Giáo dục: Mảnh ghép còn thiếu trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngọc Anh
Việc sử dụng quỹ khí hậu để hỗ trợ giáo dục ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng là hành động thiết yếu hướng tới khả năng chống chịu với khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục - Một trụ cột thiếu sót trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Bà Yasmine Sherif, Giám đốc ECW đã có bài viết về vai trò của giáo dục trong ứng phó với biến đổi khí hậu trên Modern Diplomacy. (Ảnh chụp màn hình)

Đó là nhận định của bà Yasmine Sherif, Giám đốc điều hành Education Cannot Wait (ECW) - Quỹ toàn cầu của Liên hợp quốc dành cho giáo dục trong các tình huống khẩn cấp và khủng hoảng kéo dài. Bà Yasmine Sherif đã nhấn mạnh điều này trong bài viết "Education - A Missing Pillar of the Climate Response" đăng tải trên Modern Diplomacy ngày 9/5.

Giáo dục trong vòng xoáy khủng hoảng

Theo bà Sherif, giáo dục trên toàn cầu đang phải đối mặt với khủng hoảng. Và biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Năm 2024, khoảng 242 triệu học sinh trên thế giới đã trải qua gián đoạn học tập do các sự kiện khí hậu. Ngành giáo dục chịu thiệt hại tài chính lên đến 4 tỷ USD mỗi năm chỉ riêng do bão lốc.

Sức mạnh, tần suất và tác động của các mối nguy khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở những khu vực chịu ảnh hưởng của xung đột vũ trang, di cư cưỡng bức và khủng hoảng kéo dài.

Khi thảm họa xảy ra, giáo dục là một trong những lĩnh vực đầu tiên bị ảnh hưởng, dẫn đến cả thiệt hại kinh tế và phi kinh tế: Cơ sở hạ tầng bị phá hủy, ảnh hưởng tới thời gian học, năng lực tiếp thu suy giảm, tâm lý học sinh bị tổn thương và có nguy cơ bỏ học lâu dài.

Theo ECW, hiện có tới 234 triệu trẻ em sống trong khủng hoảng cần được hỗ trợ khẩn cấp để tiếp cận giáo dục chất lượng. Trong số đó, hơn 85 triệu em hoàn toàn không được đến trường.

Nhìn vào trận lũ lụt năm 2022 ở Pakistan, làm hư hại hoặc phá hủy gần 30.000 trường học, khiến việc học của hơn 3,5 triệu trẻ em bị gián đoạn và cần tới hàng tỷ USD để tái thiết sau thảm họa. Có thể nói, giáo dục phải là trụ cột trung tâm trong các nỗ lực tái thiết. Đây là một khoản đầu tư nhân đạo cấp bách, đồng thời là khoản đầu tư cho khả năng chống chịu khí hậu lâu dài và phát triển bền vững.

Vào năm 2024, nhiều khu vực ở Sahel, Đông Phi và Trung Á phải hứng chịu các trận lũ lụt lớn, trong khi hạn hán nghiêm trọng hoành hành ở Tây Bắc và Nam Phi cũng như một số khu vực ở châu Mỹ. Theo Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), tình trạng này đã làm gia tăng mất an ninh lương thực và gây ra mức độ di cư kỷ lục trên toàn cầu.

Khi các cuộc khủng hoảng đan xen, thế giới chứng kiến thêm bất ổn, xung đột, người dân buộc phải di dời và ngày càng nhiều trẻ em không được đến trường.

Giáo dục - Một trụ cột thiếu sót trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Vào năm 2024, khoảng 242 triệu học sinh đã trải qua gián đoạn học tập do các sự kiện khí hậu. (Nguồn: ECW)

Hành động về giáo dục là điều thiết yếu

Theo bà Yasmine Sherif, giáo dục có thể đóng vai trò xúc tác trong các khoản đầu tư giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc định hình tư duy, hành vi, kỹ năng và đổi mới.

