Theo cựu quan chức Hàn Quốc, với việc không phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hay tiến thành thử hạt nhân, việc 'bắn tín hiệu' tái khởi động các cơ sở hạt nhân là một hành động khiêu khích mức độ thấp nhằm thể hiện lập trường của Triều Tiên. (Nguồn: KCNA) |
Trả lời báo giới, Phủ Tổng thống Hàn Quốc khẳng định: "Diễn biến ở Triều Tiên tiếp tục leo thang liên quan việc Bình Nhưỡng củng cố năng lực hạt nhân là tình huống cấp thiết để can dự với Triều Tiên trong các cuộc đàm phán nhằm giải quyết vấn đề".
Cùng ngày, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young kêu gọi sớm nối lại các cuộc đàm phán với Triều Tiên cả về phi hạt nhân hóa và các lĩnh vực nhân đạo.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc Diễn đàn Hòa bình Toàn cầu Hàn Quốc, một diễn đàn thường niên được Bộ Thống nhất tổ chức, ông Lee nói: "Kể cả không có những điều kiện đối thoại hoàn hảo, Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ trước tiên phải mở các kênh liên lạc của họ, cùng nhau ngồi xuống và nối lại đàm phán, vì đối thoại là con đường duy nhất để đạt được mục tiêu họ muốn".
Bên cạnh đó, ông Lee lưu ý: "Thế giới đang đối mặt với những mối đe dọa dai dẳng từ dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu và những vấn đề khác, vốn không thể đơn phương giải quyết.
Tôi cho rằng Triều Tiên cũng cần hợp tác trong các lĩnh vực lương thực, sức khỏe và y tế do dịch Covid-19, các biện pháp trừng phạt và thiên tai".
Các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn bị đình trệ kể từ khi Hội nghị thượng đỉnh năm 2019 giữa Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kết thúc mà không đạt được thỏa thuận.
Hiện cả Hàn Quốc và Mỹ "đang chủ động tìm kiếm đối thoại" với Triều Tiên trên cơ sở chia sẻ nhận thức chung về những diễn biến mới ở Bình Nhưỡng.
Trước đó, ngày 30/8, Nhà Trắng và Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim đều lên tiếng bày tỏ hy vọng Bình Nhưỡng quay lại bàn đàm phán.
Cũng trong ngày 30/8, một báo cáo thường niên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho hay, dường như Triều Tiên đã tái khởi động một lò phản ứng tại tổ hợp hạt nhân chính ở Yongbyon, phía Bắc Bình Nhưỡng, nhằm sản suất Plutonium, một nguyên liệu trong sản xuất vũ khí hạt nhân.
Ngày 31/8, cựu Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee Jong-seok nhận định, các thông tin trên là "sự khiêu khích mức độ thấp" của Triều Tiên nhằm gây chú ý với Mỹ.
Theo cựu quan chức Hàn Quốc: "Khi Mỹ thể hiện xu hướng quay lại chính sách kiên nhẫn chiến lược và với mục tiêu dỡ bỏ trừng phạt không thành, Triều Tiên tìm cách khiêu khích trong những lĩnh vực mà họ chưa đưa ra cam kết nào với phía Mỹ".
Ông Lee nhận định: "Với việc không phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hay tiến thành thử hạt nhân thì việc thể hiện những dấu hiệu tái khởi động các cơ sở hạt nhân là một hành động khiêu khích mức độ thấp nhằm thể hiện lập trường của Triều Tiên".
Sự kiên nhẫn chiến lược ám chỉ chính sách dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tập trung vào việc chờ đợi Bình Nhưỡng thay đổi cách hành xử trong khi duy trì gây sức ép.
| Mỹ nói về mục tiêu phi hạt nhân hóa sau những động thái mới từ Triều Tiên Ngày 30/8, Nhà Trắng khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm đối thoại với Triều Tiên nhằm thảo luận về loạt vấn đề liên ... |
| Tin thế giới 30/8: Kabul thành 'hố lửa', khủng bố được 'tháo chốt'? Mỹ vội tập hợp lực lượng; mở màn 'đấu trường' tìm kiếm Thủ tướng Đức Tình hình Afghanistan, Trung Quốc đề nghị quốc tế hướng dẫn Taliban, cuộc đua tìm kiếm Thủ tướng mới của Đức, những động thái mới ... |