Paris - được cho là một trong những điểm đến mới của giới đầu tư bất động sản châu Á. |
Trong đó, các tập đoàn bảo hiểm và các công ty bất động sản Trung Quốc đã tăng cường triển khai vốn đầu tư bất động sản bằng nhiều hình thức đầu tư mới.
Theo phân tích của CBRE, chiến lược đầu tư bắt đầu thay đổi khi các nhà đầu tư châu Á muốn thoát khỏi các thị trường cửa ngõ truyền thống. Năm 2013, 60% vốn đầu tư ra nước ngoài tập trung vào 5 điểm đến đầu tư toàn cầu, nhưng con số này đã giảm xuống chỉ còn 39% trong năm 2014. Và điểm “cập bến” mới bao gồm Paris (châu Âu) và Los Angeles, San Francisco và Washington (Mỹ). Dòng vốn đầu tư châu Á còn tiếp tục chảy mạnh vào khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi, lên đến 13.7 tỉ USD. Đầu tư châu Á tại các khu vực khác cũng có sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2014: Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, khu vực Thái Bình Dương tăng 33%, và tại châu Á là 58%. Ngay tại châu Á, Nhật Bản là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư, tiếp theo là Trung Quốc.
Có một sự thay đổi trong các loại tài sản mà các nhà đầu tư châu Á đang tìm kiếm. Các nhà đầu tư bất động sản xuyên quốc gia châu Á bắt đầu đa dạng hóa các hạng mức đầu tư, trong khi văn phòng tiếp tục là các loại tài sản được ưa thích, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư mới, đã có một sự gia tăng đáng kể trong hoạt động trong lĩnh vực khách sạn và tài sản công nghiệp. Các nhà đầu tư cảm thấy rằng bằng cách tìm kiếm các thị trường mới và các loại tài sản, họ sẽ có thể để bảo đảm năng suất tốt hơn và phải đối mặt với ít sự cạnh tranh từ các nhà đầu tư khác.
Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu CBRE Châu Á- Ada Choi cho biết:
Đầu tư ra nước ngoài cả năm 2014 vượt mức 2013, đây là năm thứ 2 liên tiếp khu vực này đạt mức cao kỉ lục. Singapore vẫn giữ vững vị trí hàng đầu trong nguồn vốn đầu tư ra bên ngoài, hai vị trí liền kề phía sau thuộc về Trung Quốc và Hongkong (Trung Quốc), cả ba thị trường này đều cho thấy sự tăng trưởng trong nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài. Các nhà đầu tư Singapore tìm kiếm ở bên ngoài vì sức ép của thị trường nội địa và sự thiếu hụt các tài sản có thể đầu tư. Trong khi tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc lại bị chi phối bởi sự xuất hiện của các nguồn vốn bất động sản mới, đặc biệt các công ty bảo hiểm tìm cách phân bổ nhiều hơn vào bất động sản dưới nhiều quy tắc thoáng hơn. Chúng ta cũng chứng kiến các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc trở nên năng động hơn tại các thị trường quốc tế. Bên cạnh việc đầu tư trực tiếp, các quỹ đầu tư châu Á có thâm niên từ Hàn Quốc và Nhật Bản đang mở rộng mức độ ảnh hưởng thông qua các quỹ gián tiếp và hội giao dịch. Các nguồn vốn như thế này sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng sự xuất hiện của các dòng vốn đầu tư mới như các công ty bảo hiểm của Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) sẽ để lại nhiều dấu ấn quan trọng trên thị trường bất động sản toàn cầu trong một vài năm tới.
M.C