Những người có trình độ học vấn cao thường có khả năng chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với thảm họa, chịu ít tác động tiêu cực hơn và phục hồi nhanh hơn. Đặc biệt, giáo dục ở phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực thích ứng cho cả gia đình và cộng đồng, giúp trẻ em trở nên vững vàng hơn trước biến đổi khí hậu.

Tin liên quan
Biến đổi khí hậu và câu chuyện ứng phó từ Việt Nam Biến đổi khí hậu và câu chuyện ứng phó từ Việt Nam

Tầm quan trọng của việc giải quyết tác động của biến đổi khí hậu lên giáo dục cũng như tận dụng giáo dục để hành động vì khí hậu đã được công nhận trong Tuyên bố về chương trình chung cho giáo dục và biến đổi khí hậu tại COP28 ở Dubai, đến nay đã được 91 quốc gia phê chuẩn.

Tuy nhiên, tài chính khí hậu dành cho giáo dục vẫn ở mức rất thấp - chỉ chiếm 1,5% vào năm 2021. Từ năm 2006-2023, chỉ 2,4% tài chính khí hậu được phân bổ cho các hoạt động liên quan đến trẻ em.

Hiện nay, Quỹ ứng phó với tổn thất và thiệt hại (FRLD) đang được thành lập và vận hành. Giám đốc điều hành ECW nhận định, đây là cơ hội mang tính bước ngoặt để đưa giáo dục, đặc biệt tại các quốc gia dễ bị tổn thương bởi khí hậu và chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng, trở thành trung tâm của hành động khí hậu, thông qua việc ghi nhận và giải quyết các tổn thất kinh tế và phi kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra.

Đề xuất hướng đi

Gần đây, Trung tâm toàn cầu Geneva về giáo dục trong tình huống khẩn cấp (EiE Hub) cùng các thành viên đã gửi một thông điệp quan trọng đến Giám đốc điều hành và thành viên Hội đồng quản trị của FRLD. Thông điệp nhấn mạnh sự dễ tổn thương của giáo dục trước biến đổi khí hậu và vai trò thiết yếu trong việc ứng phó khẩn cấp với khí hậu, đồng thời kêu gọi FRLD ưu tiên giáo dục trong phân bổ ngân sách.

Các khuyến nghị bao gồm: Xác lập giáo dục là một lĩnh vực ưu tiên cốt lõi trong khung đầu tư của FRLD; xây dựng các chỉ số riêng cho trẻ em để giám sát và đánh giá, đảm bảo có sẵn các công cụ và cơ chế để triển khai nhanh chóng các khoản đầu tư này.

Bà Yasmine Sherif chỉ rõ, với trẻ em và thanh thiếu niên, việc duy trì giáo dục an toàn, bao trùm và liên tục là thành tố thiết yếu trong các nỗ lực nhân đạo và tăng cường khả năng chống chịu - dù trong khủng hoảng đột ngột hay diễn tiến chậm.

Khả năng phục hồi lâu dài của hệ thống giáo dục, cùng với tính kịp thời và phù hợp của các can thiệp, sẽ quyết định thành công trong phục hồi sau thảm họa.

Giáo dục: Mảnh ghép còn thiếu trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Đầu tư cho giáo dục hôm nay là khoản đầu tư vào tiềm năng to lớn của nhân loại. (Nguồn: Getty)

Hơn nữa, trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt tại các quốc gia đang chịu khủng hoảng và dễ tổn thương bởi biến đổi khí hậu, cần được tham gia một cách thực chất vào quá trình xây dựng chính sách và cơ chế hoạt động của Quỹ FRLD thông qua những diễn đàn tham vấn và cơ chế phù hợp khác.

Bên cạnh đó, bà Sherif cho rằng, khi các nước cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) hướng tới COP30 tại Brazil, điều cốt lõi là giáo dục phải được phản ánh phù hợp trong các ưu tiên quốc gia để có thể tiếp cận tài chính khí hậu.

