Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Ngọc Anh
Chiều 31/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Giao lưu với người Chăm: Ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đây là dịp để công chúng và những người yêu thích văn hóa dân tộc tìm hiểu về đời sống, kiến trúc và nghệ thuật truyền thống của người Chăm, cũng như những nỗ lực bảo tồn di sản trong bối cảnh hiện đại.

Toạ đàm thu hút sự tham gia của đông đảo khách mời, bao gồm các nhà nghiên cứu, đại diện cộng đồng người Chăm, sinh viên và những người yêu mến văn hóa dân tộc.

Mở đầu chương trình, người tham dự có cơ hội chiêm ngưỡng nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm tại Ninh Thuận. Đây là một trong những nghề thủ công lâu đời, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2022.

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại
Nghệ nhân đã tái hiện toàn bộ quy trình làm gốm truyền thống của người Chăm. (Ảnh: Ngọc Anh)

Các nghệ nhân đã tái hiện toàn bộ quy trình làm gốm tinh xảo, mang đến cái nhìn trực quan và sống động về giá trị văn hóa mà nghề thủ công này chứa đựng trong suốt chiều dài lịch sử.

TS. Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng dân tộc học Việt Nam nhấn mạnh, việc bảo tồn di sản văn hóa không chỉ là lưu giữ những giá trị truyền thống mà còn là một quá trình sáng tạo, đòi hỏi sự đồng hành của các bên liên quan để dòng chảy văn hóa Việt Nam luôn trường tồn và không ngừng lan tỏa.

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại
TS. Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng dân tộc học Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Anh)

Với những kiến trúc truyền thống như nhà Chăm, việc tái tạo không gian văn hóa đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và đầu tư lớn về thời gian, nhân lực cũng như chi phí. Hơn hết, tìm kiếm nguyên vật liệu phù hợp như gỗ, đá, lá tranh... đã là một bài toán nan giải, chưa kể đến việc duy trì các giá trị chân thực của di sản trong bối cảnh hiện đại hóa và áp lực kinh tế thị trường.

Tin liên quan
Bức tranh văn hóa nhiều điểm sáng Bức tranh văn hóa nhiều điểm sáng

"Trong 10, 20 năm tới, liệu quan điểm và cơ chế bảo tồn hiện tại có còn phù hợp? Hay chúng ta buộc phải thay đổi và nếu thay đổi, lộ trình đó sẽ như thế nào để đảm bảo bản sắc văn hóa vẫn được duy trì và phát triển bền vững", TS. Bùi Ngọc Quang trăn trở.

Trong khuôn khổ chương trình, khách tham dự cũng được lắng nghe những chia sẻ về phong tục, tập quán của người Chăm; quá trình sửa chữa, phục dựng nhà Chăm tại Bảo tàng; những biến đổi trong không gian sống của người Chăm...

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại
Ông Đàng Văn Quyết giới thiệu về các nhạc cụ truyền thống của người Chăm. (Ảnh: Ngọc Anh)

Theo ông Đàng Văn Quyết, trưởng đoàn người Chăm Ninh Thuận, nhà Chăm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không chỉ là một biểu tượng văn hóa mà còn là một cầu nối với cội nguồn, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên, ông Đàng Văn Quyết cũng cho rằng, sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội hiện đại, đô thị hóa và giao thoa văn hóa đã khiến những ngôi nhà truyền thống dần biến mất. Tại Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi tập trung đông đảo người Chăm sinh sống, việc phân biệt giữa kiến trúc nhà của người Chăm và người Kinh trở nên khó khăn hơn, khi những nét đặc trưng dần mai một.

Dù vậy, ông Đàng Văn Quyết tin tưởng, nhiều gia đình người Chăm vẫn luôn nỗ lực lưu giữ những vật dụng, kiến trúc, hay phong tục tập quán, thể hiện sự tôn trọng quá khứ và góp phần giữ lửa cho bản sắc dân tộc.

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại
Biểu diễn âm nhạc truyền thống của người Chăm. (Ảnh: Ngọc Anh)

Bên cạnh đó, âm nhạc và những điệu múa truyền thống của người Chăm cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho người tham gia. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các nhạc cụ dân tộc không chỉ làm sống lại bầu không khí văn hóa đặc trưng mà còn giúp công chúng cảm nhận rõ hơn về tâm hồn và đời sống tinh thần phong phú của người Chăm trên đất nước hình chữ S.

Ngoài ra, tại sự kiện, TS. Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã trao bằng khen và quà lưu niệm cho các cá nhân, tập thể có đóng góp nổi bật trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa Chăm. Đây không chỉ là lời cảm ơn sâu sắc mà còn là sự khích lệ, động viên cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại
TS. Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng dân tộc học Việt Nam trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể có đóng góp nổi bật trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa Chăm tại Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Anh)
Thanh niên Việt Nam tại Nga cùng nỗ lực gìn giữ ngôn ngữ và bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên Việt Nam tại Nga cùng nỗ lực gìn giữ ngôn ngữ và bản sắc văn hóa dân tộc

Trải qua 3 giai đoạn cùng rất nhiều chương trình ý nghĩa, Tiếng Việt vui đã trở thành một cầu nối gắn kết các bạn ...

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước

Là chủ đề của Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI diễn ra tại Ninh Thuận từ ngày 27-29/9.

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Đầu tư cho văn hóa sẽ khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức gìn giữ bản sắc

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Đầu tư cho văn hóa sẽ khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức gìn giữ bản sắc

Quốc hội phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ với ...

MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh': Giữ gìn văn hoá truyền thống bằng sắc thái đương đại

MV 'Xẩm mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh': Giữ gìn văn hoá truyền thống bằng sắc thái đương đại

Ra mắt vào ngày 11/12 (11/11 Âm lịch) - kỷ niệm ngày sinh của Đức vua Trần Nhân Tông, MV Xẩm mừng Phật hoàng Trần ...

Đọc thêm

Đông Âu bất ổn vì thiếu khí đốt Nga, châu Âu bất an trong mối quan hệ với Ukraine

Đông Âu bất ổn vì thiếu khí đốt Nga, châu Âu bất an trong mối quan hệ với Ukraine

Đông Âu đang chịu những bất ổn vì thiếu khí đốt Nga sau khi đường ống trung chuyển bị Ukraine chặn đứng, nhưng mối quan hệ châu Âu-Ukraine còn có ...
Nhà ngoại giao Nga nói về đàm phán với Ukraine: 'Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông', cảnh báo Kiev một việc

Nhà ngoại giao Nga nói về đàm phán với Ukraine: 'Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông', cảnh báo Kiev một việc

Đến thời điểm này, Nga vẫn chưa nhận được đề xuất nào 'thú vị' từ phía Mỹ về đàm phán liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Giao thông Thủ đô 'nghiêm chỉnh' trong những ngày đi làm đầu tiên của năm 2025

Giao thông Thủ đô 'nghiêm chỉnh' trong những ngày đi làm đầu tiên của năm 2025

Ngày thứ 3 Nghị định 168 đi vào hiệu lực (3/1), người dân đã chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông trên nhiều tuyến đường và ngã tư ở Hà ...
Nga vượt Mỹ, đoạt ngôi vị ở châu Âu; Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 'người chiến thắng' bất ngờ ở thị trường khí đốt

Nga vượt Mỹ, đoạt ngôi vị ở châu Âu; Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 'người chiến thắng' bất ngờ ở thị trường khí đốt

Nga đã tăng lượng khí đốt xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) lên 54,45 tỷ mét khối vào năm 2024.
Phát lộ 200 dấu chân khủng long cổ đại trên đường mòn tại Anh

Phát lộ 200 dấu chân khủng long cổ đại trên đường mòn tại Anh

Các nhà khảo cổ học Anh mới phát lộ khoảng 200 dấu chân khủng long tại một mỏ đá ở Oxfordshire. Những dấu chân này niên đại đến 166 triệu ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị triển khai thực hiện hiệu quả các cam kết, thỏa thuận với các đối tác

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị triển khai thực hiện hiệu quả các cam kết, thỏa thuận với các đối tác

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đề cao "văn hóa thực thi" các cam kết, thỏa thuận với ...
Đức tạo ‘cuộc cách mạng hành chính thực sự’ khi ra mắt nền tảng kỹ thuật số mới về thị thực

Đức tạo ‘cuộc cách mạng hành chính thực sự’ khi ra mắt nền tảng kỹ thuật số mới về thị thực

Nền tảng kỹ thuật số sẽ tạo thuận lợi cho những người trên khắp thế giới muốn xin thị thực vào Đức để làm việc, học tập hoặc đoàn tụ với gia đình.
Hà Nội chính thức thu phí tham quan 2 di tích trên phố cổ từ ngày 2/1

Hà Nội chính thức thu phí tham quan 2 di tích trên phố cổ từ ngày 2/1

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lựa chọn Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và di tích số 22 phố Hàng Buồm làm cơ sở thu phí thí điểm.
Hơn 1 triệu du khách Thái Lan đến Nhật Bản trong năm 2024

Hơn 1 triệu du khách Thái Lan đến Nhật Bản trong năm 2024

Mặc dù số lượng vẫn thấp hơn so với thời kỳ trước Covid-19, Nhật Bản vẫn chứng tỏ sức hấp dẫn đối với du khách xứ sở nụ cười.
Hát vang Quốc ca Việt Nam tại Mũi Đại Lãnh - nơi đón ánh bình minh sớm nhất trên đất liền

Hát vang Quốc ca Việt Nam tại Mũi Đại Lãnh - nơi đón ánh bình minh sớm nhất trên đất liền

Đông đảo cán bộ, chiến sỹ, nhân dân tỉnh Phú Yên và hàng trăm du khách hướng về lá cờ Tổ quốc, cùng hát vang Quốc ca Việt Nam.
Thuế du lịch mới có hiệu lực trên khắp nước Nga, đến xứ bạch dương, du khách cần lưu ý điều này

Thuế du lịch mới có hiệu lực trên khắp nước Nga, đến xứ bạch dương, du khách cần lưu ý điều này

Từ ngày 1/1, một loại thuế du lịch mới đã có hiệu lực trên khắp nước Nga, thay thế cho phí nghỉ dưỡng trước đây.
Các ngôi chùa ở Nhật Bản số hóa một phần nghi lễ đầu năm

Các ngôi chùa ở Nhật Bản số hóa một phần nghi lễ đầu năm

Nhiều ngôi chùa ở Nhật Bản đã triển khai hình thức thanh toán trực tuyến Paypay, song song với hình thức 'tung tiền xu' truyền thống.
Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025 tại Việt Nam không chỉ mang lại những tác phẩm điện ảnh đặc sắc, mà còn tôn vinh mối quan hệ bền chặt giữa nhân dân hai nước.
Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Với người sống xa nhà, những món ăn trong mâm cỗ đoàn viên vào dịp Tết cổ truyền luôn mang hương vị đặc trưng, nhớ mãi không quên.
Tôn vinh nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương

Tôn vinh nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương

Triển lãm & Art talk ‘Sự hồi sinh của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương’, sẽ được tổ chức nhân 100 năm ngày thành lập Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm 'Miền thương' của nhóm hoạ sĩ Trần Thị Trường, Lê Thiếu Ngân, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Bá Thanh vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Phiên bản di động