Hàn – Triều: Chập chững tới hòa bình

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Seoul và Bình Nhưỡng đang được chính quyền hai bên khẩn trương xúc tiến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
han trieu chap chung toi hoa binh Hàn Quốc và Triều Tiên khẳng định tiếp tục nỗ lực cải thiện quan hệ
han trieu chap chung toi hoa binh ​Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên có chuyến thăm "đầy ý nghĩa" tới Hàn Quốc

Ngày 29/3, Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức đàm phán cấp cao tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm để thảo luận về Thượng đỉnh song phương giữa lãnh đạo hai nước, dự kiến diễn ra vào cuối tháng Tư. Phía Hàn Quốc đã cử Bộ trưởng Bộ Thống nhất Cho Myoung-gyon làm trưởng đoàn trong khi phái đoàn Triều Tiên do ông Ri Son-gwon, Chủ tịch Ủy ban Thống nhất Hòa bình Triều Tiên, dẫn đầu.

Theo đề xuất của Hàn Quốc, tại cuộc hội đàm cấp cao này, hai bên tập trung thảo luận về các nội dung cơ bản chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều tới, bao gồm lịch trình hội nghị, chương trình nghị sự và thành phần tham dự.

Tín hiệu tích cực

Các cuộc đàm phán quan trọng giữa hai miền Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ liên Triều đang chuyển biến tích cực, đặc biệt kể từ Olympic mùa Đông Pyeong Chang 2018.

han trieu chap chung toi hoa binh
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tiếp đặc phái viên Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng ngày 5/3. (Nguồn: KCNP)

Ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ phái đoàn Hàn Quốc ngày 5/3, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã dành đến 4 giờ đồng hồ để tiếp đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ông bày tỏ “ý chí vững chắc thúc đẩy mạnh mẽ” quan hệ với Hàn Quốc và “viết nên trang sử mới thống nhất hai miền”. Hai bên cũng đồng thuận tổ chức thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba.

Một đột phá khác là việc Bình Nhưỡng bày tỏ ý định đàm phán thẳng thắn với Mỹ về phi hạt nhân hóa và bình thường hóa quan hệ Mỹ - Triều. Đây là sự thay đổi quan điểm rõ rệt của lãnh đạo Kim Jong-un sau khi Bình Nhưỡng nhiều lần cương quyết rằng chương trình hạt nhân sẽ không thể là chủ đề của bất cứ cuộc đàm phán nào. Có thể nói, thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến vào cuối tháng Năm tới là nỗ lực hiếm hoi của cả Washington và Bình Nhưỡng nhằm hóa giải căng thẳng đã tồn tại qua nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, mọi diễn biến trên bán đảo Triều Tiên có liên quan mật thiết đến Hàn Quốc và Seoul muốn chắc chắn rằng lợi ích quốc gia của mình, đặc biệt là vấn đề an ninh, phải được đảm bảo trong cuộc thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới, Do đó, không sai nếu nhận định rằng cuộc hội đàm giữa ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un vào tháng Tư chính là bước đệm xúc tiến cho lần giáp mặt lịch sử giữa lãnh đạo Mỹ - Triều tháng Năm tới.

Mỗi bên một toan tính

Trong mấy ngày qua, Hàn Quốc đã tích cực gửi phái đoàn đi thương thảo với những nước có liên quan, nhằm thúc đẩy cho cuộc gặp có khả năng dẫn đến hòa bình và phi hạt nhân hóa cho bán đảo Triều Tiên. Vị lãnh đạo Nhà Xanh thậm chí còn đề cập đến khả năng thượng đỉnh tay ba Hàn – Triều – Mỹ tùy theo diễn biến tình hình.

Không ngần ngại đóng vai trò trung gian hòa giải, Hàn Quốc đang thể hiện tham vọng cùng lúc đạt được hai mục tiêu. Đầu tiên, nước này muốn xây dựng mối quan hệ nồng ấm vừa le lói với Triều Tiên. Tuy nhiên, Seoul cũng đồng thời ngăn chặn nguy cơ rạn nứt quan hệ đồng minh với Washington.

Trong khi đó, thái độ thân thiện của Triều Tiên nhiều ngày qua khiến giới quan sát khá bất ngờ. Phải chăng dấu hiệu hòa giải khó tin trong quan hệ liên Triều gần đây cùng với ý định ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ đều là bước đi chiến thuật của Triều Tiên? Mục đích của những động thái này có thể nhằm làm suy yếu các lệnh trừng phạt và giảm sức ép từ cộng đồng quốc tế lên chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Một động thái thu hút nhiều sự chú ý khác của Triều Tiên là việc Chủ tịch Kim Jong-un đã bất ngờ thăm chính thức Trung Quốc ngày 26/3. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên từ khi lên nắm quyền cuối năm 2011. Tuy nội dung cụ thể của cuộc hội đàm giữa ông Kim Jong-un và người đồng cấp nước chủ nhà Tập Cận Bình không được tiết lộ, song hầu hết giới chuyên gia đều đánh giá hai bên đã tiến hành thảo luận về thượng đỉnh Hàn – Triều và Mỹ – Triều sắp tới.

Một số nhận định rằng ông Kim Jong-un cần có hậu thuẫn từ “người bạn Trung Hoa” trước khi đối mặt với Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, cũng có thể đây chỉ là một động thái nhằm xoa dịu với Bắc Kinh. Mỗi bên liên quan đều mang theo những toan tính riêng trước khi bước vào bàn đàm phán vì tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Còn quá sớm để hy vọng căng thẳng cố hữu trên bán đảo này sẽ sớm được giải quyết. Dẫu vậy, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao liên Triều “tan băng”, những diễn biến tích cực mới sẽ góp phần duy trì bầu không khí thân thiện vừa được thiết lập, tạo điều kiện cho tái khởi động các cuộc đối thoại vì hòa bình.

han trieu chap chung toi hoa binh Tổng thống Hàn Quốc ra lệnh cải tổ toàn diện quân đội

Ngày 9/8, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ra lệnh cải tổ các lực lượng vũ trang của nước này "một cách toàn diện ...

han trieu chap chung toi hoa binh Paju - bình yên nơi khói lửa

Từng là chiến trường ác liệt nhất trong chiến tranh bán đảo Triều Tiên 1950 – 1953, nhưng Paju giờ đây đã trở thành địa ...

han trieu chap chung toi hoa binh Phái đoàn Hàn Quốc - Triều Tiên gặp nhau tại Bắc Kinh

Ngày 14/5, phái đoàn của Hàn Quốc đã có một cuộc gặp ngắn với phái đoàn của Triều Tiên bên lề Diễn đàn hợp tác quốc ...

Thập Phương

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ...
Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

David Moyes đã lên tiếng cảnh báo Ruben Amorim về sức ép khủng khiếp khi ngồi ghế nóng tại MU.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều yếu tố bất ngờ.
'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

Lực lượng Vệ binh Quốc gia được kích hoạt, sở chỉ huy FBI được thành lập tại Washington và các đội vũ khí đặc biệt được triển khai trên các ...
Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Tiền vệ Marc Casado thiết lập dấu mốc kiến tạo ấn tượng ở trận Barcelona thắng Espanyol 3-1 tại vòng 12 La Liga.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động