Đồng thời, ECW và các đối tác cũng cần được tạo điều kiện để cung cấp dịch vụ giáo dục thiết yếu cho trẻ em và thanh thiếu niên đang bị ảnh hưởng bởi những cuộc khủng hoảng đan xen giữa khí hậu, xung đột và di cư.

Giám đốc điều hành ECW nhấn mạnh, đầu tư cho giáo dục hôm nay chính là đầu tư cho một tương lai phát thải thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Đó là khoản đầu tư vào tiềm năng to lớn của nhân loại.

Có thể nói, những phân tích và kêu gọi của bà Yasmine Sherif đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về một trụ cột còn bị bỏ ngỏ trong ứng phó với biến đổi khí hậu: Giáo dục. Trong bối cảnh thế giới đối mặt với những thách thức chồng chéo giữa khí hậu, xung đột và khủng hoảng nhân đạo, việc đưa giáo dục vào trung tâm của các chính sách và tài chính khí hậu không chỉ là điều cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự phục hồi bền vững, công bằng và nhân văn.

Hành động ngay hôm nay để đảm bảo quyền được học tập an toàn, liên tục cho hàng triệu trẻ em đang sống trong khủng hoảng, cũng chính là hành động thiết thực để kiến tạo một thế hệ tương lai vững vàng trước biến động khí hậu toàn cầu.

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng ...

Việt Nam cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, ứng phó với biến đổi khí hậu

Việt Nam cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, ứng phó với biến đổi khí hậu

Đại sứ Mai Phan Dũng nhấn mạnh cam kết của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, ứng phó với biến ...

Chiến lược và chính sách năng lượng để giảm thiểu biến đổi khí hậu ở khu vực đô thị

Chiến lược và chính sách năng lượng để giảm thiểu biến đổi khí hậu ở khu vực đô thị

Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu đặt ra những yêu cầu ...

Giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và bảo vệ trẻ em

Giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và bảo vệ trẻ em

Vừa qua, Đại sứ quán Nhật Bản, IOM và UNICEF tại Việt Nam đã đến thăm vùng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại tỉnh ...

(theo Modern Diplomacy)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Audi mới nhất tháng 6/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Audi mới nhất tháng 6/2025

Bảng giá xe hãng Audi của các dòng xe Q2 2021, Q3 2021, A6 2022, A6 2025, Q3 2024, Q8 e-tron 2024, Q8 2024, A4 2024, Q7 2024, Q5 2021, ...
Bài tarot hôm nay 17/6: Mối quan hệ tiếp theo của bạn sẽ như thế nào?

Bài tarot hôm nay 17/6: Mối quan hệ tiếp theo của bạn sẽ như thế nào?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây, bạn sẽ biết được thông điệp về mối quan hệ tiếp theo của bạn sẽ như thế nào?
Cập nhật bảng giá xe Honda Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 6/2025

Cập nhật bảng giá xe Honda Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 6/2025

Bảng giá xe Honda Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 6/2025 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Gỡ bỏ ngay 20 ứng dụng độc hại này khỏi smartphone của bạn

Gỡ bỏ ngay 20 ứng dụng độc hại này khỏi smartphone của bạn

Người dùng Android cần gỡ bỏ ngay 20 ứng dụng độc hại này khỏi smartphone ngay nếu không muốn bị kẻ xấu đánh cắp toàn bộ tài sản của mình.
Cách tính phí bảo hiểm thân vỏ xe cũ mới nhất 2025

Cách tính phí bảo hiểm thân vỏ xe cũ mới nhất 2025

Cách tính phí bảo hiểm thân vỏ xe cũ như thế nào, mời độc giả tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Trường hợp tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 1/7/2025

Trường hợp tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 1/7/2025

Luật Bảo hiểm y tế mới đã quy định một số trường hợp phải tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ 1/7/2025.
Trường hợp tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 1/7/2025

