Báo cáo phân tích xuất khẩu của 5 quốc gia ASEAN tiêu biểu là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã đạt tăng trưởng bình quân 5,1% giai đoạn 2009-2017, nhập khẩu tăng 5,3%. Trong khoảng thời gian này, Trung Quốc nổi lên như một đối tác thương mại chính của 5 quốc gia Đông Nam Á.
Tuy nhiên, đã có sự thay đổi về hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với các nước ASEAN sau diễn ra căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Báo cáo nhận định xuất khẩu của các nước ASEAN sang Trung Quốc sẽ chững lại, tập trung vào các mặt hàng điện, điện tử, máy móc, những mặt hàng mà Mỹ dự kiến sẽ áp thuế bổ sung với Trung Quốc.
Một nhà máy sản xuất của Samsung tại Việt Nam. (Nguồn: Vietnam News) |
Xét về trung và dài hạn, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh chiến lược tăng trưởng tập trung vào tiêu thụ nội địa. Khi đó, mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN có thể bị co hẹp. Lỗ hổng trong thương mại với Trung Quốc sẽ trở thành cơ hội để Nhật Bản và Hàn Quốc mở rộng xúc tiến vào thị trường Đông Nam Á. Báo cáo chỉ ra rằng Hàn Quốc cần phát triển hơn nữa quan hệ thương mại với các nước ASEAN, tập trung vào mối quan hệ hợp tác về công nghệ, thay vì chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp như hiện nay, lên chiến lược khác biệt hóa với Nhật Bản.
Trong khi đó, BOK cho biết tỷ lệ xuất khẩu của Hàn Quốc giảm hai tháng liên tiếp kế từ tháng 12/2018 cho đến nay, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm. BOK nhận định tốc đột tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc sẽ đạt 2,6% trong năm 2019 và 2020, giảm 0,1% so với năm 2018. Theo đó, để khắc phục tình trạng này, địa bàn ASEAN sẽ là trọng tâm xuất khẩu của Hàn Quốc trong thời gian tới.