Giải pháp đột phá ‘làm mát’ Trái đất

HOÀNG TRUNG HIẾU
Các nhà vật lý thiên văn Mỹ vừa đề xuất một giải pháp kỹ thuật táo bạo: dùng bụi Mặt trăng để chắn bớt nhiệt năng từ Mặt trời, giúp giảm sự nóng lên của Trái đất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bụi trên bề mặt Mặt trăng có thể được khai thác nhằm phục vụ lợi ích của loài người. Ảnh minh họa. (Nguồn: NASA)
Bụi trên bề mặt Mặt trăng có thể được khai thác nhằm phục vụ lợi ích của loài người. Ảnh minh họa. (Nguồn: NASA)

Một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ vừa đề xuất tạo ra một tấm chắn ngăn bớt các tia sáng Mặt trời chiếu tới Trái đất, làm giảm nhiệt độ cho khí quyển Trái đất.

Đề xuất này được nhóm đưa ra trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí chuyên về khí hậu PLOS Climate. Theo đó, nếu muốn tạo nên một “tấm chắn không gian” cần khai thác hàng triệu tấn bụi của Mặt trăng, sau đó, phun dần lượng bụi này vào không gian vũ trụ giữa Trái đất và Mặt trời, tạo ra các đám mây bụi lơ lửng để che một phần ánh sáng Mặt trời.

Làm mờ ánh sáng Mặt trời

Giải pháp làm mờ ánh sáng Mặt trời để giảm bức xạ và nhiệt năng từ Mặt trời đi tới Trái đất là ý tưởng mà các nhà vật lý thiên văn đề xuất nhằm chống biến đổi khí hậu.

Hành tinh của chúng ta đang ngày càng nóng lên. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch (như dầu mỏ và than đá) quá nhiều, từ đó giải phóng khí thải carbon dioxide (CO2) và khí này bị giữ lại ở bầu khí quyển. Nếu không nhanh chóng kiểm soát lượng khí thải này, dự báo nhiệt độ Trái đất trong vài thập kỷ tới sẽ tăng hơn 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, thậm chí mức nhiệt có thể tăng từ 2-3 độ C.

Ông Ben Bromley, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Utah, người phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết: “Điều thực sự thú vị trong nghiên cứu là chúng tôi nhận ra các hạt bụi tự nhiên của Mặt trăng có kích thước và thành phần phù hợp để ngăn bớt ánh sáng Mặt trời chiếu tới Trái đất một cách hiệu quả”.

“Vì việc phóng những hạt bụi này ra từ bề mặt Mặt trăng tốn ít năng lượng hơn nhiều so với việc phóng bụi từ Trái đất lên khí quyển, nên ý tưởng ‘bắn bụi Mặt trăng’ thực sự thu hút chúng tôi”, ông nói.

Ông Bromley cùng hai nhà nghiên cứu khác đã xem xét, cân nhắc nhiều loại vật chất, bao gồm bụi than đá và muối biển, chúng có thể che mờ Mặt trời tới 2% nếu được bắn vào không gian vũ trụ. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu cuối cùng đã quyết định chọn bụi của Mặt trăng, mặc dù hàng triệu tấn bụi như vậy sẽ cần được khai thác, sàng lọc và nạp vào một thiết bị đạn đạo (ví dụ súng bắn tia điện từ) và bắn vào không gian mỗi năm để duy trì tấm chắn Mặt trời.

Ông Bromley cho biết, việc đưa các thiết bị phục vụ công việc này lên Mặt trăng sẽ là một dự án quan trọng và cần đặt một trạm vũ trụ tại vùng không gian cách Trái đất 1,4 triệu km, được gọi là Điểm L1 Lagrange, nó có nhiệm vụ “chuyển các gói bụi vào không gian để tạo ra bóng râm càng lâu càng tốt”.

Giải pháp này sẽ giống như một “công tắc điều chỉnh độ sáng, khiến hành tinh của chúng ta không bị ảnh hưởng”. Ông Bromley khẳng định, dùng bụi Mặt trăng có ưu thế hơn so với các đề xuất như sử dụng bụi than đá hoặc muối biển, do người ta lo ngại chúng có thể tác động đến môi trường của khí quyển Trái đất.

