Giữ hồn dân tộc qua đồ chơi truyền thống

LỆ GIANG
Mỗi mùa Trung thu, làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) lại nhộn nhịp không khí làm nghề. Nơi đây, từng gia đình, từng thế hệ vẫn miệt mài sản xuất những món đồ chơi truyền thống giản dị, chứa đựng giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giữ hồn dân tộc qua đồ chơi truyền thống
Mặt nạ sau khi được bồi giấy và phơi khô sẽ được đem đi quét sơn và khắc họa các hình dạng con vật ngộ nghĩnh. (Ảnh: Lệ Giang)

Trong khi những sản phẩm đồ chơi đẹp mắt, hiện đại liên tục ra đời thì các món đồ chơi Trung thu truyền thống tại làng Ông Hảo vẫn bền bỉ “ra lò”, một lòng gìn giữ hồn dân tộc. Đối với người dân nơi đây, những sản phẩm ấy là tâm huyết, là nghệ thuật truyền qua nhiều thế hệ.

Những bàn tay khéo léo

Theo các cụ cao niên trong làng, nghề làm đồ chơi ở đây đã có từ khoảng những năm cuối 80, đầu 90 của thế kỷ trước.

Ban đầu, người dân chỉ làm những món đơn giản cho trẻ em trong vùng. Tuy nhiên, với bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, thợ ở làng Ông Hảo dần phát triển nghề này thành một ngành sản xuất quy mô lớn, cung cấp đồ chơi mang lại niềm vui cho hàng triệu trẻ em khắp mọi miền đất nước.

Từ những nguyên liệu đơn giản như tre, nứa, bìa các tông, kể cả giấy phế liệu cũng được các nghệ nhân làng nghề “phù phép” để tạo ra những món đồ chơi Trung thu sặc sỡ, bắt mắt.

Mặt nạ giấy bồi là một trong những sản phẩm đặc trưng nhất của làng. Để hoàn thiện một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua ba công đoạn cơ bản: tạo khuôn, bồi khô và sơn vẽ.

Các khuôn đúc mặt nạ bằng xi măng được chế tạo mô phỏng nhân vật truyền thống trong văn hóa dân gian Việt Nam như ông Địa, chú Tễu, các loài vật ngộ nghĩnh.

Sau đó, bằng các nguyên liệu thiên nhiên như bìa, giấy báo tái chế, hồ được làm từ bột sắn, từng chiếc mặt nạ được tạo hình bằng cách bồi giấy bìa, giấy trắng lên khuôn đổ sẵn.

Khi đã bồi xong, những chiếc mặt nạ được mang đi phơi nắng, thời gian khô phụ thuộc vào thời tiết.

Sau khi phơi khô, mặt nạ được đục mắt và bắt đầu công đoạn vẽ. Đây là công đoạn “thổi hồn” qua từng nét màu của người thợ, từng lớp sơn được tô vẽ liên tục nối tiếp nhau một cách tỉ mỉ và cẩn trọng.

Từ những vật liệu vô tri, qua sự “phù phép” của nghệ nhân làng nghề Ông Hảo, những chiếc mặt nạ giấy bồi lần lượt hiện ra sinh động, duyên dáng và hóm hỉnh, như nét văn hóa không thể pha trộn của con người Việt Nam.

Ông Vũ Huy Đông, một trong những người có tuổi nghề lâu năm tại làng, trải qua bao thăng trầm với nghề, cho biết ông đã luôn cố gắng gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha để lại.

Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh được với đồ chơi hiện đại có mẫu mã, tính năng đa dạng, phong phú, ông Đông phải không ngừng mày mò, cải tiến để các sản phẩm đồ chơi truyền thống sản xuất ra ngày càng hấp dẫn hơn.

Giữ hồn dân tộc qua đồ chơi truyền thống
Người dân làng nghề Ông Hảo tất bật chuẩn bị hàng vào vụ Tết Trung thu. (Ảnh: Lệ Giang)

Ngoài loại mặt nạ truyền thống với hình chú Tễu, Chí Phèo, các nhân vật hoạt hình, ông thường xuyên cập nhật các thiết kế mới được ưa chuộng trên Internet để đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng thị hiếu khách hàng.

Ông chia sẻ: “Để đáp ứng thị hiếu hiện tại, gia đình tôi đã cải tiến khoảng 20 mẫu mã khác nhau, gắn với các hình tượng dân gian gần gũi hoặc 12 con giáp. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn chú ý dung hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại để những sản phẩm mới vừa kịp bắt xu thế mà vẫn giữ được bản sắc xưa”.

