Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant (trái) nói chuyện với Thủ tướng Netanyahu trong một cuộc họp Quốc hội hồi giữa tháng 2. (Nguồn: Flash 90) |
Ngày 23/3, truyền thông Trung Đông đồng loạt đưa thông tin về việc tối cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant sẽ tổ chức một cuộc họp báo và đứng ra kêu gọi chính phủ tạm hoãn kế hoạch cải cách tư pháp.
Ông Gallant là một thành viên cấp cao của đảng Likud do Thủ tướng Benjamin Netanyahu lãnh đạo. Ông Netanyahu là người khởi xướng kế hoạch cải cách tư pháp đang gây ra làn sóng biểu tình gay gắt tại nước này.
Ngay sau khi có thông tin về việc một thành viên cốt cán bất ngờ “trở cờ”, Thủ tướng Netanyahu triệu tập khẩn ông Gallant để yêu cầu giải thích ý định phát biểu trực tiếp trước dân chúng liên quan kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ.
Sau cuộc họp ngắn, Bộ trưởng Gallant tạm dừng cuộc họp báo, nói rằng ông đã trình bày với Thủ tướng “tác động của các quy trình lập pháp đối với Lực lượng phòng vệ Israel IDF và cơ sở quốc phòng, trong bối cảnh lực lượng dự bị quân đội đã từ chối phục vụ để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ.
Sau khi kết thúc cuộc gặp với ông Gallant, Thủ tướng Netanyahu có bài phát biểu trên truyền hình, trong đó tuyên bố, sẽ tiếp tục tham gia sâu hơn vào kế hoạch cải cách tư pháp, bất chấp việc tồn tại quy định cấm ông tham gia quá trình này.
Giải thích việc can thiệp vào quá trình soạn thảo và thúc đẩy kế hoạch cải cách tư pháp, dù đã có thỏa thuận cấm Thủ tướng tham gia tiến trình này, ông Netanyahu cho biết, ông phải tham gia để bảo đảm tính cân bằng của kế hoạch.
Theo nhà lãnh đạo, ông hiểu những lo ngại của những người phản đối nhưng sẽ nỗ lực bảo vệ các quyền của công dân.
Tuy nhiên, bất chấp việc phong trào biểu tình trên toàn quốc đã bước sang tuần thứ 12 liên tiếp, Thủ tướng Netanyahu khẳng định sẽ tiến hành thông qua quy định mới về Ủy ban bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Tối cao, được coi là nội dung chính gây nhiều tranh cãi của kế hoạch, vào tuần tới.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, Quốc hội Israel cũng đã thông qua một dự luật gây tranh cãi, theo đó giới hạn các tình huống bãi nhiệm Thủ tướng.
Dự luật được thông qua vòng 2 và vòng cuối với tỷ lệ ủng hộ/phản đối là 61/47, sau nhiều giờ tranh cãi tại phiên thảo luận kéo dài từ đêm 22/3 đến 6 giờ sáng ngày 23/3.
Theo luật bãi nhiệm, một thủ tướng sẽ phải rời nhiệm sở trong trường hợp sức khỏe thể chất hoặc tinh thần không đảm bảo và ít nhất có ¾ số bộ trưởng trong chính phủ hoặc đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý.
Đây cũng là một trong các dự luật nằm trong kế hoạch cải cách tư pháp do chính phủ liên minh đề xuất. Những người phản đối cho rằng, dự luật hạn chế bãi nhiệm Thủ tướng nhằm tránh cho ông Netanyahu gặp những rắc rối về pháp lý.
Trong khi đó, các nghị sĩ ủng hộ dự luật cho biết, việc này nhằm tránh để tòa án tối cao tại Israel lợi dụng quyền hạn đưa ra các phán quyết cản trở công việc của chính phủ và quốc hội.
| Thượng đỉnh EU: LHQ trông chờ một việc, châu Âu tuyên bố ủng hộ hoàn toàn ICC Ngày 23/3, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), các lãnh đạo khối này và Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) ... |
| Israel-Ba Lan ký thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng ngoại giao, Nhà nước Do Thái nói 'thời khắc lịch sử' Ngày 22/3, Ngoại trưởng Israel Eli Cohen đã ký với người đồng cấp Ba Lan Zbigniew Rau một thỏa thuận ngay lập tức cho phép ... |
| Tin thế giới 23/3: Campuchia chỉ trích báo cáo nhân quyền của Mỹ, Israel-Iran thêm ‘nóng’ Liên hợp quốc nói về ‘hòa bình công bằng’ cho Ukraine, Trung Quốc hối Mỹ ngừng khiêu khích ở Biển Đông… là một số tin ... |
| 'Vô cùng lo lắng' tình hình Bờ Tây, HĐBA ra lời kêu gọi giảm căng thẳng Israel-Palestine Ngày 23/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi giảm leo thang căng thẳng giữa Israel và Palestine. |
| Giữa xung đột Nga-Ukraine, giá khí đốt giảm, xuất hiện ‘chồi xanh’ tươi sáng, Ba Lan, Hungary và Czech có thực sự được hưởng lợi? Theo bài viết mới đây trên schroders.com, các tác giả Andrew Rymer và Rollo Roscow nhận định, Ba Lan, Hungary và Czech là những quốc ... |