Gieo chữ ở vùng biên xứ Lạng

ĐĂNG NINH
Nhìn học sinh mặc chưa đủ ấm đến lớp, tình cảm thương yêu của cô Hoàng Thị Chiến và Hoàng Thị Huệ - giáo viên trường Tiểu học Bắc Xa lại trỗi dậy, tiếp thêm động lực và sức mạnh, giúp hai cô miệt mài cống hiến cho công tác giảng dạy ở vùng biên xứ Lạng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Gieo chữ ở vùng biên xứ Lạng
Cô Hoàng Thị Chiến bên học trò. (Ảnh: NVCC)

Bắc Xa là xã biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Đình Lập, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 33km. Điểm xuyết trong vùng đất biên ải trùng điệp này là những thôn, bản của đồng bào các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ đã sinh sống từ bao đời nay.

Ký ức hơn 30 năm

Sinh ra ở Bản Hang, xã Kiên Mộc, huyện Đình Lập, cô Hoàng Thị Chiến theo học Trung cấp Sư phạm 12+2 ở thành phố Lạng Sơn, sau đó học liên thông lên Đại học. Ra trường, cô được nhận về công tác ở trường Tiểu học xã Kiên Mộc từ năm 1988, rồi chuyển đi mấy điểm trường, đều thuộc trường Tiểu học Bắc Xa.

Thời điểm mới ra trường cũng là ký ức đáng nhớ nhất của cô giáo Chiến. Cô kể: “Khi ấy, tôi về dạy học ở điểm trường Bản Mục, xã Kiên Mộc, huyện Đình Lập. Hàng ngày, từ nhà tôi phải đi bộ qua đường mòn trong rừng 8 km. Tuần nào cũng vậy, dạy xong chiều thứ Sáu, tôi lại khăn gói để sáng tinh mơ thứ Bảy về nhà nghỉ cuối tuần, sáng thứ Hai lại đến trường như hành trình đã định.

Có hôm trời mưa, nước lũ ở suối dâng cao, tôi vẫn liều mình lội qua khi nước đến ngang bụng. Một phần tôi biết bơi khá giỏi, nên không sợ nước. Ở trường, chỉ có mình tôi là cô giáo phụ trách khoảng gần 30 em học sinh ở các độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi, nhưng các em đều học lớp Một”.

Khi ấy, đời sống người dân còn vất vả, nên chưa quan tâm đến việc cho con cái đi học. Giáo viên muốn các con đi học, đều phải đến từng nhà vận động gia đình.

Năm thứ hai thì học sinh quen cô giáo, nhiều em đã biết đọc, biết viết, phụ huynh cũng vui hơn, tin tưởng cô giáo và chịu khó đưa con đến trường.

Đến trường không có đường đi, chỉ đi theo lối mòn dân sinh, nên không ít lần cô Chiến bị trượt ngã, quần áo lấm lem, có lúc cô chỉ biết tự cười một mình rồi động viên mình hướng về phía điểm trường.

Năm 2009, cô Chiến tập đi xe máy, rồi cô được giao nhiệm vụ chuyển đến điểm trường Bản Chạo để tiếp tục sự nghiệp “cắm bản”. Mỗi lần đi dạy, cô Chiến phải gửi xe máy bên bờ sông, rồi lội qua nhánh sông Kỳ Cùng.

Cô Chiến bảo: “Vào lúc trời mưa, nước lũ lên cao tôi phải nghỉ dạy. Nhìn dòng lũ cuồn cuộn không thể qua sông, tôi càng thương các em học sinh khi phải đợi mùa lũ đi qua, cô trò mới gặp nhau và tiếp tục sự nghiệp gieo chữ”.

Đến năm 2010, một lần nữa cô chuyển điểm trường đến Bản Táng, xã Kiên Mộc. Đường đi vẫn là lối mòn, dốc cao, khoảng cách chừng 7 km và phải leo lên đỉnh núi, xuống khe thì mới đến điểm trường. Năm 2019, do có con nhỏ, cô Chiến chuyển về trường Tiểu học Bắc Xa, dạy ở trường chính và không phải đi “cắm bản” nữa.

Hành trình “cắm bản” đầy ắp yêu thương

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, cô Hoàng Thị Huệ có hơn 25 năm “cắm bản” ở nhiều điểm trường khó khăn nhất tại các bản ở Bắc Xa.

Nhắc về những kỷ niệm “cắm bản” đầy ắp yêu thương của mình, cô cho biết: “Tôi nhớ nhất là lúc còn dạy ở điểm trường thuộc bản Khuổi Tà, sau đó vài năm lại chuyển sang điểm trường ở bản Háng…

Đều là những điểm đi lại vô cùng khó khăn, chỉ có đường mòn, không có đường cho xe máy, ô tô đi. Tôi còn nhớ ngày đó, đồn biên phòng Bắc Xa phải dùng ngựa thồ thực phẩm từ ngoài vào đồn. Còn tôi, mỗi lần đến lớp là một hành trình phải vượt qua bao đèo dốc, bao suối khe…”.

Khi ấy, cô Huệ chưa biết đi xe máy, nhà chỉ có chiếc xe đạp cũ bố mẹ mua cho để đi làm. Cứ chiều thứ Sáu, cô về nhà với bố mẹ nghỉ cuối tuần, rồi chuẩn bị thêm lương thực, quần áo để chiều Chủ nhật lại đạp xe gần trăm cây số đến điểm trường, kịp cho ngày đầu tuần dạy học.