Ngoài mặt nạ, những chiếc trống, mặt hàng từ thuở sơ khai của làng Ông Hảo, nổi tiếng không kém. Những chiếc trống tròn tựa như Mặt trăng ngày rằm tháng Tám và tiếng tùng ring rộn ràng khi rước đèn tạo sự náo nhiệt cho ngày Tết Trung thu, cũng là âm thanh gắn liền với tuổi thơ của biết bao người.

Ông Vũ Văn Hởi, đời thứ ba của một gia đình có truyền thống làm trống, chia sẻ: “Để làm ra những chiếc trống truyền thống, người thợ phải mất gần một năm chuẩn bị, năm nay làm hàng gối đầu cho năm sau”.

Ông cho biết, công việc thường bắt đầu từ tháng Chín dương lịch, thợ chính chọn mua gỗ bồ đề, gỗ mỡ về cắt khoanh, đẽo, tiện thành tang trống; mua da trâu về, xẻ thành từng mảnh sao cho thật đều rồi ngâm trong nước vôi để tẩy màu khoảng 5-7 ngày thì vớt ra.

Trong thời gian đó, cứ cách 1-2 ngày phải trở mặt da để nước vôi ngấm đều, nếu không da sẽ bị loang ố. Da trâu sau khi vớt ra, đem phơi khô, cắt thành từng miếng tròn làm mặt trống rồi mang đi ráp với tang trống - công đoạn này gọi là bưng trống. Trống bưng xong, lại được đem đi phơi tiếp rồi mới quét sơn và vẽ hoa văn sao cho bắt mắt.

Giữ hồn dân tộc qua đồ chơi truyền thống
Một người trẻ trong làng học để tiếp nối nghề. (Ảnh: Lệ Giang)

Hồi sinh đồ chơi dân gian

Mùa Trung thu nữa lại về, những món đồ chơi dân gian từ ngôi làng nhỏ đang được đưa đi khắp mọi miền đất nước và khi ánh đèn lồng rực rỡ thắp sáng các con phố, đâu đó trong những chiếc mặt nạ, tiếng trống rộn ràng vang lên thể hiện tinh thần dân tộc luôn bền bỉ, sống động.

Sản phẩm đồ chơi của làng Ông Hảo không chỉ là đồ chơi, mà còn là biểu tượng của sự kiên trì, sáng tạo, gìn giữ một phần hồn cốt của dân tộc. Đồng thời là cầu nối giữa các thế hệ, mang đến niềm vui cho trẻ em và sự tự hào đối với các nghệ nhân.

Dù có bề dày truyền thống, thế nhưng làng nghề Ông Hảo không tránh khỏi những khó khăn trong bối cảnh hiện đại.

Trước xu thế công nghiệp hóa mạnh mẽ, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài với mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ, nghề làm đồ chơi truyền thống dần mất đi sự chú ý từ thế hệ trẻ.

Thêm vào đó, quá trình làm thủ công đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng thu nhập lại không cao, khiến không ít người trong làng bỏ nghề để tìm kiếm công việc khác.

Giữ hồn dân tộc qua đồ chơi truyền thống
Ông Vũ Huy Đông, người đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề làm đồ chơi truyền thống tỉ mỉ “thổi hồn vào sản phẩm qua từng nét vẽ”. (Ảnh: Lệ Giang)

Tuy nhiên, hiện nay tại làng Ông Hảo, một số cơ sở sản xuất đã nhạy bén khi kết hợp sản xuất với hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh, du khách.

Hằng năm, đặc biệt là dịp gần đến Tết Trung thu, thôn Ông Hảo thường xuyên đón các đoàn khách trong và ngoài nước tới tham quan, trải nghiệm.

Tại đây, du khách được giới thiệu về làng nghề, tham quan quy trình sản xuất và tham gia một số công đoạn làm đồ chơi truyền thống.

Dẫu biết thời gian trôi qua, cuộc sống có nhiều thay đổi, việc duy trì và phát triển làng nghề trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, vẫn còn đó những nghệ nhân tâm huyết như ông Đông, ông Hởi, một lòng kiên trì giữ nghề, không chỉ về kế sinh nhai mà còn vì tình yêu, khát vọng “hồi sinh” đồ chơi dân gian, góp phần khẳng định văn hóa là sức sống của dân tộc, đúng như tinh thần cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói “Văn hóa còn thì dân tộc còn”.

Duy trì và phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam tại Đức

Duy trì và phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam tại Đức

Với ý nghĩa duy trì và phát huy bản sắc văn truyền thống của dân tộc Việt Nam, chương trình "Vui hội trăng rằm" đã ...

