Tin thế giới 14/12: Nga củng cố ví trí dọc tuyến đầu, Israel khẳng định quyết tâm chống Hamas

Minh Vương
Tàu Ấn Độ tới Philippines, UAV lại rơi ở lãnh thổ Romania, Nhà nước Do Thái kêu gọi lập liên minh chống Houthi …là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 14/12:
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi giao lưu với người dân Nga ngày 14/12. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Tổng thống Putin: Quân đội Nga củng cố vị trí dọc tuyến đầu ở Ukraine: Ngày 14/12, Phát biểu tại sự kiện giao lưu với người dân và báo giới, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh Ukraine đã mất đi một số binh sĩ tốt nhất trong nỗ lực đảm bảo vị trí vững chắc ở bờ phía Đông sông Dnipro thuộc khu vực Kherson. Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng nêu rõ yêu cầu quan trọng là duy trì các cơ chế trong khuôn khổ Liên hợp quốc, chẳng hạn như quyền phủ quyết của các quốc gia thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an. (Reuters)

Tin liên quan
Tổng thống Ukraine kêu gọi Mỹ viện trợ loại tên lửa này Tổng thống Ukraine kêu gọi Mỹ viện trợ loại tên lửa này

* Nga đưa lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine vào danh sách truy nã: Ngày 14/12, Nga đã đưa người đứng đầu Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (GUR) Kyrylo Budanov vào danh sách “truy nã”, cáo buộc GUR thực hiện các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ của Nga. Phía Nga cáo buộc ông Budanov đã tổ chức cuộc tấn công năm 2022 phá hủy một phần cây cầu nối Crimea, bán đảo của Ukraine mà Nga đã sát nhập.

Cuối tháng trước, Ukraine công khai nghi vấn Nga đầu độc vợ của ông Budanov, bà Marianna Budanova, bằng thủy ngân và thạch tín. Bà Budonova là cố vấn cho Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko. Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc này. (AFP)

* Nga theo dõi sát việc Mỹ giảm hỗ trợ cho Ukraine: Trả lời phỏng vấn ngày 13/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Chính quyền Kiev đã hứa rằng nếu các bạn cho chúng tôi 100 tỷ USD, chúng tôi sẽ giành chiến thắng trên thực địa. Người Mỹ giờ đây hiểu rằng họ đã bị gạt. Không có chiến thắng trên thực địa. Chắc chắn rằng lực lượng Ukraine đang nhanh chóng mất vị trí. Đây là một quá trình không thể tránh khỏi. Người Mỹ “thực sự ngay từ đầu đã bắt đầu tự hỏi mình câu hỏi: họ đang tiêu số tiền này vào việc gì?’”. Ông cũng bày tỏ nghi ngờ về việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. (Reuters)

* Ukraine nói bắn hạ nhiều UAV của Nga trong đêm: Ngày 13/12, viết trên Telegram, Lực lượng Không quân Ukraine cho hay: “Lực lượng phòng không đã bắn hạ được 41/42 máy bay không người lái (UAV) Shahed-136/131. Phần lớn trong số chúng đã bị bắn hạ ở vùng Odessa”. Mảnh vỡ của các UAV đã làm hư hại hơn chục tòa nhà ở Odessa và khiến 11 dân thường bị thương, trong đó có 3 trẻ em. Theo Không quân Ukraine, Nga cũng tấn công cơ sở hạ tầng cảng ở vùng Danube. Mảnh vỡ đã làm hư hại kho chứa hai cơ sở lưu trữ ngũ cốc. (Reuters)

* Mỹ: Xung đột Ukraine gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế Nga: Ngày 14/12, tờ Financial Times (Anh) dẫn lời ông Rachel Lyngaas, chuyên gia kinh tế hàng đầu về trừng phạt tại Bộ Tài chính Mỹ nhận định nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng hơn 5% nếu Nga không triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ông nói thêm rằng Nga đang hoạt động kém hơn các nước xuất khẩu năng lượng khác, bao gồm Mỹ. Hiện Bộ Tài chính Mỹ không phản hồi về đề nghị đưa ra bình luận nêu trên.

