Vệ tinh Michibiki-2 của Nhật Bản trên quỹ đạo. (Nguồn: Nikkei Asia) |
Kế hoạch trên cho phép người dùng ở Nhật Bản xác định vị trí một cách chính xác gần như ở mọi nơi trong nước mà không cần dựa vào mạng lưới GPS của Mỹ.
Ủy ban Chính sách vũ trụ Nhật Bản đã đặt mục tiêu mở rộng hệ thống vệ tinh Michibiki Quasi-Zenith. Việc nhận tín hiệu từ hệ thống vệ tinh Michibiki cùng với hệ thống GPS của Mỹ cho phép mọi người ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể biết được vị trí của mình với sai số chỉ vài cm.
Hệ thống GPS khi dùng độc lập cho mục đích dân sự được cho là chính xác trong phạm vi vài m.
Hệ thống vệ tinh Michibiki đầu tiên được phóng vào năm 2010 bằng tên lửa H-IIA của Nhật Bản. Việc kết hợp hệ thống vệ tinh này với hệ thống GPS của Mỹ cho phép người dùng xác định thông tin vị trí 24h/ngày.
Nhật Bản hy vọng kế hoạch của Ủy ban Chính sách vũ trụ, bao gồm việc nâng cấp hệ thống Michibiki, sẽ được nội các thông qua vào mùa Hè này.
Michibiki hiện tại có bốn vệ tinh đóng vai trò bổ sung cho hệ thống GPS của Mỹ. Với 7 vệ tinh được bổ sung, hệ thống có thể tự hoạt động mà không cần vệ tinh GPS của Mỹ. Tuy nhiên, độ chính xác có thể sẽ kém hơn do tín hiệu không đến được với người dùng ở vùng núi hoặc gần các tòa nhà chọc trời.
Giáo sư Kazuto Suzuki tại Đại học Tokyo, thành viên của Ủy ban trên cho biết: “Với 11 vệ tinh, hệ thống vệ tinh Michibiki sẽ phủ sóng gần như toàn bộ Nhật Bản".
Việc thông tin vị trí chính xác đang là nhu cầu rất được quan tâm ở quốc gia Đông Bắc Á này như hoạt động của ô tô, máy bay giao hàng không người lái. Tokyo hiện đang có kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng hệ thống vệ tinh Michibiki ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, việc nâng cấp hệ thống Michibiki nhìn từ góc độ an ninh quốc gia cũng rất quan trọng. Nếu Nhật Bản không thể sử dụng hệ thống GPS của Mỹ vì bất cứ lý do gì, họ vẫn có thể thu thập thông tin chính xác trong các thảm họa thiên nhiên hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
Hệ thống GPS của Mỹ và hệ thống vệ tinh dẫn đường BeiDou của Trung Quốc bao gồm hàng chục vệ tinh và hoạt động rộng khắp trên toàn thế giới.
| Tổng thống Lukashenko: Belarus có vệ tinh 'soi' được vật thể 35cm từ độ cao 500-600km Ngày 4/11, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, nước này và Nga có kế hoạch thiết lập một cụm vệ tinh chung và một ... |
| Sắp có cuộc gặp cấp cao Mỹ-Hàn-Nhật bàn về tình hình bán đảo Triều Tiên Nhân chuyến công du châu Á dự cuộc họp cấp cao với ASEAN và G20, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc gặp với ... |
| Hàn Quốc tham vọng trở thành cường quốc kinh tế vũ trụ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ công bố lộ trình của nền kinh tế vũ trụ tương lai vào ngày 28/11, bao gồm ... |
| Tỷ phú Elon Musk cho phóng vệ tinh phục vụ mạng Starlink, Ukraine sắp có Internet để dùng? Ngày 17/12, Công ty SpaceX của tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã phóng tên lửa Falcon 9 với một cụm 54 vệ tinh phục ... |
| Cuộc đua không gian: Triều Tiên xác định tầm quan trọng, Nga 'chơi lớn' cùng Trung Quốc trên Mặt trăng Phát triển không gian tiếp tục được nhiều quốc gia trên thế giới xác định là có tầm quan trọng và tính toán các kế ... |