Thông điệp về hòa hợp dân tộc và quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Vatican qua thư của Giáo hoàng Francis

Thông điệp về hòa hợp dân tộc và quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Vatican qua thư của Giáo hoàng Francis

Thư của Giáo hoàng Francis gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam cho thấy quan hệ Việt Nam-Vatican ngày càng phát triển tốt đẹp, đồng ...

Tăng cường truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại

Tăng cường truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại

Cùng với việc đổi mới tư duy, nội dung, phương thức, việc truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn ...

Người dân Phú Thọ thay nhau canh giữ hơn 300 báu vật

Người dân Phú Thọ thay nhau canh giữ hơn 300 báu vật

Tại xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, Phú Thọ, người dân chung tay bảo vệ, gìn giữ hơn 300 cây lim xanh cổ thụ như ...

Sắp diễn ra Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024

Sắp diễn ra Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 nhằm hướng tới mục tiêu phát triển, quảng bá du lịch Hà Nội nói riêng, Việt ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đức, Singapore và 'cú bắt tay lịch sử' tại G20

Đức, Singapore và 'cú bắt tay lịch sử' tại G20

Singapore và Đức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính ...
Độc đạo tập 35: Diễm bất ngờ thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm 'ra đòn'

Độc đạo tập 35: Diễm bất ngờ thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm 'ra đòn'

Độc đạo tập 35, Diễm thổ lộ tình cảm với Hồng, ông trùm ép Hồng chuyển hàng lần cuối để cứu em trai...
Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20: Nêu bật nỗi đau do xung đột, nỗ lực vì thế giới không có vũ khí hạt nhân, nói gì về tình hình Ukraine?

Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20: Nêu bật nỗi đau do xung đột, nỗ lực vì thế giới không có vũ khí hạt nhân, nói gì về tình hình Ukraine?

Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 đã tái khẳng định cam kết xây dựng một thế giới công bằng, bền vững.
Đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng, trưng bày sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự ...
Người mẫu xinh đẹp và chú mèo cưng cùng có vết bớt trên mặt thu hút cộng đồng mạng

Người mẫu xinh đẹp và chú mèo cưng cùng có vết bớt trên mặt thu hút cộng đồng mạng

Blogger người Trung Quốc Hal Mire có 341.000 người theo dõi, gây chú ý khi kể câu chuyện của mình và chú mèo cùng có vết bớt trên mặt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

Từng đi du lịch châu Âu, không ai không biết tới thị thực Schengen, nhưng ít người biết Schengen cũng là tên của một ngôi làng nhỏ bé thuộc Luxembourg...
Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành của Hòa Bình nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành của Hòa Bình nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch 2024.
Hội An: Du khách nước ngoài thích thú vào vai nông dân tại làng rau Trà Quế

Hội An: Du khách nước ngoài thích thú vào vai nông dân tại làng rau Trà Quế

Làng rau Trà Quế đã trở thành một trong những điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm nhất tại Hội An.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Đúng giờ như đồng hồ - Phong cách sống của người Thụy Sỹ

Đúng giờ như đồng hồ - Phong cách sống của người Thụy Sỹ

Ít ai biết rằng, sự chính xác và đúng giờ là một phần không thể tách rời trong văn hóa và cuộc sống của người dân Thụy Sỹ.
Thời báo Hoàn Cầu ca ngợi nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước

Thời báo Hoàn Cầu ca ngợi nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Tác giả Cho Chulhyeon: Viết bằng nhịp đập của trái tim

Tác giả Cho Chulhyeon: Viết bằng nhịp đập của trái tim

Khi viết sách về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tác giả Cho Chulhyeon đã nhiều lần thay đổi văn phong theo những xao động của trái tim ông...
HANIFF 2024: Điện ảnh Iran gây ấn tượng, nghệ sĩ Việt Nam nhận giải Diễn viên trẻ triển vọng

HANIFF 2024: Điện ảnh Iran gây ấn tượng, nghệ sĩ Việt Nam nhận giải Diễn viên trẻ triển vọng

Giành được ba giải thưởng quan trọng, điện ảnh Iran bội thu tại Lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2024 diễn ra tại tối qua (11/11).
Tranh 'Vỏ Tương lai' được chọn làm quà tặng HANIFF

Tranh 'Vỏ Tương lai' được chọn làm quà tặng HANIFF

Bức tranh 'Vỏ Tương lai' với thông điệp về môi trường của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức vinh dự được lựa chọn làm quà tặng cho các khách mời tham dự Liên hoan phim.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.
Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm 'Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận – Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh' từ ngày 7-11/11.
Phiên bản di động