Xứ bạch dương đã chi hơn 100 tỷ USD, tương đương gần 1/3 tổng chi tiêu cho quốc phòng năm 2023. Trụ cột của nền kinh tế Nga, doanh thu từ dầu khí, đã bị ảnh hưởng nặng nề năm nay, dù đã có sự phục hồi nhẹ những tháng gần đây khi giá dầu ổn định. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga không có tác động lớn như dự đoán. (Financial Times)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Ông Zelensky thừa nhận 'điều cay đắng' khi đến châu Âu, EU tỏ rõ thái độ, Nga theo dõi sát một động thái của Mỹ

Israel-Hamas

* Israel tuyên bố tiếp tục chống Hamas bất chấp sức ép quốc tế: Ngày 14/12, phát biểu trước quân nhân tại một căn cứ quân sự miền Nam Nhà nước Do Thái, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến cuối cùng. Không có nghi ngờ gì về điều này. Tôi cũng nói điều này trước nỗi đau lớn nhưng cũng trước sức ép quốc tế. Không gì có thể ngăn cản chúng ta. Chúng ta sẽ đi đến cùng, cho đến khi chiến thắng, không hơn không kém”. Cơ quan báo chí Chính phủ Israel đã công bố video về chuyến thăm nêu trên.

Cùng ngày, trao đổi với báo giới, Ngoại trưởng Israel Eli Cohen cũng tuyên bố tương tự: “Israel sẽ tiếp tục chống Hamas, dù có sự ủng hộ của quốc tế hay không… Một lệnh ngừng bắn giai đoạn này là món quà cho Hamas. Chúng tôi sẽ không cho phép tổ chức này trở lại cũng như đe dọa người dân Israel”. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động “hiệu quả và tích cực” hơn để bảo vệ các tuyến hàng hải. (TASS/Times of Israel)

* Chiến dịch tấn công của Israel vào Bờ Tây bước sang ngày thứ 2: Trong 30 giờ qua, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) và Cảnh sát biên phòng đã mở chiến dịch quân sự lớn vào thành phố Jenin ở vùng Bờ Tây nhằm truy bắt các nghi phạm bị nghi tấn công nước này.

Từ ngày 12/12, các binh sĩ Israel đã khám xét 400 tòa nhà trong trại tị nạn Jenin, buộc trường học phải tạm đóng cửa và học sinh phải chuyển sang học trực tuyến. IDF đã sử dụng các UAV không kích khiến 7 người Palestine thiệt mạng, trong đó có 4 tay súng và một thiếu niên 13 tuổi. Đồng thời, Israel đã bắt giữ hàng trăm người Palestine trong diện bị truy nã và thu giữ hàng chục loại vũ khí khác nhau.

Hiện chưa có dấu hiệu IDF sẽ ngừng chiến dịch tấn công ở Bờ Tây. Tính từ ngày 7/10, IDF đã bắt giữ 2.000 người Palestine bị truy nã ở Bờ Tây, trong đó có hơn 1.100 người bị cáo buộc có liên kết với Hamas, trong khi đó có khoảng 280 bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng vũ trang Israel. (Times of Israel)

* Thủ lĩnh Hamas sẵn sàng thảo luận ngừng bắn với Israel: Ngày 13/12, phát biểu trên truyền hình, thủ lĩnh chính trị của phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh tuyên bố: “Chúng tôi sẵn sàng thảo luận về bất kỳ ý tưởng hoặc sáng kiến nào có thể chấm dứt hành động của Israel và mở ra cơ hội đưa nhà của người Palestine vào đúng vị trí ở Bờ Tây và Dải Gaza”. Ngoài ra, ông tuyên bố bất kỳ sự dàn xếp nào ở Gaza mà thiếu đi Hamas đều là “ảo tưởng”. (Tân hoa xã/Reuters)

* Nga tăng cường hỗ trợ y tế cho Dải Gaza theo yêu cầu của Israel: Ngày 14/12, phát biểu khi giao lưu với người dân, Tổng thống Vladimir Putin cho biết xứ bạch dương sẽ tăng cường hoạt động chuyển giao thiết bị y tế và thuốc men cho người bị ảnh hưởng bởi xung đột Hamas-Israel ở Dải Gaza, theo đề nghị của Nhà nước Do Thái. Ông nêu rõ: “Chúng tôi nhất trí một thỏa thuận với phía Israel, theo đó họ yêu cầu chúng tôi thực hiện hành động này nhằm tăng lượng cung cấp thiết bị y tế và thuốc men. Chúng tôi sẽ đáp ứng yêu cầu đó”.

