Vụ rơi thiên thạch là nguyên nhân duy nhất gây ra sự tuyệt chủng cho loài khủng long. (Nguồn: Sputnik) |
Các nhà cổ sinh vật học xác định rằng, những vụ phun trào núi lửa ở khu vực Deccan Trapps (nằm ở Ấn Độ) đã ảnh hưởng đến môi trường từ lâu trước khi loài khủng long tuyệt chủng xảy ra cách đây 66 triệu năm.
Để khẳng định và thiết lập chính xát sự phát thải của nguồn khí phun trào từ núi lửa, một nhóm các nhà nghiên cứu đã so sánh sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu và sự hiện diện của các đồng vị carbon từ hóa thạch biển với các mô hình về hiệu ứng khí hậu do sự giải phóng mạnh mẽ của carbon dioxide vào khí quyển.
Giới khoa học đi đến kết luận rằng, hầu hết carbon dioxide đã tràn ngập ở đó rất lâu trước khi thiên thạch rơi xuống. Hoạt động núi lửa trong kỷ Phấn trắng muộn gây ra sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dần dần thêm khoảng hai độ, nhưng không gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt. Một số loài, theo các nhà khoa học, di cư đến hai cực Bắc và Nam, nhưng đã quay trở lại rất lâu trước khi xảy ra vụ va chạm với tiểu hành tinh.
Như vậy, có thể khẳng định, vụ rơi thiên thạch là nguyên nhân duy nhất gây ra sự tuyệt chủng cho loài khủng long.