Giao lưu các thế hệ nữ khoa học Việt Nam tại Pháp

Thu Hà- Nguyễn Tuyên
Ngày 12/3, tại thủ đô Paris đã diễn ra buổi tọa đàm chủ đề "Phụ nữ trong khoa học". Đây là sáng kiến của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp nhằm chào mừng Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Tháng Thanh niên Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giao lưu các thế hệ nữ khoa học Việt Nam tại Pháp
Toạn đàm với chủ đề 'Phụ nữ trong khoa học' tại Pháp ngày 12/3. (Nguồn: TTXVN)

Đồng thời, nhằm hưởng ứng sáng kiến Ngày quốc tế dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học của Đại hội đồng Liên hợp quốc (11/2) và năm tôn vinh ngành khoa học cơ bản do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phát động.

Buổi tọa đàm được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến đã thu hút sự quan tâm của đông đảo thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Pháp. Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Đại sứ - Trưởng đại diện phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân, và đại diện Văn phòng Khoa học và Công nghệ tại Pháp, đơn vị bảo trợ, đã tham dự buổi tọa đàm.

Buổi tọa đàm "Phụ nữ trong khoa học" không chỉ tôn vinh và ghi nhận đóng góp của những người phụ nữ Việt Nam trong công tác nghiên cứu khoa học tại Pháp, mà còn góp phần truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ, khuyến khích các bạn nữ đi theo con đường khoa học của các thế hệ đàn chị đi trước.

Các diễn giả tham dự gồm 5 người thuộc các thế hệ nữ khoa học Việt Nam tại Pháp, người cao tuổi nhất hơn 70 tuổi, người ít tuổi nhất chỉ hơn 20 tuổi. Các diễn giả đều là tiến sĩ, thuộc các ngành nghề khác nhau như sinh quyển không gian, y dược, kinh tế, hóa lý và môi trường.

Họ không chỉ có nhiều thành tích trong công tác chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp thiết thực cho mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp. Những câu chuyện của họ về niềm đam mê nghiên cứu khoa học, những nỗ lực phi thường để khắc phục khó khăn trong công việc và cuộc sống, vượt qua định kiến rào cản xã hội và công việc để đạt được thành công trong sự nghiệp đã là nguồn cảm hứng tạo nên sức hấp dẫn của buổi tọa đàm.

Tiến sĩ Lê Toàn Thủy dù ở tuổi "cổ lai hy" nhưng vẫn tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Là trưởng nhóm nghiên cứu sinh khối tại Trung tâm Nghiên cứu Sinh quyển từ Không gian CESBIO, người khởi xướng chương trình vệ tinh BIOMASS của châu Âu về đánh giá sinh khối rừng dự kiến sẽ được phóng lên năm 2023, bà cũng từng điều hành dự án Asia-RiCE về phát triển Dự đoán và Giám sát Cây lúa châu Á (Asia-RiCE) cho sáng kiến Giám sát Nông nghiệp toàn cầu.

Là nữ diễn giả cao tuổi nhất, bà Lê Toàn Thủy chia sẻ phụ nữ dấn thân vào khoa học là phải chấp nhận đối mặt nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là chính mình vì phụ nữ thường e dè, thiếu tự tin, không dám đi theo con đường, hay chọn lựa nghề mình thích. Thứ hai là thành kiến của gia đình và xã hội không chấp nhận phụ nữ đam mê khoa học. Thứ ba là phải cạnh tranh với nam giới, cả trong vị trí xã hội lẫn nghiên cứu khoa học, nên lúc nào phụ nữ cũng phải làm việc nhiều hơn, mạnh dạn hơn, tập trung hơn và mất nhiều thời gian hơn.

Tuy nhiên, bà cũng kêu gọi các bạn gái trẻ làm khoa học không nên từ bỏ đam mê. Bà động viên: "Nếu thích khoa học thì đừng nghĩ là mình là nam hay nữ, vì khó khăn có nhiều, nhưng phần lớn là do định kiến của mình, cần phải vượt qua cái đó trước".

Về phía bạn trẻ Đinh Thị Lan Anh, nghiên cứu sinh năm thứ 3 tại Đài thiên văn Paris, cô cho rằng thành công của các nữ khoa học tiền bối sẽ là tấm gương sáng, là động lực giúp các bạn trẻ phấn đấu vươn lên trong lĩnh vực của mình.

Lan Anh chia sẻ: "Hiện nay, số bạn nữ làm khoa học chưa được nhiều, nên em mong muốn số lượng nữ này ngày càng phát triển hơn nữa. Không có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới nên em hy vọng sẽ có ngày càng nhiều bạn nữ có thể dấn thân vào con đường khoa học này. Với các nhà lãnh đạo thì em mong nhận được sự cổ vũ động viên và tạo điều kiện nhiều hơn cho các nữ khoa học".

Tham dự sự kiện, nam sinh viên Nguyễn Xuân Minh Vương, chuyên ngành trí tuệ nhân tạo Toulouse, đánh giá cao chủ đề buổi tọa đàm. Theo Minh Vương, "ai cũng có điểm mạnh điểm yếu, nhưng phụ nữ đáng được tôn trọng trong xã hội. Sự đóng góp của họ trong khoa học rất lớn nên việc chúng ta tôn vinh là một việc làm hết sức có ý nghĩa".

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng là các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện nay, số lượng phụ nữ tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ngày một tăng lên. Nhiều nghiên cứu của họ đã mang lại các giá trị tốt đẹp và đóng góp rất lớn làm thay đổi thế giới và cuộc sống chúng ta.

Tổ chức thành công Kỳ họp thường niên Đối thoại cấp cao kinh tế Việt Nam-Pháp lần thứ 7

Tổ chức thành công Kỳ họp thường niên Đối thoại cấp cao kinh tế Việt Nam-Pháp lần thứ 7

Ngày 20/1, Kỳ họp thường niên Đối thoại cấp cao (ĐTCC) kinh tế Việt Nam-Pháp lần thứ 7 đã được tổ chức theo hình thức ...

Vải đóng hộp Việt Nam lần đầu lên kệ chuỗi siêu thị Pháp

Vải đóng hộp Việt Nam lần đầu lên kệ chuỗi siêu thị Pháp

Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, hơn 20 tấn vải đóng hộp của Việt Nam lần đầu tiên lên kệ hệ thống siêu ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Chương trình 'Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử' nhằm góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ đối với đất nước.
Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Thông tin về việc diễn viên Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim và kết đôi với nam diễn viên tài năng Goo Yoo đang khiến người hâm mộ ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động