xuất ô tô chở khách đầu tiên của BYD ở châu Âu và là trung tâm của hoạt động sản xuất ở châu Âu. BYD cũng có một nhà máy ở phía Bắc Hungary để lắp ráp xe tải và xe buýt điện.

Vì Hungary là thành viên EU nên các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc hoạt động tại Hungary có thể bán hàng trực tiếp trong thị trường chung châu Âu. Điều này sẽ giúp các công ty tránh được bất kỳ loại thuế tiềm năng nào có thể phát sinh từ các cuộc điều tra chống trợ cấp của EU đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Giải mã những điểm đến trong chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD công bố kế hoạch thành lập một nhà máy ở miền Nam Hungary. (Nguồn: BYH)

Ngoài ra, Hungary cũng là điểm đến chính ở châu Âu cho đầu tư của Trung Quốc vào pin xe điện. Một số nhà sản xuất pin thuộc sở hữu của Trung Quốc đang thiết lập hoạt động tại đây, bao gồm Contemporary Amperex Technology (CATL), Eve Energy và Huayou Cobalt.

Trong khi đó, tại Serbia, dòng đầu tư của Trung Quốc trong những năm gần đây đã vượt xa các nước lớn ở châu Âu như Đức và Pháp. Hiện Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư chính và lớn nhất của bang Balkan.

Đầu năm nay, Shanghai Fengling Renewables và Zijin Mining của Trung Quốc đã công bố dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời trị giá 2 tỷ Euro - khoản đầu tư lớn nhất vào năng lượng tái tạo tại Serbia.

Mặc dù Serbia là ứng cử viên chờ gia nhập EU chứ không phải là thành viên chính thức nhưng nước này đã được cấp quyền tiếp cận miễn thuế vào thị trường chung châu Âu cho hầu hết các sản phẩm của mình khi Serbia nỗ lực hướng tới việc gia nhập đầy đủ. Do đó, nỗ lực của Serbia nhằm thu hút đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực ô tô đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng.

Minth Automotive của Trung Quốc, công ty có nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô bằng nhôm ở Serbia, đang có kế hoạch xây dựng một trung tâm sản xuất mới để sản xuất các bộ phận vỏ pin cho xe điện. Các công ty ô tô khác của Trung Quốc được thành lập tại nước này bao gồm Linglong Tyre, Mei Ta, Xingyu Automotive Lighting Systems và Yanfeng Automotive Interiors, đang cung cấp cho cả thị trường xe điện và xe hơi truyền thống của châu Âu.

Hiện các công ty Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực ô tô, khai thác mỏ và sản xuất kim loại của Serbia và ông Tập Cận Bình từng mô tả mối quan hệ này vững chắc như được “bọc sắt”.

Trong khi đó, Thủ tướng Hungary Orban cũng nồng nhiệt đánh giá mối quan hệ song phương với Trung Quốc đang đạt đến “tầm cao chưa từng có”.

Mỹ ra tay với uranium của Moscow, Ukraine 'cổ vũ' tiến tới tấn công đầu não năng lượng hạt nhân Nga

Mỹ ra tay với uranium của Moscow, Ukraine 'cổ vũ' tiến tới tấn công đầu não năng lượng hạt nhân Nga

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko coi lệnh trừng phạt của Mỹ đối với uranium đã làm giàu từ Moscow là một nước đi ...

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác an ninh ...

Chủ tịch Trung Quốc sắp thăm 3 nước châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc sắp thăm 3 nước châu Âu

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 29/4 xác nhận Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm Pháp, Serbia và Hungary ...

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu: ‘Tạo động lực mới’ cho hòa bình thế giới

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu: ‘Tạo động lực mới’ cho hòa bình thế giới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Pháp, Serbia và Hungary vào tuần tới trong bối cảnh Bắc Kinh dường như đang tìm ...

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chuyến công du châu Âu của ông Tập Cận Bình có thể làm bộc lộ sự chia rẽ trong nội bộ phương Tây về chiến ...

(theo South China Morning Post, AP, Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động