Gian nan thử sức tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak

Minh Quân
Chính quyền tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ phải đưa nước Anh vượt qua thách thức chính trị, kinh tế và an ninh chưa từng có trong bốn thập kỷ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(10.25) Tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak. (Nguồn: Getty Images)

Ông Rishi Sunak trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Anh ngày 25/10. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 24/10, viết trên Twitter cá nhân, cựu Thủ tướng Anh David Cameron hồi tưởng: “Cách đây một thập kỷ, tôi từng dự đoán rằng đảng Bảo thủ sẽ chọn ra một thủ tướng gốc Ấn Độ đầu tiên cho nước Anh”. Ngày 25/10, kịch bản đó đã thành hiện thực: Cựu Bộ trưởng Tài chính gốc Ấn Độ Rishi Sunak đã được Vua Charles III đề nghị thành lập chính phủ và qua đó, trở thành Thủ tướng Anh.

Tuy nhiên, đó không chỉ là điểm đặc biệt duy nhất của chính trị gia 42 tuổi này. Ông cũng là Thủ tướng Anh trẻ nhất trong 200 năm qua và Thủ tướng đầu tiên theo theo đạo Hindu. Đồng thời, ông Rishi Sunak là chính trị gia cấp cao hiếm hoi của xứ sở sương mù trong danh sách 100 người giàu nhất: Cùng với phu nhân Akshata Murthy, tổng tài sản của gia đình ông lên tới 837 triệu USD.

Sự đặc biệt ấy càng nổi bật hơn trong bối cảnh nước Anh đang đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có trong hàng thập kỷ qua.

Khó chồng khó

Tháng Chín vừa qua, biểu tượng của nước Anh hậu Thế chiến II, điểm tựa tinh thần của người dân xứ sở sương mù, Nữ hoàng Elizabeth II, đã băng hà sau 70 năm trị vì. Chỉ trong chưa đầy hai tháng, nước Anh đã thay ba Thủ tướng. Trong số đó, người tiền nhiệm của ông Rishi Sunak, bà Liz Truss trở thành Thủ tướng Anh có thời gian tại vị ngắn nhất trong lịch sử Anh với vỏn vẹn 45 ngày.

Nội bộ đảng Bảo thủ cũng chia rẽ đáng kể sau cuộc chạy đua giữa bà Liz Truss và ông Rishi Sunak chưa đầy 2 tháng trước. Đáng ngại hơn, uy tín của đảng này trong mắt cử tri đã giảm sút nghiêm trọng: Thống kê mới nhất của Politico (Bỉ), Statista (Đức) cho thấy đảng Bảo thủ chỉ giành được 22% số phiếu ủng hộ nếu tổng tuyển cử diễn ra so với 52% của Công đảng. Khảo sát của YouGov (Anh) tính đến ngày 21/10 thậm chí cho thấy chênh lệch còn lớn hơn, với tỷ lệ cử tri ủng hộ đảng Bảo thủ và Công đảng lần lượt là 19% và 56%.

Tỷ lệ ủng hộ thấp đáng báo động dành cho đảng Bảo thủ có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ rắc rối chính trị liên quan đến vụ “Partygate” của ông Boris Johnson, sai quy trình bổ nhiệm Phó lãnh đạo văn phòng kỷ luật đảng Bảo thủ Chris Pincher hay câu chuyện bà Liz Truss buộc phải sa thải Bộ trưởng Tài chính Kwarsi Kwarteng sau hơn 1 tháng bổ nhiệm, trước khi chính mình từ chức vài ngày sau đó.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa và rõ nét hơn cả chắc chắn có liên quan tới kinh tế: Trước tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 và hệ lụy từ xung đột Nga-Ukraine, nước Anh đang trải qua khủng hoảng chưa từng có trong nhiều thập kỷ.

Trước tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 và hệ lụy từ xung đột Nga-Ukraine, nước Anh đang trải qua khủng hoảng chưa từng có trong nhiều thập kỷ.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế của Anh chỉ tăng trưởng 1% năm nay và 0,2% năm tới, thấp hơn nhiều lần so với mức 6,6% năm 2021. Hiện GDP của Anh còn kém 0,2% so với quý cuối năm 2019, thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19. Lạm phát tại Anh đã chạm mức 10,1%, cao nhất trong bốn thập kỷ. Niềm tin tiêu dùng ở mức gần thấp nhất lịch sử, với doanh số bán lẻ tháng 9 giảm 1,4%, tệ hơn dự kiến. Tháng qua, London đã vay ròng 20 tỷ bảng, cao hơn tới 1/4 so với kế hoạch ban đầu.

Giá xăng dầu đã dần tăng trở lại sau động thái giảm sản lượng của tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng cao. Không loại trừ khả năng trong thời gian tới, nước Anh sẽ chứng kiến các vụ đình công tương tự như ở châu Âu, thậm chí là cắt điện khi Nga tiếp tục giảm bán khí đốt.

Ông Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence (Mỹ) đã nhận định: “Bất ổn chính trị và kinh tế đã khiến hoạt động kinh doanh (tại Anh) giảm với tốc độ chưa từng thấy kể từ khủng hoảng tài chính năm 2009”.

Môi trường an ninh - đối ngoại của Anh cũng gặp phải nhiều thách thức lớn. Xung đột Nga-Ukraine diễn biến phức tạp và chưa thấy hồi kết, trong khi các nỗ lực viện trợ tài chính - quân sự của Anh có thể bị giới hạn nếu nền kinh tế của London tiếp tục gặp khó khăn. Trong khi đó, ông Sunak cần tiếp nối di sản tích cực dưới thời bà Liz Truss trong cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy tiến trình đàm phán Nghị định thư về Bắc Ireland giai đoạn hậu Brexit.