Đồng thời, ông nhấn mạnh cần phải bảo đảm cuộc sống của người dân ở Dải Gaza và kêu gọi cung cấp viện trợ nhân đạo quy mô lớn cho vùng lãnh thổ này. Tổng thống Putin cũng cho biết đã thảo luận với người đồng cấp Ai Cập Abdel Fattah El Sisi và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về khả năng mở bệnh viện do Nga vận hành ở Dải Gaza, song kế hoạch vẫn chưa được bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, tại sự kiện, nhà lãnh đạo xứ bạch dương còn lên tiếng bảo vệ Liên hợp quốc, giải thích tổ chức đa phương này bị xem là không hoạt động tích cực trong xung đột Hamas-Israel là do thiếu sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên.

Tổng thống Putin khẳng định lĩnh vực thể thao không nên bị chính trị hóa, bởi thể thao là để đoàn kết mọi người. Đề cập lời kêu gọi đình chỉ Israel tham gia tranh tài tại Olympic, ông lưu ý: “Liên quan vấn đề này, bạn vừa nhắc tới Israel, về các vận động viên Israel, bất chấp những sự kiện đang diễn ra ở Gaza, tôi sẽ có quan điểm tương đồng với giới chức thể thao quốc tế. Thể thao nằm ngoài chính trị, lĩnh vực này nhằm mục đích đoàn kết mọi người”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Giá dầu Nga tăng vọt, Ấn Độ vẫn 'rút ví', vì sao vậy?

Đông Nam Á

* Tàu chiến Ấn Độ tới Philippines: Ngày 13/12, một tàu chiến Ấn Độ đã cho chuýen thăm tới thủ đô Manila. Đại sứ Ấn Độ tại Philippines Shambhu Kumaran cho biết tàu hộ tống chống tàu ngầm INS Kadmatt cập cảng Manila trong “chuyến thăm thiện chí” để nhấn mạnh quan hệ song phương bền chặt giữa Ấn Độ và Philippines với tư cách là “các nền dân chủ”.

Ông nói: “Chúng tôi có lợi ích chung về hòa bình và ổn định trong khu vực… Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những người bạn Philippines trong nỗ lực của họ nhằm đảm bảo rằng bất cứ điều gì xảy ra trên biển đều phải tôn trọng hiến pháp của những vùng biển này”.

Theo lịch trình, tàu INS Kadmatt sẽ tham gia “tập trận đối tác hàng hải” với tàu tuần tra ngoài khơi BRP Ramon của Hải quân Philippines ở Biển Đông. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ-Hàn Quốc: Năm thập niên nhiều ‘gia vị’

Đông Bắc Á

* Trung Quốc, Nga tiếp tục tuần tra chung ở biển Hoa Đông: Ngày 14/12, trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận nước này và Nga đã tiến hành tuần tra chung lần thứ 7 ở khu vực biển Nhật Bản và biển Hoa Đông trong ngày.

Thông cáo viết: “Theo kế hoạch hợp tác hàng năm giữa các lực lượng vũ trang Trung Quốc và Nga, ngày 14/12, hai bên đã tổ chức cuộc tuần tra trên không chiến lược chung lần thứ 7 trong khu vực không phận biển Nhật Bản và biển Hoa Đông”. Tuy vậy, thông cáo không nêu rõ chi tiết.

Trước đó, cuộc tập trận hải quân chung “Tương tác phương Bắc -2023” diễn ra từ ngày 20-23/7. Tổng cộng có 20 khoa mục huấn luyện chiến đấu đã được thực hiện, gồm cả bắn pháo vào mục tiêu trên biển, ven biển và trên không. (TASS)

* Hàn Quốc cảnh giác trước các mối đe dọa an ninh: Ngày 14/12, phát biểu trong khuôn khổ chuyến thăm Bộ Chỉ huy phản gián quốc phòng ở Gwacheon, phía Nam thủ đô Seoul, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won Sik đã nêu bật vai trò của cơ quan này trong bảo vệ bí mật quân sự và công nghiệp quốc phòng. Ông bày tỏ: “Là đơn vị duy nhất chuyên thực hiện hoạt động an ninh và phản gián, tôi mong các bạn luôn sẵn sàng bảo vệ bí mật quân sự và quốc phòng”.

Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đến thăm Bộ Chỉ huy tác chiến không gian mạng để kêu gọi các quân nhân tích cực chuẩn bị sẵn sàng trước các mối đe dọa đang gia tăng trong lĩnh vực mạng. Trong khi đó, Tham mưu trưởng Lục quân, Tướng Park An Su, cũng đã tổ chức cuộc họp với các chỉ huy chủ chốt tại Bộ Tư lệnh Tác chiến Mặt đất ở Yongin, phía Nam Seoul, đồng thời kêu gọi huấn luyện thực tế và trang bị cho binh lính tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc: Tuyết rơi dày, nhiều trường học chuyển sang hình thức dạy trực tuyến

Châu Âu

* Nga thu hút được luồng dư luận ủng hộ cả ở châu Âu và Mỹ: Ngày 14/12, phát biểu buổi giao lưu với người dân và báo giới ngày 14/12, Tổng thống Vladimir Putin: “Tôi biết rằng không chỉ ở các thành phố của Đức, mà còn ở nhiều thành phố ở châu Âu và Mỹ, mọi người tin tưởng chúng tôi đang làm đúng mọi thứ, chúng tôi không ngại đấu tranh vì lợi ích quốc gia của mình”. Ông chỉ rõ Nga có lượng lớn người ủng hộ đường lối bảo vệ các giá trị truyền thống trên thế giới và số lượng này ngày càng tăng lên nhiều lần, theo cấp số nhân.

Ngoài ra, Tổng thống Putin cảnh báo tình trạng quá phụ thuộc vào đồng USD gây nhiều vấn đề kinh tế-xã hội nghiêm trọng. Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh: “Nga không từ bỏ đồng USD, nhưng chúng ta bắt đầu chán nản khi đối mặt với vấn đề trong hoạt động thanh toán bằng đồng USD và euro”. (Sputnik/TTXVN)

* UAV lại rơi xuống lãnh thổ Romania gần biên giới Ukraine: Ngày 14/12, Bộ Quốc phòng Romania xác nhận cho biết dựa trên thông tin hiện trường, các lực lượng của cơ quan này đã tiến hành hoạt động tìm kiếm trong đêm.
Trong buổi sáng, họ dã phát hiện một hố sâu 1,5m, được xác định là hậu quả từ “vụ va chạm không kiểm soát” của chiếc UAV được sử dụng trong cuộc tấn công cơ sở hạ tầng cảng Ukraine.

Đây là khu vực không có người dân sinh sống, cách thị trấn Grindu của Romania khoảng 4 km về phía thượng nguồn. Bộ Quốc phòng Romania đã có biện pháp bảo vệ hiện trường và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để thu thập bằng chứng và tiến hành điều tra vụ việc theo đúng quy trình.

Ráng sáng ngày 4/12, các lực lượng Nga đã liên tiếp dùng UAV tấn vào cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine gần biên giới với Romania. Bộ Quốc phòng Romania khẳng định đã theo dõi tình hình khu vực biên giới và kích hoạt cảnh báo trên không, đồng thời thông báo cho Tổng Thanh tra những tình huống khẩn cấp về nguy cơ các huyện Tulcea và Galati có thể bị ảnh hưởng từ những rủi ro liên quan đến tình hình trên.

Các máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Romania từ Căn cứ không quân 86 ở Fetesti và máy bay Eurofighter Typhoon của Không quân Đức từ Căn cứ không quân 57 đã được huy động để giám sát không phận Romania. Cảnh báo đã được gỡ bỏ lúc 2h00 ngày 14/12 (giờ địa phương).