Giảm khí thải vẫn là nhiệm vụ chính

Tuy nhiên, bụi Mặt trăng sẽ phải liên tục được thổi vào không gian để giảm bớt sự nóng lên toàn cầu, nếu không sẽ có nguy cơ xảy ra “cú sốc kết thúc”. Khi đó, quá trình làm mát tạm thời này sẽ dừng đột ngột và thế giới lại nóng lên nhanh chóng. Bromley nhấn mạnh, ý tưởng khoa học của nghiên cứu này không thể thay thế cho nhiệm vụ chính của con người là cắt giảm khí thải đang làm nóng hành tinh.

Ông nói: “Không gì có thể làm chúng ta mất tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính trên Trái đất. Dự án này của chúng tôi có thể là một bước đột phá, nhưng chúng ta nên khám phá mọi khả năng khác nữa”.

Tuy vậy, bất chấp những thách thức về mặt kỹ thuật, ông Bromley khẳng định, khai thác bụi Mặt trăng vẫn là giải pháp cần quan tâm nếu con người cần làm Mặt trời tối đi .

Theo ông Ted Parson, một chuyên gia về luật môi trường tại Đại học California, Los Angeles, đề xuất là “ý tưởng thú vị về mặt khoa học” nhưng đòi hỏi nhiều kinh phí và khó kiểm soát.

Đồng quan điểm, Giáo sư Frank Biermann tại Đại học Utrecht cho rằng: “Ý tưởng khai thác Mặt trăng hoặc các tiểu hành tinh gần Trái đất để chặn một phần ánh sáng Mặt trời không phải là giải pháp chính cho cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra và ngày càng gia tăng. Điều cần thiết là phải cắt giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính, điều này đòi hỏi tiến bộ công nghệ nhanh chóng và chuyển đổi kinh tế xã hội”.

AI cảnh báo thời tiết cho các vùng lũ ở Thái Lan và Việt Nam

AI cảnh báo thời tiết cho các vùng lũ ở Thái Lan và Việt Nam

Một số công ty đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp bảo vệ khách hàng ở các nước châu Á như Thái ...

ChatGPT làm nóng cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo toàn cầu

ChatGPT làm nóng cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo toàn cầu

Thâm nhập đời sống ngày càng mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động, trí tuệ nhân tạo (AI) đang ...

Tàu Orion bắt đầu hành trình thám hiểm Mặt Trăng

Tàu Orion bắt đầu hành trình thám hiểm Mặt Trăng

Artemis 1 là chuyến bay đầu tiên của hệ thống phóng không gian(SLS) nhằm đưa tàu vũ trụ Orion lên quỹ đạo, với mục tiêu ...

Tàu vũ trụ Orion đi vào quỹ đạo xa của Mặt Trăng, mở đường cho các nhà du hành vũ trụ

Tàu vũ trụ Orion đi vào quỹ đạo xa của Mặt Trăng, mở đường cho các nhà du hành vũ trụ

Ngày 25/11, tàu vũ trụ Orion của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đi vào quỹ đạo xa trải dài hàng chục ...

Một thành viên Big Bang sắp du hành mặt trăng

Một thành viên Big Bang sắp du hành mặt trăng

Trang FNNews đưa tin, tỷ phú Maezawa Yusaku mới công bố danh sách những người được chọn tham gia du hành vũ trụ vào năm ...

(theo The Guardian)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 6/11: Người bạn đang thương nhớ có nhớ thương đến bạn không?

Bài tarot hôm nay 6/11: Người bạn đang thương nhớ có nhớ thương đến bạn không?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn có thể khám phá thông điệp về cảm xúc của người bạn đang thương nhớ.
Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân

Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân

Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân khi sắp bước sang năm 2025. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết bên dưới đây.
Festival Hoa Đà Lạt năm 2024: Bản giao hưởng sắc màu

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024: Bản giao hưởng sắc màu

Lần thứ 10 tổ chức, sự kiện tiếp tục khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc ...
Kết quả xổ số hôm nay, 5/11: XSMN 5/11/24 - Xổ số Bến Tre, xổ số Vũng Tàu và xổ số Bạc Liêu

Kết quả xổ số hôm nay, 5/11: XSMN 5/11/24 - Xổ số Bến Tre, xổ số Vũng Tàu và xổ số Bạc Liêu

XSMN 5/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 5/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 5/11, được các công ty Xổ số Bến Tre, Vũng Tàu và ...
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động