Nhỏ Bình thường Lớn

Gỡ 'nút thắt' kinh tế báo chí truyền thông

Trong lĩnh vực báo chí, kinh tế góp phần tạo nên sự phát triển lành mạnh của nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của kinh tế, không thể có một cơ quan báo chí mạnh được...
Phát triển kinh tế báo chí trong thời đại số
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng, kinh tế báo chí là một vấn đề vừa mang tính kinh viện vừa mang hơi thở của cuộc sống. (Ảnh: N. Thành)

Đó là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng tại Hội thảo “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” diễn ra sáng nay (ngày 14/6) tại Hà Nội.

Hội thảo là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thường niên mang tên “Diễn đàn báo chí tháng 6” do Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Báo Vietnamnet (Bộ TTTT) và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đồng chủ trì tổ chức.

Đối mặt với thách thức sụt giảm doanh thu

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng, kinh tế báo chí là một vấn đề vừa mang tính kinh viện, vừa mang hơi thở cuộc sống.

"Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông nỗ lực điều hướng quảng cáo sang báo chí bằng việc lập danh sách Whitelist với thông điệp 'Làm nội dung sạch sẽ nhận được quảng cáo và quảng cáo sẽ tìm đến những nội dung sạch'. Việc triển khai đã có kết quả bước đầu, song cần tiếp tục đẩy mạnh để phát huy hiệu quả như kỳ vọng", Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng thông tin.

Theo ông Dũng, báo in, báo điện tử hay phát thanh, truyền hình dựa khá nhiều vào nguồn thu quảng cáo. Có lúc, doanh thu từ quảng cáo chiếm trên 60%, thậm chí, đối với một số cơ quan báo chí là trên 90%.

"Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan báo chí đang phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi khoảng 70% doanh thu của báo chí chính thống", ông Dũng nói.

Trên thực tế, hiện nay nhiều cơ quan báo chí vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc tự chủ tài chính. Trong khi đó, hàng năm chi thường xuyên cho báo chí là dưới 0,5% tổng chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước; chi cho đầu tư báo chí cũng thấp chỉ chiếm khoảng 0,25% tổng chi đầu tư của ngân sách Nhà nước.

Do đó, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn, các cơ quan, các diễn giả, nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan báo chí đóng góp ý kiến khách quan, đầy đủ trên các khía cạnh liên quan đến kinh tế báo chí, truyền thông hiện nay. Qua đó, đề xuất và kiến nghị với cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí và cơ quan có thẩm quyền những kiến giải tháo gỡ “nút thắt” liên quan đến kinh tế báo chí truyền thông.

Phát triển kinh tế báo chí trong thời đại số
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế. (Ảnh: PK)

Mở nút thắt cho kinh tế báo chí truyền thông

Đánh giá về tầm quan trọng của phát triển kinh tế báo chí, PGS.TS Bùi Chí Trung, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông nhấn mạnh, việc phát triển kinh tế báo chí truyền thông không chỉ từ một vài trường hợp cụ thể, từ riêng một lĩnh vực hay loại hình riêng biệt mà cần được nhìn nhận ở quy mô tổng thể, chiến lược và toàn diện của hệ thống báo chí quốc gia, gắn với bối cảnh phát triển kinh tế số mạnh mẽ hiện nay, từ đó, có bước phát triển đột phá nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng, của hệ thống truyền thông Việt Nam.

“Vấn đề kinh tế báo chí - truyền thông Việt Nam chưa bao giờ nóng bỏng, phức tạp và nan giải như những năm gần đây. Cả giới báo chí cùng các nhà thiết kế chính sách đã bàn luận nhiều định hướng, mô hình và phương thức tháo gỡ. Tuy nhiên, bài toán khó dường như chưa có lời giải đáp thoả đáng. Những kết quả đạt được mới chỉ tiến đến một vài khía cạnh của cơ chế chính sách, những đề xuất mới tóm lược một số mô hình tham khảo bên ngoài.

Chúng ta vẫn chưa thực sự thẳng thắn đề cập bản chất, thậm chí còn đang né tránh những nút thắt cơ bản kìm hãm sự phát triển kinh tế báo chí - truyền thông. Nút thắt đó mang tính nguyên lý, như một 'vòng kim cô' cần được nới bỏ”, ông Bùi Chí Trung cho hay.