Từ đầu tháng 9, đã có 4 UAV khác rơi xuống lãnh thổ Romania tại biên giới giáp Ukraine. Hồi tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Romania Angel Tilvar thừa nhận đã bổ sung các hệ thống giám sát trên không tại khu vực đồng bằng sông Danube gần các cảng của Ukraine thường xuyên bị quân Nga tấn công. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Romania lần đầu thử nghiệm hệ thống phòng không Patriot

Trung Đông-châu Phi

* Israel kêu gọi thành lập liên minh quốc tế chống Houthi: Ngày 13/12, Tổng thống Israel Isaac Herzog nhấn mạnh các hành động khủng bố và cướp biển liên tục của lực lượng Houthi chống lại các tàu thuộc mọi quốc tịch đòi hỏi toàn bộ cộng đồng quốc tế phải hành động, đoàn kết, mạnh mẽ và quyết đoán để dập tắt mối đe dọa này. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo này cũng nhận định hoạt động quốc tế do Mỹ lãnh đạo chống lại nhóm cướp biển khủng bố Houthi phải được củng cố và tăng cường dưới hình thức một liên minh quốc tế thực sự”.

Houthi, lực lượng kiểm soát phần lớn miền bắc Yemen, bao gồm cả thủ đô Sanaa, đã tuyên bố tham gia xung đột Israel-Hamas vào cuối tháng 10 bằng cách phóng tên lửa và UAV về phía miền nam Israel. Trong những tuần gần đây, lực lượng này cũng tấn công các tàu thuyền hướng về cảng Israel ở Biển Đỏ. (Al-Jaazera)

Phản ứng mới nhất của Iran về lệnh trừng phạt từ EC liên quan cáo buộc xuất khẩu UAV sang Nga

Phản ứng mới nhất của Iran về lệnh trừng phạt từ EC liên quan cáo buộc xuất khẩu UAV sang Nga

Ukraine và một số nước phương Tây đã cáo buộc Iran xuất khẩu UAV cảm tử sang Nga để sử dụng trong cuộc xung đột ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Biden hứa không rời bỏ, ông Zelensky thận trọng nói 'sẽ dựa vào kết quả'

Tình hình Ukraine: Tổng thống Biden hứa không rời bỏ, ông Zelensky thận trọng nói 'sẽ dựa vào kết quả'

Ngày 12/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volydymyr Zelensky đã có cuộc gặp tại Nhà Trắng, trong bối cảnh sự ...

Xung đột Israel - Hamas: Tổng thống Mỹ nói Israel cần phải thay đổi; Thủ tướng Netanyahu thừa nhận một điều

Xung đột Israel - Hamas: Tổng thống Mỹ nói Israel cần phải thay đổi; Thủ tướng Netanyahu thừa nhận một điều

Ngày 12/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định, Israel đang bắt đầu đánh mất sự ủng hộ quốc tế, sau khi thực hiện cuộc ...

Xung đột Israel-Hamas: Thủ lĩnh Hamas cảnh báo điều 'ảo tưởng', Mỹ-Nga-EU đồng loạt có động thái mới

Xung đột Israel-Hamas: Thủ lĩnh Hamas cảnh báo điều 'ảo tưởng', Mỹ-Nga-EU đồng loạt có động thái mới

Ngày 13/12, Hamas khẳng định sẵn sàng thảo luận với Israel để tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, trong khi Mỹ, Nga và ...

Xung đột tại Dải Gaza: Bất đồng không bất ngờ

Xung đột tại Dải Gaza: Bất đồng không bất ngờ

Phát biểu mới đây nhất của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel cho thấy khác biệt quan điểm về xung đột hiện nay tại ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Nhật Bản dốc sức cho tham vọng chinh phục vũ trụ

Nhật Bản dốc sức cho tham vọng chinh phục vũ trụ

Ngày 27/4, Nhật Bản chính thức ra mắt quỹ trị giá hơn 1 nghìn tỷ Yen (khoảng 6,43 tỷ USD), nhằm hiện thực hóa tham vọng chinh phục vũ trụ.
Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Nhiệt độ cao kỷ lục bao trùm Philippines, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ do El Nino, khiến mùa nóng năm nay trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/4/2024.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới ...
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Sáng ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã có buổi gặp mặt và trò chuyện cùng Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động