Hàng loạt sông băng bên bờ vực biến mất, biến đổi khí hậu không còn là những lời cảnh báo

Kha Ninh
Biến đổi khí hậu, nhiệt độ toàn cầu nóng lên khiến những ngọn núi băng giá, cao hàng nghìn mét trên dãy Andes lộ ra vách đá trơ trọi, kéo theo nhiều hệ quả không ngờ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Biến đổi khí hậu khiến sông băng Iver gần đỉnh núi El Plomo tan chảy. (Nguồn: Reuters)

Núi băng chỉ còn trong ký ức

Vào một ngày đẹp trời, ngọn núi El Plomo cao 5.400m của Chile có thể được nhìn thấy từ thủ đô Santiago. Đỉnh núi cao trên dãy Andes phủ băng giá này là nơi người Inca thực hiện các nghi lễ tâm linh và cũng là địa điểm leo núi nổi tiếng trong nhiều thế kỷ.

Tuyến đường lên đỉnh vẫn là con đường do người Inca mở mang, với những di tích khảo cổ nằm rải rác dọc đường lên. Năm 1954, một xác ướp Inca được tìm thấy gần đỉnh núi trong tình trạng bảo quản hoàn hảo do điều kiện khô và lạnh của ngọn núi.

Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Băng được nhìn thấy trên sông băng Pastoruri ở dãy Andes, ngày 7/5. (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, hiện ngọn núi đang “sụp đổ”. Nhiệt độ toàn cầu tăng do biến đổi khí hậu đã khiến các sông băng bị biến mất và lớp đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy. Băng tan tạo thành những hồ nước nhưng lại bị vỡ tràn ra gây lở đất, làm bị thương những người leo núi. Không những thế, băng tan làm các hố sụt mở rộng hơn, phá vỡ con đường cổ xưa lên đỉnh núi.

Chia sẻ với Reuters, ông Francisco Gallardo (60 tuổi), người gần 50 năm chăn thả gia súc ở đây nói, “mỗi năm mọi thứ lại thay đổi nhiều hơn. Mỗi năm lại có thêm nỗi buồn”.

Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Ông Gallardo cưỡi ngựa dọc theo thung lũng vùng núi El Plomo, Chile, ngày 3/4. (Nguồn: Reuters)

Ông Gallardo cho biết, gia đình ông đã làm chăn nuôi tại El Plomo qua nhiều thế hệ. Gia đình ông chỉ có thể làm công việc chăn nuôi tại đây khoảng một thập kỷ nữa trước khi buộc phải chuyển đi.

"Chỉ vài năm trước, đường lên đỉnh núi này phải băng qua sông băng. Bây giờ, chỉ còn sườn đá trơ trọi. Trước đây, những con lừa của gia đình tôi có thể đi đến một trại khác cách đó khoảng 500m để ăn cỏ, ở độ cao dưới đỉnh núi khoảng 1.300m. Giờ khu vực này trở nên cằn cỗi với đất và đá chất đống trên sườn núi, từng được phủ đầy tuyết và băng", ông Gallardo buồn bã chia sẻ.

Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Ông Villegas, thành viên của Socorro Andino - tổ chức tình nguyện cứu hộ người dân ở vùng núi, cầm trong tay hình ảnh chiếc xe cứu hộ địa hình đầu tiên, ở Santiago, Chile. (Nguồn: Reuters)

Ông Osvaldo Segundo Villegas (80 tuổi), một nhân viên cứu hộ trên núi từ năm 1964 kể lại, lần đầu tiên ông leo lên El Plomo là vào những năm 1960. Để leo lên đỉnh núi cần cần phải vượt qua một sông băng dài và các sườn dốc được bao phủ bởi những khối tuyết cao 3m, được hình thành khi tuyết cứng tan chảy trong không khí khô và lạnh của dãy núi Andes. Đến nay, một số sông băng ông từng vượt qua giờ chỉ còn là vách đá.

