TIN LIÊN QUAN | |
Bỏ điểm sàn đại học: Có giảm cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp? | |
Gần 200.000 thạc sỹ, cử nhân thất nghiệp? |
Cạnh tranh khốc liệt
Ji Eun, 34 tuổi, một giáo viên người Hàn Quốc đã lựa chọn công việc giảng dạy tại một trường mẫu giáo quốc tế ở thủ đô Bắc Kinh suốt 8 năm qua. Từng có một thời gian học tại Trung Quốc và Mỹ, Ji Eun thông thạo cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh. Là mẫu người phụ nữ Hàn Quốc điển hình, Ji Eun dường như có trong tay mọi thứ, trừ kế hoạch trở lại quê nhà làm việc, bất chấp việc cổ họng của cô thường xuyên bị đau rát do không khí ô nhiễm tại Bắc Kinh.
“Cuộc sống tại Hàn Quốc trên thực tế khó khăn và áp lực hơn rất nhiều so với cuộc sống tại Bắc Kinh. Đối với những người tốt nghiệp từ những trường đại học ít tên tuổi tại Hàn Quốc như tôi, tìm được một công việc phù hợp không hề đơn giản”, Ji Eun than thở.
Không giống như nhiều người vẫn lầm tưởng, cạnh tranh trong thị trường việc làm ở Hàn Quốc rất khốc liệt. Nhiều công ty có xu hướng chỉ tuyển các sinh viên có thành tích nổi bật, tốt nghiệp từ ba trường đại học hàng đầu Hàn Quốc là Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Korea và Đại học Yongsei, trước khi theo học tại một trường nổi tiếng ở nước ngoài.
“Các bạn tôi ở Hàn Quốc thường phải dậy từ lúc 5h sáng, tập thể dục và ăn mặc đẹp. Họ tham gia các khóa huấn luyện nghề nghiệp trong thời gian rảnh và đi tiếp khách cùng sếp sau giờ làm việc. Ngoài ra, họ vẫn phải thường xuyên phải chú ý đến việc chăm sóc da và tiết kiệm tiền để đi phẫu thuật thẩm mỹ”, Ji Eun kể.
Người tìm việc đang tìm thông tin tại một Hội chợ việc làm tại thủ đô Seoul. (Nguồn: Reuters) |
Ji Eun cho biết thêm, tại Hàn Quốc, các nhân viên nữ thường xuyên phải chịu sự phân biệt đối xử so với các đồng nghiệp nam. “Tôi rất nhớ nhà nhưng khi nhìn sang cuộc sống của các bạn mình, tôi lại thấy sợ hãi và không muốn quay lại”, Ji Eun tâm sự.
“Áp lực công việc đã khiến rất nhiều người trẻ Hàn Quốc không còn mặn mà với tình yêu, hôn nhân và con cái. Thậm chí, thời gian dành cho bạn bè và gia đình cũng ít đi”, Wang Xiaoling, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc nhận định.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đã chậm lại. Thị trường việc làm vì thế ngày càng khó khăn, số lượng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc ngày càng gia tăng. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ và Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã có nhiều chính sách khuyến khích người trẻ trong nước tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài.
Tốt nghiệp đại học, đi làm, lập gia đình, vay vốn mua nhà và nuôi dạy con cái là lộ trình cuộc sống phổ biến của rất nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu Hàn Quốc trong giai đoạn những năm 1970 trở lại đây. Tuy nhiên, lộ trình này không còn hứa hẹn khi thị trường việc làm ngày càng ảm đạm, nhiều thanh niên Hàn Quốc thích sống độc thân thay vì kết hôn, sinh con do áp lực của cuộc sống.
Với tấm bằng tiến sĩ tại một trường đại học ở Mỹ cùng kinh nghiệm làm việc tại Singapore và Hong Kong nhưng phải đến năm 40 tuổi, Jae Seok mới lập gia đình. Anh dự định mua lại căn hộ mà anh và vợ đang thuê. Dù lấy vợ muộn hơn 10 năm so với độ tuổi kết hôn của cha mẹ nhưng anh vẫn được coi là may mắn khi có công việc hiện tại tương đối ổn định sau khi ra trường.
