Giáo hoàng Francis công du châu Á: Bước đi thúc đẩy hòa hợp liên tôn giáo

Ngọc Anh
Ngày 3/9, Giáo hoàng Francis cùng đoàn tùy tùng Tòa thánh Vatican đã đến Indonesia, bắt đầu chuyến công du khu vực kéo dài 12 ngày, với các điểm dừng chân tại Singapore, Papua New Guinea và Timor-Leste.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đây là chuyến công du lần thứ 45 cũng là chuyến đi nước ngoài dài nhất từ trước đến nay của Giáo hoàng Francis, bất chấp những lo ngại về tình trạng sức khỏe. Trong một bài viết trên mạng xã hội X trước thềm chuyến đi, người đứng đầu Tòa thánh Vatican cho biết: “Xin hãy cầu nguyện hành trình này gặt hái quả ngọt”.

Giáo hoàng Francis công du châu Á: Bước đi thúc đẩy hòa hợp liên tôn giáo
Giáo hoàng Francis tại sân bay quốc tế Jakarta, Indonesia ngày 3/9. (Nguồn: Vatican News)

Từ xây dựng cầu nối tôn giáo...

Đây là một trong những chuyến đi dài nhất mà bất cứ Giáo hoàng nào từng thực hiện cũng như đánh dấu hành trình xa nhất (32.814 km) của Giáo hoàng Francis kể từ khi được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo năm 2013. Chuyến công du, ban đầu được lên kế hoạch vào năm 2020 nhưng phải hoãn lại do đại dịch Covid-19, phản ánh sự thay đổi to lớn đang diễn ra bên trong Giáo hội Công giáo: xu hướng dịch chuyển tới châu Á.

Chuyến thăm mang tính bước ngoặt, cho phép Giáo hoàng lên tiếng về những vấn đề quan trọng trong nhiệm kỳ của mình, bao gồm đối thoại liên tôn giáo và bảo vệ môi trường.

Điểm đến đầu tiên trong hành trình là Indonesia, vốn là quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, với khoảng 87% dân số. Động thái này phản ánh những nỗ lực bền bỉ của Giáo hoàng nhằm tiếp cận với cộng đồng Công giáo ở những khu vực được xem là thiểu số và thúc đẩy sự hợp tác liên tôn giáo.

Tám triệu người Công giáo của Indonesia chỉ chiếm 3% dân số. Chuyến thăm của Giáo hoàng Francis cũng cho thấy cộng đồng này đang được công nhận và ghi dấu rõ nét trong những cống hiến cho đất nước.

Phát biểu sau cuộc gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 4/9, Giáo hoàng Francis khẳng định đối thoại liên tôn giáo là “không thể thiếu để đương đầu với những thách thức chung, bao gồm cả vấn đề chống chủ nghĩa cực đoan và không khoan dung”.

Giáo hoàng Francis công du châu Á: Bước đi thúc đẩy hòa hợp liên tôn giáo
Giáo hoàng Francis và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại thủ đô Jakarta ngày 4/9. (Nguồn: AP)

Hôm nay, 5/9, Giáo hoàng Francis dự kiến cử hành thánh lễ cho khoảng 70.000 người tại sân vận động, tham dự một cuộc họp với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác tại Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal. Nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Đông Nam Á này kết nối với nhà thờ Chính tòa Công giáo phía đối diện thông qua “đường hầm hữu nghị” như một biểu tượng của sự hòa hợp tôn giáo.

Người đứng đầu 1,3 tỷ tín đồ Công giáo trên thế giới sẽ tiến hành ký một tuyên bố liên tôn giáo với Đại Imam Nasaruddin Umar, người đứng đầu Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal. Ông Umar cho biết, hai nhà lãnh đạo tôn giáo sẽ cùng “thảo luận về những điểm chung giữa các cộng đồng tôn giáo cũng như nhấn mạnh điểm tương đồng giữa các tôn giáo, sắc tộc và tín ngưỡng”, đồng thời khẳng định việc Giáo hoàng lựa chọn Indonesia làm điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du này khiến cộng đồng Hồi giáo vô cùng tự hào.