Cô Huệ nhớ lại: “Tôi cứ đi lầm lũi trong rừng một mình, mệt thì dừng chân nghỉ. Hôm nào phải đem theo quần áo rét, đồ dùng thức ăn, sách vở cho học trò, không thể chở bằng xe đạp được, tôi phải gánh bằng quang gánh. Có hôm trời mưa, đường trơn, tôi cứ ngã dấp dúi, rồi lại bò dậy khi quần áo bê bết bùn đất, ướt nhẹp. Đến được điểm trường thì trời đã rất khuya...”.

Bây giờ nhiều thế hệ học sinh của cô Huệ đã ra trường, thành đạt. Ngay tại trường Tiểu học Bắc Xa, hiện có hai em học sinh thuộc thế hệ đầu tiên cô Huệ dạy tiểu học, giờ trở về trường đứng trên bục giảng cùng cô Huệ tiếp tục dẫn dắt các thế hệ học trò. Nhiều em đã tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược Hà Nội, hiện là bác sĩ công tác tại địa phương và Hà Nội.

Gieo chữ ở vùng biên xứ Lạng
Cô Hoàng Thị Huệ luôn tự hào là giáo viên ở vùng biên. (Ảnh: NVCC)

Khó khăn đến mấy cũng đến lớp

Gia đình cô Chiến vừa đông con, lại nghèo. Ông nội cô trước đây cũng làm nghề nhà giáo, nên luôn động viên cô đi học đến nơi đến chốn để theo nghề nhà giáo.

Có lần ông bảo cô: “Người làm thầy sẽ mang niềm tin, gieo con chữ đến bao thế hệ học trò, giúp bọn trẻ học làm người, sau này có ích cho xã hội. Niềm hạnh phúc của nghề sẽ theo người thầy suốt cuộc đời, cháu phải giữ nghề, khó không được nản”.

Nhớ lời ông nội, các điểm trường dù có xa xôi hay khó khăn đến đâu, mỗi ngày cô vẫn đến với học sinh. Đường khó vẫn đi, trời mưa, rét cô vẫn đến trường để gieo cái chữ cho từng lứa học trò.

Cô Chiến cho rằng, kinh nghiệm của nghề giáo được tích luỹ mỗi ngày bằng chính sự tìm tòi, học hỏi và vươn lên của bản thân người thầy. Cô chia sẻ: “Nghề nào cũng cần đam mê, tôi yêu nghề giáo, nên dù được phân công dạy môn nào, lớp nào, tôi luôn nỗ lực hết mình cập nhật kiến thức mới, làm sao để mỗi bài giảng của tôi đều mang màu sắc hấp dẫn đến các lứa tuổi học trò. Với các em học sinh tiểu học, bài giảng càng phải đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, thậm chí cô phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần để các em hiểu và nhớ bài”.

Hạnh phúc làm nghề của cô giáo Chiến cứ dày lên mỗi ngày trong hành trình gieo chữ ở vùng biên xứ Lạng. Nhìn lại nhiều thế hệ học trò đã trưởng thành từ những điểm trường, từ lớp học của mình, cô rất tự hào vì tiếp tục dạy các học sinh là con của học trò cũ. Cô cười: “Nhiều lúc, gia đình các em gặp cô với tình cảm gần gũi, thân thương khi cả bố mẹ và các con đều là học sinh của tôi, đều trân trọng chào “cô giáo của vợ chồng em, cô giáo của các con em”.

Với cô Hoàng Thị Huệ, niềm tự hào về nghề giáo ở vùng biên giới luôn là những kỷ niệm và những câu chuyện bất tận đầy cảm xúc.

Trong không khí cả nước hướng đến ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20/11, cô xúc động cho biết: “Những ngày này, chưa bao giờ chúng tôi được hoa của học trò, nhưng phần thưởng lớn nhất là lời chào, lời cảm ơn từ đáy lòng phụ huynh và học sinh nhiều thế hệ.

Hạnh phúc của thầy trò vùng cao chỉ đơn giản thế, nhưng lại ý nghĩa lớn lao vô cùng, nó cứ âm ỉ thắp sáng ước mơ cho chúng tôi mỗi ngày cùng nhau tiến về phía trước”.

An Giang: Tuyên truyền chủ quyền biên giới, biển đảo cho giáo viên và học sinh nơi biên giới

An Giang: Tuyên truyền chủ quyền biên giới, biển đảo cho giáo viên và học sinh nơi biên giới

Sáng 30/8, Đồn Biên phòng cửa khẩu Vĩnh Hội Đông (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) phối hợp với xã Đoàn Vĩnh Hội Đông, ...

Gieo mầm tiếng Việt ở Romania

Gieo mầm tiếng Việt ở Romania

Một cộng đồng với số lượng nhỏ chỉ khoảng 1.000 người nhưng bà con người Việt ở Romania luôn gắn bó và có ý thức ...

Nữ sĩ Bàng Ái Thơ: Gieo vần cung số cuộc đời

Nữ sĩ Bàng Ái Thơ: Gieo vần cung số cuộc đời

Gặp nữ sĩ Bàng Ái Thơ, thấy câu nói “văn là người”, tức đọc văn biết người, thật đúng. Ngoài đời, chị dịu dàng và ...

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là ...

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Người thầy hiện đại cần thay đổi để thích ứng

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Người thầy hiện đại cần thay đổi để thích ứng

Người thầy hiện đại là người thầy phù hợp với thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của kỷ nguyên số.

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động