Giải Nobel Y học 2018: Phép màu cho bệnh nhân ung thư

Như thường lệ, vào tháng 10 hàng năm, danh sách những cá nhân xuất chúng, đạt giải Nobel sẽ được công bố rộng rãi tới toàn thế giới. Giải Nobel Y học đã được trao chung cho hai nhà khoa học chuyên ngành miễn dịch là James Allison (Đại học Texas, Mỹ) và Tasuku Honjo (Đại học Kyoto, Nhật Bản) để tôn vinh phát hiện của họ về liệu pháp chữa ung thư mới, mở ra thêm nhiều cơ hội cho những người mắc phải căn bệnh quái ác này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
giai nobel y hoc 2018 phep mau cho benh nhan ung thu Chủ nhân Nobel 2018 là ai?
giai nobel y hoc 2018 phep mau cho benh nhan ung thu ​Nobel Hòa bình 2018 vinh danh nỗ lực chấm dứt nạn sử dụng bạo lực tình dục

Kể từ năm 1895, giải Nobel luôn công nhận các cá nhân xuất sắc trên toàn thế giới, đạt được thành tựu trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình. Hơn hết, những người nhận Giải đều phải đem tới “những lợi ích lớn nhất cho nhân loại” – theo như di chúc của Alfred Nobel. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà phát minh, nhà hóa học, kỹ sư và nhà từ thiện người Thụy Điển Alfred Nobel và tiếp tục trị vì là một trong những giải thưởng uy tín và cao quý nhất hành tinh.

Giải Nobel về Sinh lý học hoặc Y học năm 2018 được trao cho hai giáo sư James P. Allison (70 tuổi) và Tasuku Honjo (76 tuổi) cho công trình giải phóng hệ miễn dịch của cơ thể để tấn công tế bào ung thư. Đây là một bước đột phá để sản xuất ra một loại thuốc chống ung thư hoàn toàn mới và giúp cho những bệnh nhân ung thư có thêm cơ hội chống lại căn bệnh thế kỷ.

giai nobel y hoc 2018 phep mau cho benh nhan ung thu
Chủ nhân Giải Nobel Y học 2018 James Allison và Tasuku Honjo. (Nguồn: Nobel Prize)

Niềm hy vọng mới

Trước khi khám phá của GS. Allision và GS. Honjo được vinh danh, các phương pháp điều trị ung thư cơ bản bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị nội tiết tố. Các phát kiến của họ đã mở ra nguyên lý mới cho việc điều trị bệnh này và được đánh giá là bước ngoặt trong cuộc chiến chống ung thư.

Nhà miễn dịch học James P. Allison, 70 tuổi, người Mỹ, nghiên cứu về một loại protein (CTLA-4) có chức năng như một cái “phanh” ức chế hệ miễn dịch. Ông nhận ra tiềm năng của việc thả “phanh” protein này và kích thích khả năng của các tế bào miễn dịch T trong việc chống lại khối u. Trong khi đó, nhà miễn dịch học Tasuku Honjo, 76 tuổi, người Nhật Bản phát hiện ra một loại protein (PD-1) trong tế bào miễn dịch cũng có khả năng ức chế, nhưng với cơ chế hoạt động khác loại protein trên.

Cho dù GS Allison và GS Honjo cùng được trao giải Nobel về những khám phá sử dụng nguyên lý giống nhau, nhưng hai nhà khoa học này chưa từng làm việc cùng nhau, nghiên cứu của họ hoàn toàn là riêng biệt, sử dụng cơ chế phanh riêng biệt trong hệ miễn dịch. Trước đó, GS Allison và GS Honjo đã cùng nhau chia sẻ Giải thưởng Tang 2014 – được coi là giải Nobel của châu Á với nghiên cứu của mình.

Tuy vậy, họ không phải là những người đầu tiên sử dụng hệ thống miễn dịch của con người để chống lại ung thư. GS Allison và GS Honjo đã nghiên cứu thành công khi những người khác thất bại bằng cách giải mã chính xác cách các tế bào tương tác với nhau như thế nào để họ có thể tinh chỉnh các phương pháp kiểm soát hệ miễn dịch.

Các liệu pháp dựa trên phát hiện này được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị ung thư, và được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam và được áp dụng để chữa các bệnh ung thư phổi, thận, bàng quang, đầu mặt cổ, ung thư da, ung thư hạch Hodgkin và một số loại ung thư khác.

Ứng dụng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, phương pháp sử dụng chức năng của các tế bào miễn dịch để chống lại ung thư cũng đã được áp dụng và thử nghiệm bắt đầu từ năm 2017. GS Tạ Thành Văn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội - người học trò Việt Nam đầu tiên của GS Tasuku Honjo - đã cùng cộng sự tại ĐH Y Hà Nội ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu tự thân từ đầu năm 2017, theo cơ chế tương tự với nghiên cứu của GS Honjo là tăng cường vai trò của hệ thống miễn dịch song với hướng tiếp cận khác.

Những kết quả ban đầu thu được rất khả quan. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có những cải thiện rõ rệt: ăn được, ngủ tốt hơn, bớt đau, thể trạng cải thiện và chưa ghi nhận phản ứng phụ. Một số bệnh nhân đáp ứng rất tốt, có trường hợp ở ranh giới sống - chết nhưng giờ đã khoẻ mạnh bình thường.

Tuy vậy, theo GS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, phương pháp này không thể sử dụng cho tất cả bệnh nhân ung thư mà thường áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư không thể điều trị, giai đoạn cuối, di căn. Bởi những bệnh nhân ở giai đoạn sớm, các biện pháp như phẫu thuật, hóa trị liệu có thể phát huy tác dụng cụ thể hơn. Ngoài ra, thuốc chỉ sử dụng được đối với bệnh nhân có chốt kiểm dịch. Bệnh nhân phải trải qua một số xét nghiệm để xác định có chốt kiểm soát miễn dịch hay không thì mới sử dụng được liệu pháp miễn dịch.

Chi phí điều trị thuốc miễn dịch hiện nay rất cao, khoảng 100.000 USD/năm. Ở Việt Nam, thuốc thuộc diện nghiên cứu thì không mất tiền, bên cạnh đó các hãng thường có chương trình tài trợ, giảm giá cho các nước nghèo. Dù sao thì với nghiên cứu này, thế giới phần nào có thể yên tâm hơn khi phải chống lại căn bệnh ung thư quái ác, mà cho đến nay, vẫn chưa có biện pháp nào điều trị thực sự hiệu quả.

giai nobel y hoc 2018 phep mau cho benh nhan ung thu ​Ra mắt mẫu giày thể thao siêu bền làm từ vật liệu đạt giải Nobel Vật lý

Ngày 20/6, công ty đồ thể thao Inov-8 của Anh ​phối hợp với Đại học Manchester đã tung ra mẫu giày đầu tiên sử dụng ...

giai nobel y hoc 2018 phep mau cho benh nhan ung thu Giọng ca soprano Nina Stemme đoạt giải "Nobel nhạc cổ điển"

Ngày 15/5, Giải Birgit Nilsson 2018, được coi là giải “Nobel nhạc cổ điển” trị giá 1 triệu USD, đã được công bố tại Stockholm ...

giai nobel y hoc 2018 phep mau cho benh nhan ung thu Nobel 2018: Không trao giải Văn học do bê bối tình dục

Giải Nobel Văn học 2018 sẽ không được trao trong năm nay do bê bối quấy rối tình dục hiện đang bủa vây xoay quanh ...

Quang Đào (tổng hợp)

Đọc thêm

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động