Theo Linh mục Antonio Spadaro, người tháp tùng Giáo hoàng trong chuyến đi, “Giáo hoàng muốn gửi một tín hiệu đối thoại với Hồi giáo”.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn Timor-Leste, nơi có tỷ lệ dân số theo đạo Công giáo cao nhất chỉ sau Thành Vatican, với khoảng 97,5% giáo dân trong chuyến công du châu Á của người đứng đầu Tòa thánh Vatican làm nổi bật vai trò của quốc gia Đông Nam Á này như một biểu tượng của hòa hợp và chống chủ nghĩa cực đoan.

Linh mục Antonio Spadaro nhấn mạnh việc chính phủ Timor-Leste đã thông qua Tuyên bố Abu Dhabi, một biên bản liên tôn giáo mang tính lịch sử và cam kết hợp tác chống lại chủ nghĩa cực đoan, được ký kết giữa Đức Giáo hoàng Francis và Đại Imam Sheikh Ahmed al-Tayeb của Al-Azhar, như một phần của chính sách quốc gia, thể hiện cam kết trong việc thúc đẩy hòa bình và hợp tác tôn giáo.

Năm 2019, Giáo hoàng Francis trở thành Giáo hoàng đầu tiên thăm bán đảo Arab, cùng với Đại Imam Sheikh Ahmed al-Tayeb của al-Azhar ký kết Tuyên bố Abu Dhabi. Năm 2021, Giáo hoàng Francis gặp gỡ Đại giáo chủ Iraq Ali al-Sistani và tham dự cuộc họp mặt các nhà lãnh đạo tôn giáo, một minh chứng hiếm hoi về sự đoàn kết dân tộc trong bối cảnh đất nước Trung Đông vốn từ lâu đã có sự chia rẽ giữa các nhóm tôn giáo và sắc tộc.

…đến gắn kết toàn cầu

Tại Jakarta, Giáo hoàng Francis được kỳ vọng thúc đẩy hành động toàn cầu về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, đặc biệt khi chính quyền Indonesia từ lâu luôn chần chừ trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.

Trước chuyến đi, người đứng đầu Tòa thánh Vatican mô tả Trái đất như một hành tinh “ốm yếu” và kêu gọi tất cả mọi người chung tay bảo vệ môi trường.

Chuyên gia về ô nhiễm không khí Piotr Jakubowski đánh giá đây là chuyến thăm tuyệt vời bởi những thông điệp từ nhà lãnh đạo tôn giáo được kính ngưỡng bậc nhất thế giới đã tạo ra một diễn đàn có sức ảnh hưởng và thúc đẩy hành động từ các bên liên quan.

Ngày 6/9, Giáo hoàng Francis dự kiến tới Papua New Guinea, một quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, nơi gần như toàn bộ người dân là Cơ đốc nhân và khoảng 26% dân số là người Công giáo La Mã, đồng thời là một quốc gia ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Giáo hoàng Francis công du châu Á: Bước đi thúc đẩy hòa hợp liên tôn giáo
Papua New Guinea, quốc gia ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu là một điểm đến trong chuyến công du lần này của Giáo hoàng Francis. (Nguồn: Getty)

Trong thời gian tại vị của mình, Giáo hoàng Francis nhiều lần khẳng định việc bảo vệ hành tinh xanh là vấn đề vô cùng cấp bách, chuyến đi đến Thái Bình Dương dường như là cơ hội để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động mạnh mẽ hơn. Tại đây, Giáo hoàng sẽ gặp gỡ các giám mục và linh mục địa phương cũng như các nhà truyền giáo trước khi tiếp tục đến Timor-Leste.

Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du của Giáo hoàng Francis là Singapore, nơi chỉ có 19% dân số là Cơ đốc nhân, trong đó khoảng 1/3 là Công giáo. Theo bà Christina Kheng, nhà thần học Công giáo tại Viện Mục vụ Đông Á, việc chung sống hòa hợp giữa các tôn giáo với nhau và với cộng đồng rộng lớn luôn luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm tại đảo quốc sư tử, đặc biệt là cách người Công giáo tương tác và đối thoại trong cuộc sống hàng ngày với những người thuộc tôn giáo khác.

Ông Michael Chambon, chuyên gia về Công giáo châu Á tại Đại học Quốc gia Singapore khẳng định, chuyến thăm của Giáo hoàng được kỳ vọng giúp xây dựng mối quan hệ cũng như sự hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia này.

