Nhỏ Bình thường Lớn

Hạ viện Nga thông qua quy định hợp pháp hóa hoạt động khai thác tiền điện tử

Ngày 30/7, Duma quốc gia (Hạ viện) Nga đã thông qua luật cho phép kể từ ngày 1/9 tới có thể thử nghiệm các thanh toán xuyên biên giới và giao dịch trao đổi bằng tiền kỹ thuật số.
Tiền điện tử Nga. (Nguồn:cryptonetwork.news))
Nga thông qua luật về tiền điện tử. (Nguồn:cryptonetwork.news)

Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng, các khoản thanh toán đầu tiên bằng tiền điện tử trong chế độ thử nghiệm sẽ được triển khai trước cuối năm nay.

Người đứng đầu Ủy ban Duma về Thị trường Tài chính Anatoly Akskov cho biết, dự luật mới cho phép giải quyết nhiều vấn đề liên quan thanh toán cho đối tác nước ngoài, hợp pháp hóa một hiện tượng thực tế - cái gọi là khai thác, tức là tạo ra tiền điện tử.

Theo luật mới, Ngân hàng Trung ương Nga được trao thẩm quyền và quản lý về các vấn đề pháp lý thử nghiệm (EPR) trong lĩnh vực lưu thông tiền kỹ thuật số.

Tin liên quan
Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn? Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn?

Ngân hàng trung ương sẽ giám sát hoạt động của những người khởi xướng EPR nhằm xác định các rủi ro gây tổn hại đến quốc phòng và an ninh nhà nước, cũng như rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố, để thông báo cho Cơ quan An ninh liên bang FSB và Cơ quan Giám sát tài chính Rosfinmonitoring trong vòng 10 ngày.

Pháp luật hiện hành của Nga vẫn cấm sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán.

Còn luật mới cho phép sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán trong các hoạt động ngoại thương trong khuôn khổ EPR. Đồng thời, chương trình EPR phải xác định quyền và nghĩa vụ của những người tham gia các giao dịch thanh toán đó, cũng như các cơ quan và đại lý kiểm soát tiền tệ.

Bắt đầu từ tháng 9, Ngân hàng Trung ương Nga sẽ tiến hành một loạt thử nghiệm, bao gồm: Sử dụng tiền điện tử để thanh toán ngoại thương, thực hiện giao dịch chứng khoán bằng tiền điện tử và tạo nền tảng điện tử cho các giao dịch với tiền điện tử trên nền tảng Hệ thống thanh toán quốc gia.

Cũng trong ngày 30/7, Hạ viện Nga đã thông qua quy định cho phép hợp pháp hóa hoạt động khai thác tiền điện tử ở Nga từ tháng 11.

Các pháp nhân và doanh nhân cá thể (IP) của Nga có đăng ký tại Bộ Phát triển kỹ thuật số Liên bang Nga sẽ có thể tham gia khai thác.

Người Nga không phải là doanh nhân cá thể có thể khai thác tiền kỹ thuật số mà không cần đăng ký, nếu họ không vượt quá giới hạn tiêu thụ năng lượng do chính phủ quy định.

Phó chủ tịch Ủy ban Duma về Chính sách thông tin, công nghệ thông tin và truyền thông, Anton Gorelkin, cho biết, trước hết, Nga coi tiền điện tử là một công cụ để lách các biện pháp trừng phạt và là điểm xuất khẩu công nghệ cao.

Theo ông, Moscow đứng thứ hai thế giới về khai thác tiền kỹ thuật số.

Chuyên gia: 30 quốc gia muốn gia nhập BRICS, không loại trừ việc kết nạp các nước phương Tây

Chuyên gia: 30 quốc gia muốn gia nhập BRICS, không loại trừ việc kết nạp các nước phương Tây

Tình hình địa chính trị mới đã làm dấy lên sự quan tâm đến Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Hiện có khoảng ...

Bầu cử Mỹ 2024: Loạt tin tốt 'gõ cửa' nền kinh tế, khám phá di sản của Tổng thống Biden

Bầu cử Mỹ 2024: Loạt tin tốt 'gõ cửa' nền kinh tế, khám phá di sản của Tổng thống Biden

Tổng thống Joe Biden đến Nhà Trắng vào năm 2021 - thời điểm hỗn loạn và bất ổn gia tăng trên khắp đất nước đang ...

Nợ công của Mỹ chạm mức cao nhất trong lịch sử, Nga lên tiếng bình luận

Nợ công của Mỹ chạm mức cao nhất trong lịch sử, Nga lên tiếng bình luận

Dữ liệu được Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 29/7 cho thấy, tổng nợ công của chính phủ liên bang lần đầu tiên vượt ...

Thủ tướng Modi: Ngày Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới không còn xa

Thủ tướng Modi: Ngày Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới không còn xa

Thủ tướng Narendra Modi tự tin rằng, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới ngay trong nhiệm kỳ thứ ...

Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn?

Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn?

Bất chấp kế hoạch đầy tham vọng nhằm trung hòa lượng carbon và tự cung cấp năng lượng vào năm 2060, Trung Quốc vẫn phụ ...

(theo TTXVN)