Quản lý tốt quan hệ với Trung Quốc, thúc đẩy chiến lược “nước Anh toàn cầu”, xoay trục sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua củng cố quan hệ song phương, thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay hiện diện quân sự với các hoạt động tự do hàng hải và thỏa thuận an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) cũng là những nhiệm vụ không dễ dàng với chính quyền của tân Thủ tướng Rishi Sunak.

(01.03) Quan hệ Anh-Ấn Độ đã phát triển mạnh thời gian qua - Thủ tướng Anh Boris Johnson và người đồng cấp Ấn Dộ Narendra Modi bên lề Thượng đỉnh COP26. (Nguồn: Reuters)
Quản lý quan hệ với Trung Quốc, thúc đẩy xoay trục sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chiến lược “nước Anh toàn cầu” hậu Brexit sẽ là nhiệm vụ đối ngoại quan trọng của chính quyền ông Rishi Sunak - Ảnh: Thủ tướng Anh Boris Johnson và người đồng cấp Ấn Dộ Narendra Modi bên lề Thượng đỉnh COP26, tháng 11/2021. (Nguồn: Reuters)

Các thách thức nêu trên đều đã được giới chuyên gia, truyền thông Anh và quốc tế đề cập những ngày qua. Nhiều người cũng chỉ ra rằng ông Rishi Sunak không có bề dày kinh nghiệm chính trị khi mới bước vào chính trường 7 năm về trước; vì thế, vị trí Thủ tướng Anh là quá sức đối với chính trị gia gốc Ấn 42 tuổi này.

Lửa thử vàng

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không có nhiều chính trị gia có thể hoàn toàn tự tin rằng sẽ lãnh đạo tốt đất nước khi bản thân họ chưa từng ngồi vào vị trí lãnh đạo.

Quan trọng hơn, nhìn vào lịch sử, hầu hết các Thủ tướng được coi là “xuất sắc” của nước Anh đều xuất hiện vào thời khắc khó khăn nhất. Ông Winston Churchill lãnh đạo xứ sở sương mù khi London đứng trước nguy cơ thất bại trong Thế chiến II trước chiến dịch tấn công của Phát xít Đức. Ông Clement Attlee tiếp quản một nước Anh thời hậu chiến bị tàn phá và bên bờ vực phá sản, thiếu thốn nguồn lực về y tế, lương thực, nhà ở cùng ngân sách. Bất chấp các tranh cãi, bà Margaret Thatcher đã trở thành nữ Thủ tướng Anh đầu tiên và có thời gian tại vị lâu nhất thế kỷ XX sau khi triển khai nhiều chính sách đảo ngược lạm phát cao kỷ lục, đưa Anh vượt lên hầu hết các nền kinh tế tại châu Âu vào những năm 80 của thế kỷ trước.

Hơn 30 năm sau, nước Anh một lần nữa đối mặt những thách thức nghiêm trọng. Giống như bà Margaret Thatcher, ông Rishi Sunak cũng là chính trị gia với nhiều điểm đặc biệt. Song liệu điều đó có giúp tân Thủ tướng Anh đưa xứ sở sương mù vượt qua khó khăn thêm một lần nữa? Vẫn còn quá sớm để khẳng định.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng chính phủ mới sẽ cần hành động sớm và quyết liệt hơn, với tinh thần trong bài phát biểu đã đi vào lịch sử của ông Winston Churchill trước Nghị viện Anh năm 1940, song trước “đối thủ” mới là bất ổn chính trị, khó khăn kinh tế và môi trường an ninh biến động: “Chúng ta sẽ chiến đấu trên bờ biển, chúng ta sẽ chiến đấu trên mặt đất; chúng ta sẽ chiến đấu giữa những cánh đồng, trên các con phố hay nơi ngọn đồi xa; chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng!”

Tân thủ tướng Anh Sunak bổ nhiệm lại nhiều bộ trưởng dưới thời bà Liz Truss

Tân thủ tướng Anh Sunak bổ nhiệm lại nhiều bộ trưởng dưới thời bà Liz Truss

Ngay sau khi nhậm chức ngày 25/10, tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã bổ nhiệm lại nhiều quan chức bị sa thải hoặc từ ...

Tiểu sử tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak

Tiểu sử tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak

Ngày 25/10, ông Rishi Sunak đã chính thức trở thành Thủ tướng Anh sau khi được Vua Charles III bổ nhiệm trong buổi lễ tại ...

Anh nêu thời điểm ông Rishi Sunak nhậm chức Thủ tướng, Tổng thống Mỹ gọi ‘cột mốc mang tính đột phá’

Anh nêu thời điểm ông Rishi Sunak nhậm chức Thủ tướng, Tổng thống Mỹ gọi ‘cột mốc mang tính đột phá’

Ngày 24/10, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, ông Rishi Sunak sẽ chính thức trở thành Thủ tướng Anh sau 2 ngày nữa.

Nước Anh cập nhật hình ảnh Vua Charles III trên đồng Bảng và tưởng nhớ cố Nữ hoàng Elizabeth bằng hình thức mới

Nước Anh cập nhật hình ảnh Vua Charles III trên đồng Bảng và tưởng nhớ cố Nữ hoàng Elizabeth bằng hình thức mới

Tiền giấy, tiền xu của Anh sẽ có hình Vua Charles III, biểu tượng của Nhà vua chính thức ra mắt và bộ sưu tập ...

Những quân vương trị vì lâu nhất thế giới

Những quân vương trị vì lâu nhất thế giới

Trị vì trong hơn 70 năm - lâu nhất lịch sử Vương quốc Anh, Nữ hoàng Elizabeth II vẫn không phải là vị quân vương ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động