Bên cạnh đó, nỗ lực tái xây dựng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cũng là vấn đề được đặt ra trong chuyến thăm dài ngày này. Nhân chuyến thăm Mông Cổ năm 2023, Giáo hoàng Francis đã gửi lời chúc tốt đẹp đến người dân Trung Quốc và vào tháng 5/2024, Vatican thông báo về ý định đặt văn phòng thường trú tại Trung Quốc, nơi có hàng triệu người Công giáo.

Chuyến đi dày đặc lịch trình tại châu Á là một hành trình đầy tham vọng của Giáo hoàng Francis, vốn phải cắt bỏ nhiều lịch trình trong những năm gần đây do vấn đề sức khỏe. Giáo hoàng Francis từng mất một phần phổi vì nhiễm trùng khi còn trẻ, đặc biệt trải qua các ca phẫu thuật ruột trong những năm gần đây và gặp vấn đề về khả năng di chuyển. Trong năm nay, Giáo hoàng còn phải chịu đựng những đợt viêm phế quản và cúm. Mặc dù vậy, người đứng đầu Tòa thánh Vatican đã công bố về chuyến thăm tiếp theo tới Bỉ và Luxembourg vào cuối tháng này.

Tựu trung, chuyến công du dài ngày của Giáo hoàng Francis không đơn thuần là cuộc hành trình xuyên châu lục, mà còn là minh chứng mạnh mẽ cho tình đoàn kết và thấu hiểu lẫn nhau giữa các tôn giáo và cộng đồng khác nhau. Với các dự định sắp tới và sự hiện diện trong các hoạt động quốc tế, Giáo hoàng Francis tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của sự hoà hợp và chung tay hành động trong những vấn đề cấp bách, hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Lịch trình bận rộn của Đức Giáo hoàng Francis trong chuyến công du Indonesia

Lịch trình bận rộn của Đức Giáo hoàng Francis trong chuyến công du Indonesia

Đức Giáo hoàng Francis cùng đoàn tùy tùng Tòa thánh Vatican đã đến Jakarta, Indonesia ngày 3/9.

Giáo hoàng Francis bắt đầu công du châu Á-Thái Bình Dương, kêu gọi tăng cường đoàn kết tôn giáo

Giáo hoàng Francis bắt đầu công du châu Á-Thái Bình Dương, kêu gọi tăng cường đoàn kết tôn giáo

Giáo hoàng Francis cho rằng, những mối quan hệ giữa các tôn giáo phải được tăng cường để chống lại chủ nghĩa cực đoan và ...

Có gì đặc biệt trong chuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Mông Cổ?

Có gì đặc biệt trong chuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Mông Cổ?

Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến thăm Mông Cổ nhằm khuyến khích một trong những cộng đồng Công giáo nhỏ nhất và mới nhất trên ...

Giáo hoàng Francis kêu gọi 'những người anh em' Nga quay lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen

Giáo hoàng Francis kêu gọi 'những người anh em' Nga quay lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen

Giáo hoàng Francis bày tỏ: “Tôi kêu gọi những người anh em của tôi, các cơ quan chức năng ở Liên bang Nga, thiết lập ...

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giám đốc văn phòng báo chí Vatican, ông Matteo Bruni xác nhận Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 2 nguyên thủ đồng ý tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024

Thêm 2 nguyên thủ đồng ý tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024

Nguyên thủ các nước Bolivia và Brazil chấp nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 tại Kazan, Nga.
Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đối với ông Nguyễn Huy Dũng

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đối với ông Nguyễn Huy Dũng

Ngày 14/9, Thủ tướng đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Huy Dũng.
Israel liên tiếp không kích Gaza, Hamas nêu tổn thất; UAE nêu điều kiện hỗ trợ hậu chiến

Israel liên tiếp không kích Gaza, Hamas nêu tổn thất; UAE nêu điều kiện hỗ trợ hậu chiến

Lực lượng phòng vệ Israel cho biết, quân đội nước này đã tấn công 2 cơ sở của phong trào Hamas được cho là được sử dụng để sản xuất ...
Khắc phục thiệt hại của bão số 3, Bộ TT&TT lùi thời hạn tắt sóng 2G Only

Khắc phục thiệt hại của bão số 3, Bộ TT&TT lùi thời hạn tắt sóng 2G Only

Bộ TT&TT kéo dài thời hạn ngừng cung cấp dịch vụ 2G đến ngày 15/10 để nhà mạng khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và thông tin liên ...
Giá tiêu hôm nay 15/9/2024: Triển vọng thị trường tích cực, cơ hội cho ngành gia vị Việt Nam mở rộng thị phần toàn cầu