Không may mắn như anh trai, em gái của Jae Seok lại chưa có được công việc ổn định như ý muốn. Cô đã du lịch cùng bạn trai qua nhiều nước khác nhau để tìm kiếm những công việc làm tạm thời. “Tuy không thể tìm được một công việc như ý nhưng ít nhất chúng tôi có thể tận hưởng cuộc sống tự do không vướng bận”, cô nói. Tuy nhiên, khi dần bước sang tuổi 40, cô lại cảm thấy bối rối và muốn ổn định cuộc sống.
Hy vọng từ Trung Quốc
Vốn là một quốc gia coi trọng và đề cao giáo dục, rất nhiều gia đình thuộc tầng lớp trung lưu Hàn Quốc không tiếc tiền đầu tư cho con em của mình. Tuy nhiên, thị trường việc làm tăng trưởng chậm chạp khiến thời gian học kéo dài hơn và độ tuổi kết hôn vì thế cũng tăng lên.
Thêm vào đó, khi không đủ khả năng mua nhà, giá thuê nhà lại tăng vọt đẩy nhiều người Hàn Quốc rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần. Dân số giảm sút, tiêu thụ sụt giảm cũng khiến cho nền kinh tế phục hồi chậm. Nhiều thanh niên đến từ các gia đình trung lưu buộc phải hạ thấp kỳ vọng đối với cả công việc và chất lượng cuộc sống.
Một nhà hàng dành cho người Hàn Quốc làm việc tại thủ đô Bắc Kinh. (Nguồn: SCMP) |
Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu với bố mẹ và ông nội đều là giáo sư, Hye Won, 25 tuổi, từng tốt nghiệp tại trường đại học nổi tiếng ở Hàn Quốc và đạt chứng chỉ cấp 6 trình độ năng lực Hán ngữ (HSK) từ khá sớm. Cô được cha mẹ gửi đến học tiếng Anh tại một trường học ở Mỹ và đến Nhật trong chương trình học ngôn ngữ một năm. Hye Won cũng là một trong số ít những sinh viên Hàn Quốc có thành tích nổi bật được nhận vào học thạc sỹ tại Đại học Thanh Hoa – một trong những trường đại học danh giá nhất Trung Quốc. Dù vậy, trong suốt ba năm theo học tại Bắc Kinh, Hye Won luôn trong tình trạng căng thẳng do áp lực học hành và lo lắng về triển vọng việc làm khi về nước. Cha mẹ Hye Won đã thuyết phục cô từ bỏ ý định trở thành giáo sư do sự cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt.
Hye Won tâm sự, cô cảm thấy tuyệt vọng vì không thể có được cuộc sống đáng tự hào như cha mẹ mình khi đi lên từ bàn tay trắng. Cuối cùng, Hye Won đã quyết định từ bỏ kế hoạch học tiến sỹ tại Mỹ và tìm một công việc với thu nhập khá cao tại Bắc Kinh để lấy kinh nghiệm tìm việc làm tại Hàn Quốc.
Yeon Hak, 30 tuổi cho biết, anh cũng dự định khởi nghiệp tại Trung Quốc thay vì tìm cơ hội tại quê hương. “Mức tiêu thụ thu hẹp dần và sự độc quyền của các tập đoàn quốc gia đang ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty mới khởi nghiệp, khiến nhiều người trẻ rơi vào tâm trạng bi quan. Đây là lý do tôi tìm đến Trung Quốc”, Yeon Hak lý giải.
Học Nhật Bản, thanh niên Hàn Quốc cũng chuộng sống độc thân Áp lực về gánh nặng kinh tế và cuộc sống hôn nhân đang khiến nhiều thanh niên Hàn Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân… |
Giới trẻ Hàn Quốc “cố tình” thất nghiệp Cứ bốn sinh viên tốt nghiệp đại học ở Hàn Quốc lại có một người thuộc nhóm NEET. |