Pablo Wainstein, một kỹ sư xây dựng đã nghiên cứu các sông băng và lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở vùng Andes và Bắc Cực trong hơn hai thập kỷ, cho biết: “Những thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến ​​là chưa từng có trong lịch sử loài người gần đây”.

Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Những người leo núi leo lên gần một cái hố hình thành ở khu vực lở đất tại núi El Plomo, Chile, ngày 5/4. (Nguồn: Reuters)

Dãy núi Andes có nhiều loại hình băng giá khác nhau, bao gồm các sông băng và tảng băng lớn. Các tảng băng này bao gồm hỗn hợp các mảnh vụn và băng đất, thường tan chảy chậm hơn với những thay đổi về khí hậu so với các sông băng.

Ở độ cao lớn, các ngọn núi có thể có một lớp đất đóng băng vĩnh cửu với nhiệt độ dưới mức đóng băng trong hơn hai năm tại những địa điểm này. Băng có trong đất đóng băng vĩnh cửu có thể liên kết đất, sỏi và cát lại với nhau.

Theo Wainstein, nếu lớp đất đóng băng vĩnh cửu bị “thoái hoá”, điều này sẽ không còn “làm cứng” mặt đất nữa và làm xuất hiện đá lở ở địa hình đồi núi.

Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Mảnh băng tan chảy từ sông băng Iver, Chile. (Nguồn: Reuters)

Tuy gây ra hậu quả khôn lường, những sự thay đổi của lớp đất đóng băng vĩnh cửu rất khó nghiên cứu vì liên quan đến trạng thái nhiệt của mặt đất và không thể nhìn thấy trên bề mặt.

Dãy núi Andes là dãy núi dài nhất thế giới và số lượng sông băng tan chảy nhanh nhất. Venezuela là quốc gia đầu tiên mất đi sông băng cuối cùng vào tháng Năm vừa qua.

Hệ quả không ngờ

Dãy Andes là nơi có khoảng 99% sông băng nhiệt đới trên thế giới, dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu hơn vì chúng luôn ở gần hoặc ở điểm đóng băng.

Dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) cho thấy, nhiệt độ toàn cầu đã tăng 0,06 độ C mỗi thập kỷ kể từ năm 1850, “tăng tốc” lên 0,20 độ C mỗi thập kỷ kể từ năm 1982.

Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Các tảng băng tan chảy trên núi Nevado Pastoruri ở dãy Andes. (Nguồn: Reuters)

Dãy núi Andes là một phần thiết yếu của chu trình nước trong khu vực bởi hững ngọn núi này lưu trữ nước dưới dạng tuyết và băng trong mùa Đông và tan chảy chậm trong những tháng ấm hơn. Dãy núi Andes cung cấp nước cho hàng triệu người trên khắp khu vực, không chỉ nước trong sinh hoạt mà còn cho nông nghiệp, thủy điện và khai thác mỏ.

Việc các sông băng tan chảy đã khiến đá có tính axit lộ ra sau nhiều thế kỷ nằm dưới lớp băng tuyết, khiến nước tan chảy bị axit hóa và bị ô nhiễm kim loại nặng. Lượng nước này lại vào nguồn cung cấp nước vì khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng nguồn nước ngày càng cạn kiệt.

Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Hình ảnh núi Nevado Pastoruri vào năm 2015 (trên) và năm 2024. (Nguồn: Reuters)

Không chỉ thế, lượng mưa lớn thất thường đã làm suy thoái hệ sinh thái, khiến dãy núi dễ bị xói mòn, kéo theo lở đất và lũ lụt nghiêm trọng hơn.

Một nghiên cứu đa quốc gia được công bố trên Tạp chí quốc tế về Quan sát Trái đất Ứng dụng và Thông tin Địa lý cho thấy, nhiệt độ tăng nhanh hơn ở độ cao lớn hơn. Theo đó, kể từ năm 2000 ở độ cao từ 1.000 đến 1.500m, nhiệt độ bề mặt ban ngày vào mùa Đông ở dãy Andes tăng 0,50 C mỗi thập kỷ, nhưng tăng 1,7 C ở độ cao trên 5.000m.

Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Quang cảnh dãy núi Cordillera Blanca ở dãy Andes. (Nguồn: Reuters)

Octavio Salazar, người đã thực hiện chuyến leo núi đầu tiên trong mùa leo núi Yanapaccha của Peru vào đầu tháng 5. Anh cho biết, vào thời điểm này trong năm thường không có mưa, ở độ cao 5.000m, bất kỳ hạt mưa nào cũng sẽ chuyển thành tuyết.

Nhân viên kiểm lâm kiêm chuyên gia đánh giá rủi ro của Công viên quốc gia Huascaran, nơi bao gồm 90% dãy núi Cordillera Blanca Edson Ramirez cho hay, việc có những giọt mưa ở độ cao 5.000 mét không phải là điều bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy áp suất và nhiệt độ đã thay đổi hoàn toàn. Việc xuất hiện mưa đồng nghĩa với việc không có lớp tuyết mới nào thay thế khối băng bị tan chảy.

Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Các hướng dẫn viên leo núi Luis Diaz và Daniela Pagli, cùng với nhà báo Alexander Villegas của Reuters, đi dọc theo con đường trên đường đến đỉnh núi El Plomo, Chile. (Nguồn: Reuters)

Cũng theo Ramirez, khi không còn sông băng để che phủ các vết nứt trên núi, mọi thứ sẽ trở nên khó khăn bởi nhiều vụ tai nạn đã xảy ra do người leo núi có ít kinh nghiệm phân biệt lớp băng mỏng hay dày, có đảm bảo an toàn để đi qua hay không.

Không chỉ thế, những hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm cũng gặp nguy hiểm khi leo núi. Năm ngoái, trong lúc Edgar Huaman - hướng dẫn viên leo núi dày dạn kinh nghiệm, dẫn hai khách hàng người Pháp băng qua một khu vực trên Huascaran, ngọn núi cao nhất Peru thì một cây cầu băng bị sập, khiến anh thiệt mạng.

Báo động tốc độ băng tan chảy ở dãy Andes băng giá
Các hồ nước được hình thành trong quá trình tan băng của núi Mateo ở dãy Andes. (Nguồn: Reuters)

Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến địa điểm và cách thức tổ chức các môn thể thao mùa Đông. Sông băng Pastoruri của Peru từng là nơi tổ chức các cuộc thi trượt tuyết, đang sắp bị biến mất. Vùng băng còn lại ở đây cũng bị cô lập vì nguy cơ băng lở.

Những hình ảnh đời thường bình dị, gần gũi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những hình ảnh đời thường bình dị, gần gũi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Là người giữ nếp sống bình dị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm đặc biệt, gần gũi với quần chúng nhân ...

Ninh Bình đảm bảo an toàn cho du khách mùa mưa bão

Ninh Bình đảm bảo an toàn cho du khách mùa mưa bão

Mùa mưa bão khiến nhiều địa điểm xảy ra nguy cơ gây mất an toàn, tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo, tập trung triển khai ...

Thái Lan-Lào: Chuyến tàu hỏa đầu tiên từ thủ đô Bangkok tới Vientiane

Thái Lan-Lào: Chuyến tàu hỏa đầu tiên từ thủ đô Bangkok tới Vientiane

Sáng 20/7, chuyến tàu khách quốc tế di chuyển từ nhà ga Thep Aphiwat ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã đến ga Khamsavath ở ...

Cuba được công nhận là điểm đến văn hóa số một thế giới

Cuba được công nhận là điểm đến văn hóa số một thế giới

Theo bình chọn của trang web du lịch TripAdvisor, Cuba được xếp hạng là điểm đến văn hóa số một trên thế giới. Đây là ...

Hậu EURO 2024: Tài năng trẻ Yamal và bạn gái hơn tuổi nghỉ Hè tại Hy Lạp

Hậu EURO 2024: Tài năng trẻ Yamal và bạn gái hơn tuổi nghỉ Hè tại Hy Lạp

Sau kỳ EURO 2024 thành công, Lamine Yamal mới đi nghỉ Hè cùng người thân.

(theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động