Trường hợp tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 1/7/2025

Luật Bảo hiểm y tế mới đã quy định một số trường hợp phải tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ 1/7/2025.
Trồng 2.025 cây mắm trắng tại Sóc Trăng, phát triển rừng ngập mặn giúp bảo vệ tương lai bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Trồng 2.025 cây mắm trắng tại Sóc Trăng, phát triển rừng ngập mặn giúp bảo vệ tương lai bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 14/6, 2.025 cây mắm trắng đã được trồng mới tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trong khuôn khổ chương trình 'Vì một Việt Nam xanh'.
Nghe nghề xưa kể chuyện

Nghe nghề xưa kể chuyện

Những nghệ nhân trẻ của làng đúc đồng Ngũ Xã đang kể lại câu chuyện về sự hồi sinh của một tinh thần dân tộc.
Chấn động công nghệ AI tái tạo giọng nói cho người câm

Chấn động công nghệ AI tái tạo giọng nói cho người câm

Các nhà khoa học đã phát triển được giao diện não-máy tính mới biến suy nghĩ thành tiếng hát và lời nói biểu cảm theo thời gian thực.
Đưa hình ảnh đất và người Bắc Ninh đến với độc giả trong và ngoài nước

Đưa hình ảnh đất và người Bắc Ninh đến với độc giả trong và ngoài nước

Ngày 13/6, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Kỳ vọng giảm thừa cân béo phì và câu chuyện áp thuế mặt hàng nước giải khát có đường, liệu đã 'đúng và trúng'?

Kỳ vọng giảm thừa cân béo phì và câu chuyện áp thuế mặt hàng nước giải khát có đường, liệu đã 'đúng và trúng'?

Chính phủ dự kiến áp dụng mức thuế 8% từ năm 2027 và 10% từ năm 2028 với nước giải khát có đường, song vẫn còn những ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề ...
‘Vũ khí sinh học’ khắc chế siêu vi khuẩn kháng thuốc

‘Vũ khí sinh học’ khắc chế siêu vi khuẩn kháng thuốc

Kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối de dọa nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe cộng đồng.
Những tác hại và lưu ý nếu ăn nhiều quả xoài

Những tác hại và lưu ý nếu ăn nhiều quả xoài

Xoài được coi là 'vua của các loại trái cây' nhờ vị ngọt thơm, giá trị dinh dưỡng dồi dào nhưng nếu ăn quá nhiều, tiềm ẩn một số tác dụng phụ.
Tác dụng thần kỳ của quả bơ với sức khỏe gan

Tác dụng thần kỳ của quả bơ với sức khỏe gan

Bơ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng tích cực với sức khỏe gan, đặc biệt trong việc hỗ trợ giảm men gan và giảm mỡ gan.
Ba lời khuyên tránh da nổi mụn do thói quen nấu ăn

Ba lời khuyên tránh da nổi mụn do thói quen nấu ăn

Thói quen nấu ăn như không bật máy hút mùi, để tóc xõa khi chiên rán có thể là thủ phạm khiến bạn nổi mụn dai dẳng, bất chấp skincare kỹ lưỡng.
Bốn đồ uống mùa Hè ít calo, giàu chất chống oxy hóa, có thể tiêu mỡ, giảm cân

Bốn đồ uống mùa Hè ít calo, giàu chất chống oxy hóa, có thể tiêu mỡ, giảm cân

Nước chanh, kombucha, trà đá, đều là những thức uống giải khát có hương vị thơm ngon, giúp oxy hóa chất béo, có lợi cho việc giảm mỡ, giảm cân.
Chạy bộ giúp kích hoạt gene chống Alzheimer

Chạy bộ giúp kích hoạt gene chống Alzheimer

Vận động thể chất tác động trực tiếp đến các tế bào não, kích hoạt gen có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Phiên bản di động