Giá tiêu hôm nay 15/9/2024: Triển vọng thị trường tích cực, cơ hội cho ngành gia vị Việt Nam mở rộng thị phần toàn cầu

Giá tiêu hôm nay 15/9/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 156.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 15/9/2024: Giá vàng vượt mọi đỉnh cao kỷ lục, niềm lạc quan ‘phơi phới’, mốc 3.000 USD/ounce không xa, vàng nhẫn theo chân tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 15/9/2024: Giá vàng vượt mọi đỉnh cao kỷ lục, niềm lạc quan ‘phơi phới’, mốc 3.000 USD/ounce không xa, vàng nhẫn theo chân tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 15/9/2024, giá vàng tăng mạnh, dự kiến đạt mốc kỷ lục không tưởng 3.000 USD?ounce. Giá vàng nhẫn trong nước theo đà đi lên.
Thêm 2 nguyên thủ đồng ý tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024

Thêm 2 nguyên thủ đồng ý tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024

Nguyên thủ các nước Bolivia và Brazil chấp nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 tại Kazan, Nga.
Israel liên tiếp không kích Gaza, Hamas nêu tổn thất; UAE nêu điều kiện hỗ trợ hậu chiến

Israel liên tiếp không kích Gaza, Hamas nêu tổn thất; UAE nêu điều kiện hỗ trợ hậu chiến

Lực lượng phòng vệ Israel cho biết, quân đội nước này đã tấn công 2 cơ sở của phong trào Hamas được cho là được sử dụng để sản xuất vũ khí.
Đề cập vũ khí hạt nhân, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói Moscow đang tỏ ra kiên nhẫn, nhưng sự kiên nhẫn đó ‘có thể cạn kiệt’

Đề cập vũ khí hạt nhân, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói Moscow đang tỏ ra kiên nhẫn, nhưng sự kiên nhẫn đó ‘có thể cạn kiệt’

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói lý do cho đến nay quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân hiện vẫn chưa được nước này đưa ra.
Nga chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ, cảnh báo biến Kiev thành 'điểm nóng chảy khổng lồ'

Nga chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ, cảnh báo biến Kiev thành 'điểm nóng chảy khổng lồ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 14/9 tuyên bố các lệnh trừng phạt mới của Mỹ chống lại truyền thông Nga là một 'tình huống bất thường'.
Mỹ trừng phạt 3 thực thể Nga, cùng Anh tái khẳng định lập trường kiên định ủng hộ Ukraine

Mỹ trừng phạt 3 thực thể Nga, cùng Anh tái khẳng định lập trường kiên định ủng hộ Ukraine

Ngày 13/9, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 3 thực thể của Nga với cáo buộc 'dính líu hành động gây bất ổn ở nước ngoài'.
Iran phóng vệ tinh thành công bằng tên lửa 'made in Tehran'

Iran phóng vệ tinh thành công bằng tên lửa 'made in Tehran'

Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA ngày 14/9 đưa tin, nước này đã phóng thành công một vệ tinh nghiên cứu vào quỹ đạo bằng một tên lửa tự chế tạo.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Mỗi năm thế giới chịu từ 40-50 cơn áp thấp nhiệt đới, phát triển mạnh thành bão. Lịch sử nhân loại ghi nhận nhiều siêu bão...
Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 11 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 12-14/9. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc gửi Thư chúc mừng Diễn đàn.
'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể...
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và những di sản nổi bật trong một thập kỷ cầm quyền

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và những di sản nổi bật trong một thập kỷ cầm quyền

10 năm cầm quyền của Tổng thống Indonesia Joko Widodo để lại nhiều dấu ấn với các chính sách thiết thực cho người dân và nâng cao vị thế quốc tế.
Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Một số xu hướng ở Đông Nam Á đang mang đến cái nhìn tích cực về chủ nghĩa đa phương.
Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Dân số của châu Phi không hẳn mang lại cơ hội kinh tế cho Australia nhưng yếu tố địa chính trị lại là một câu chuyện khác.
Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Nhà báo Pavel Vinodurov nêu bật quan điểm Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự.
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Phiên bản di động