Việc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật và dỡ bỏ sau vài tiếng vào tối muộn 3/12, rạng sáng 4/12 đã gây nên sự phẫn nộ trong công chúng và đảng đối lập. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 10/12, hãng thông tấn Yonhap đưa tin, cảnh sát Hàn Quốc thông báo đã triệu tập các thành viên nội các và người đứng đầu cơ quan tình báo nước này để chất vấn về vụ thiết quân luật hồi tuần trước.
Tin liên quan |
Đảng cầm quyền Hàn Quốc ra tuyên bố về Tổng thống, ông Yoon Suk Yeol xin lỗi người dân cả nước; đảng đối lập nói gì? |
Trong số những người bị triệu tập có Thủ tướng Han Duck-soo, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, cựu Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang-min, Bộ trưởng Ngoại giao Cho Tae-yul và một số bộ trưởng khác. Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Cho Tae-yong cũng có tên trong danh sách.
Cảnh sát cho rằng, Thủ tướng Han Duck Soo và các bộ trưởng đã tham dự các cuộc họp nội các được tổ chức trước và sau tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào tối 3/12.
Văn phòng Điều tra quốc gia (NOI), đơn vị xử lý vụ án, cho biết họ không loại trừ khả năng thực hiện hành động pháp lý để buộc những người này ra hầu tòa nếu từ chối hợp tác.
Theo NOI, hiện tại, cùng với Tổng thống Yoon Suk Yeol, nhiều quan chức đã bị áp dụng lệnh cấm ra nước ngoài, gồm Tổng thanh tra của Cơ quan cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Hoi, Giám đốc Cơ quan Cảnh sát thủ đô Seoul Kim Bong-sik và người đứng đầu Đội Cảnh sát bảo vệ Quốc hội Mok Hyun-tae.
Trong diễn biến liên quan, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo, người đứng đầu Cơ quan tình báo quốc phòng của quân đội, Thiếu tướng Lục quân Moon Sang-ho, đã bị đình chỉ công tác vào ngày 10/12. Đây là trường hợp mới nhất trong chuỗi các vụ đình chỉ chỉ huy quân sự sau sự kiện ban bố thiết quân luật vừa qua.
Đảng cầm quyền chia rẽ
Trong khi đó, đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền Hàn Quốc tiếp tục đối mặt với áp lực lớn và chia rẽ sâu sắc trong nội bộ về vấn đề từ chức của Tổng thống Yoon Suk Yeol, sau khi ông tạm dừng điều hành nhà nước do khủng hoảng liên quan việc ban bố thiết quân luật.
Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi PPP đang chịu sự giám sát của công chúng vì quyết định tẩy chay cuộc bỏ phiếu luận tội tổng thống vào ngày 7/12. Mặc dù lãnh đạo đảng Han Dong Hoon cam kết sẽ hướng tới một cuộc từ chức sớm có trật tự, nhưng đảng này vẫn chưa đưa ra được chiến lược rút lui thống nhất.
Ngày 9/12, PPP tổ chức một loạt cuộc họp khẩn cấp, bao gồm phiên họp Hội đồng tối cao và cuộc họp của các nhà lập pháp cấp cao. Đảng cũng thông báo thành lập một lực lượng đặc nhiệm để thảo luận các biện pháp ổn định tình hình, bao gồm cả phương án từ chức sớm của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Kwak Kyu Taek cho biết, các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra và chưa có chi tiết cụ thể được công bố, trong bối cảnh các ý kiến nội bộ của PPP có khác biệt.
Ông Kim Jong Hyuk, thành viên Hội đồng Tối cao, cho rằng Tổng thống nên công bố mốc thời gian từ chức trong vòng 3-6 tháng để đáp ứng kỳ vọng của công chúng, điều này sẽ dẫn tới một cuộc bầu cử tổng thống trong vòng 60 ngày.
Tuy nhiên, nghị sĩ Yoon Sang Hyun, một người ủng hộ trung thành của tổng thống, cảnh báo rằng việc từ chức nhanh chóng có thể dẫn đến một cuộc bầu cử sớm, tạo lợi thế cho đảng đối lập chính là đảng Dân chủ Hàn Quốc (DP).
Những người ủng hộ Tổng thống Yoon Suk Yeol lại đề xuất một lộ trình chậm hơn, thậm chí xem xét sửa đổi hiến pháp để rút ngắn nhiệm kỳ, kéo dài thời gian từ chức đến năm 2026.
Áp lực đối với PPP càng gia tăng khi các đảng đối lập tuyên bố sẽ đệ trình một động thái luận tội thứ hai vào ngày 11/12, với mục tiêu đưa vấn đề ra thảo luận tại phiên họp toàn thể ngày 12/12. Việc không đạt được sự đồng thuận về kế hoạch rút lui có thể làm suy yếu khả năng PPP có thể phủ quyết động thái này.
Trước đó, trong cuộc bỏ phiếu luận tội đầu tiên ngày 7/12, 105 trong số 108 nhà lập pháp PPP đã rời khỏi phòng họp nhằm tẩy chay sự kiện. Mặc dù động thái này dẫn đến việc hủy bỏ luận tội do thiếu số phiếu cần thiết, nhưng cũng làm gia tăng áp lực đối với lãnh đạo đảng Han Dong Hoon trong việc đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng.
| Tin thế giới 9/12: Nga thừa nhận bất ngờ về tình hình Syria, cự tuyệt tiết lộ tung tích ông Assad; Tổng thống Hàn Quốc bị cấm xuất ngoại Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h. |
| Chớp thời cơ khi Syria hỗn loạn, Israel thành 'ngư ông đắc lợi' ở Cao nguyên Golan, ra tuyên bố chẳng nể nang Giữa lúc chính quyền Syria nhanh chóng sụp đổ trước sự tấn công của lực lượng đối lập và chính trường nước này hỗn loạn, ... |
| Đảng cầm quyền Hàn Quốc ra tuyên bố về Tổng thống, ông Yoon Suk Yeol xin lỗi người dân cả nước; đảng đối lập nói gì? Lãnh đạo đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền ngày 7/12 tuyên bố việc Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chức sớm đã trở ... |
| Đảng cầm quyền Hàn Quốc bác dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol và điều tra Phu nhân Kim Keon Hee Các nghị sĩ của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền ở Hàn Quốc ngày 7/12 quyết định phản đối cuộc bỏ phiếu luận ... |
| Tổng thống Ukraine công bố ý tưởng sốc đưa quân nước ngoài đến 'trấn thủ', thúc giục Đức tăng cường hỗ trợ Nhân chuyến thăm Kiev của lãnh đạo đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đối lập ở Đức Friedrich Merz, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ... |