Bày tỏ quan điểm của mình, PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) đề xuất, sự khác biệt về môi trường chính trị - xã hội khiến chúng ta không thể "bê" nguyên xi các lý thuyết của thế giới để áp dụng vào việc điều hành, tổ chức, quản lý hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam.

Theo bà, trong quá trình chuyển đổi số, bên cạnh việc hỗ trợ cho các cơ quan báo chí, Chính phủ cần nghiên cứu tổng thể về kinh tế báo chí trong bối cảnh truyền thông số, đồng thời, xây dựng các nền tảng số, để Việt Nam không bị lệ thuộc hoàn toàn vào các nền tảng số sẵn có của nước ngoài.

Theo thống kê, hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 670 tạp chí; 72 cơ quan phát thanh, truyền hình. Tuy khác nhau về loại hình nhưng phần lớn cơ quan báo chí đang sụt giảm về nguồn thu, nhất là các đài truyền hình và cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn về tài chính.

Khó khăn này một phần do các cơ quan báo chí trong nước đang bị các nền tảng xã hội cạnh tranh về quảng cáo - truyền thông và cả người đọc, người xem. Các doanh nghiệp còn cắt giảm chi phí cho quảng cáo - truyền thông, nhất là những năm gần đây. Bên cạnh đó, nguồn lực và cơ chế của Nhà nước cho đặt hàng báo chí còn hạn chế và tình trạng vi phạm bản quyền chưa được giải quyết triệt để.

Hội thảo đã nhận được hơn 50 tham luận của các học giả hàng đầu về kinh tế và báo chí, truyền thông đến từ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như Đức, Áo, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và chuyên gia đến từ các tập đoàn Google, Viettel, VieOn, Le Bross… Các tham luận và ý kiến tiếp cận phong phú theo nhiều góc độ, nhiều chiều về vấn đề kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh kinh tế số.

Hội thảo quốc tế với chủ đề: "Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số" được tổ chức trong 1 ngày làm việc, với 3 phiên họp, thảo luận.

Các phiên thảo luận làm rõ vấn đề:

+ Những thành công, hạn chế, vấn đề bất cập trong kinh tế báo chí tại Việt Nam.

+ Những mô hình, ý tưởng, cơ chế phát triển kinh tế báo chí, đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quốc tế và những bước tiến mới tại Việt Nam.

+ Phân tích những dự báo, vấn đề cần quan tâm chú trọng trong hoạt động kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển kinh tế số thời gian tới.

+ Sự đồng hành của hệ thống cơ sở đào tạo báo chí truyền thông trong lĩnh vực kinh tế báo chí nói riêng cũng như trong sự phát triển bền vững lâu dài của báo chí Việt Nam.

Vụ trẻ bị bỏ quên trên xe: Công nghệ giám sát nào hơn ý thức, trách nhiệm của con người?

Vụ trẻ bị bỏ quên trên xe: Công nghệ giám sát nào hơn ý thức, trách nhiệm của con người?

Vụ một trẻ mầm non tử vong vì bị bỏ quên trên ô tô ở Thái Bình, một lần nữa cảnh báo về việc đảm ...

Vụ trẻ mầm non bị quên trên xe: Cần quy trình của sự tận tâm, trách nhiệm và ứng xử vì đứa trẻ

Vụ trẻ mầm non bị quên trên xe: Cần quy trình của sự tận tâm, trách nhiệm và ứng xử vì đứa trẻ

Nhìn từ vụ trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe ô tô, dù luật có chặt chẽ, công nghệ có hiện đại đến mấy, ...

Ngày Thế giới chống lao động trẻ em (12/6): Nghĩ về những đứa trẻ mưu sinh trên phố

Ngày Thế giới chống lao động trẻ em (12/6): Nghĩ về những đứa trẻ mưu sinh trên phố

Nhiều trẻ phải ra đường để kiếm tiền bằng nhiều cách, cơ quan nào có thể giúp đỡ hoặc làm sao để bảo vệ các ...

Sắp diễn ra 'Hội nghị Diên Hồng' của người Việt Nam ở nước ngoài

Sắp diễn ra 'Hội nghị Diên Hồng' của người Việt Nam ở nước ngoài

Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 3/6, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo "Hội nghị Diên Hồng" của người Việt ...

Tác phẩm 'Người trên đường đời': Những ánh lửa đẹp nhân lên niềm tin

Tác phẩm 'Người trên đường đời': Những ánh lửa đẹp nhân lên niềm tin

Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi đã ví bước đường đầy gian truân, thử thách và cống hiến của các nhân vật trong cuốn ...