TIN LIÊN QUAN | |
PGS. Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80 | |
Cần bình tĩnh đón chờ những thay đổi giáo dục |
Dịp Trung thu năm 2015, tôi cùng Đoàn từ thiện “Vầng trăng cho em”, trong đó có thầy Văn Như Cương - một nhà giáo nổi tiếng - lặn lội hơn 300 km từ Hà Nội lên nơi cao nhất của tỉnh Lào Cai: trường tiểu học Lùng Sui, huyện Simacai tặng quà.
Năm đó Thầy đã 78 tuổi, vừa trải qua đợt điều trị ung thư gan, người vẫn còn xanh xao. Thế nhưng, tình cảm của ông dành cho học trò vùng cao dường như đã tạo thêm sức khỏe cho ông trong chuyến đi mặc dù gia đình ra sức can ngăn. Chị Văn Thùy Dương tháp tùng ông theo đoàn, nhưng vẫn nơm nớp lo cho sức khỏe của cha.
Thầy Văn Như Cương trong vòng tay lũ trẻ vùng cao Simacai. (Nguồn:T.H) |
Trái ngược với những lo lắng của các thành viên trong Đoàn, ông vẫn tỏ ra khá nhanh nhẹn và lạc quan như mình chẳng hề có bệnh tật. Ông phăm phăm leo dốc lên trường Lùng Sui. Ông hồ hởi dùng iPad chụp ảnh các em học sinh đang hớn hở ra giúp Đoàn vận chuyển bánh kẹo, sách vở mà Đoàn mang lên tặng. Sau đó, tôi thấy Ông lặng lẽ cầm chiếc túi nilon màu nâu ra gốc cây trong sân trường uống, mặt nhăn nhó. Ông bảo, đó là thuốc đông y, đắng lắm. Ông cười hiền: “Tôi vừa từ cõi chết trở về đấy và giờ có thể tiếp tục nhiều dự định dở dang...”.
Dọc đường, Ông cứ trăn trở về công tác giáo dục cho trẻ em vùng cao. Ông bảo: “Tôi nghe nói Nhà nước mới cắt bỏ chương trình hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh miền núi. Các nhà báo phải lên tiếng đi chứ. Bố mẹ các em đều nghèo thế thì lấy tiền đâu mua sách cho con?”.
Chiều hôm đó, các em học sinh trường Lương Thế Vinh trong Đoàn (có cả cháu ngoại của thầy đang học lớp 12) bày các trò chơi cho các em. Đến trò chơi thi ai giơ tay nhanh nhất, thầy Cương đứng giữa vòng tròn các cô bé, cậu bé xúng xính váy áo dân tộc. Khi thầy nói: “Cho thầy xin một cánh tay”. Hàng chục em nhỏ đồng loạt giơ lên, rồi ùa vào ôm lấy tay thầy. Chắc chúng không hề biết đó là một nhà giáo nổi tiếng của giáo dục Việt Nam, mà chỉ thấy đó là một "ông tiên râu bạc" đã mang đến cho chúng niềm vui.
Tối hôm đó, trăng vùng cao tròn vành vạnh soi sáng khắp núi đồi. Ở dưới sân trường Lùng Sui, sân khấu sáng rực, một mâm cỗ Trung thu lộng lẫy với đèn ông sao, mặt nạ, bánh nướng, bánh dẻo mà các anh chị của Quỹ Nhà văn Tô Hoài bày biện, chú Cuội, chị Hằng do các học sinh trường Lương Thế Vinh đóng và bày trò cho các em vui Trung thu. Cả một Trung thu Hà Nội đã được các thành viên trong Đoàn vượt bao khó nhọc (có những lúc xe tải chở hàng bị trật bánh, cả Đoàn phải xuống chuyển sang xe nhỏ) chở lên tận trường cho các em.
"Ông tiên râu bạc" ngồi bệt dưới sân cùng các em xem biểu diễn văn nghệ. Ông hòa mình với các em nhỏ như chẳng hề có ranh giới giữa Thầy hiệu trưởng, Nhà giáo ưu tú hay một tiến sỹ khả kính với các học sinh.
“Lần đầu tiên bọn trẻ vùng cao được vui chơi, được phá cỗ dưới ánh trăng Thu vui và trọn vẹn như thế này," thầy Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng trường Lùng Sui xúc động nói.
Giờ Thầy đã đi xa, các em nhỏ Lùng Sui không có cơ hội được đón Ông trở lại cũng như chúng chẳng biết rằng "ông tiên râu bạc" đã đi vào cõi vĩnh hằng.
Chính phủ đồng ý lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra chiều ngày 3/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với ... |
Trao học bổng chính phủ cho con em Việt kiều tại Lào năm 2017 Sáng 29/9 tại thủ đô Vientiane, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã tổ chức Lễ trao học bổng năm 2017 của Chính phủ ... |
Chính thức chốt phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 Trong các năm 2018, 2019 và 2020 việc tổ chức các bài thi, môn thi cho kỳ thi THPT Quốc gia được giữ ổn định ... |