TIN LIÊN QUAN | |
Thanh tra quá trình cổ phần hoá Hãng Phim truyện Việt Nam | |
"Phim Việt Nam đã tiếp cận với phong cách làm phim thế giới!" |
Cảm xúc của bà ra sao khi chứng kiến Hãng phim truyện đang “sống mòn” và có nguy cơ bị… xóa sổ?
Trước hết, phải nói rằng, tôi và các nghệ sĩ đều rất buồn vì hiện trạng này! Buồn hơn khi một bộ phận công chúng đang hiểu rằng, Hãng phim cứ yên phận, thoi thóp trong sự “bú mớm” bao cấp của Nhà nước. Nhiều người còn nghĩ, mọi động thái phản kháng của chúng tôi hiện nay chỉ là cố níu lấy “bầu sữa bao cấp”.
Trụ sở hãng phim truyện Việt Nam. |
Với nguy cơ bị xóa sổ đang hiển hiện trước mắt, chúng tôi buồn như thể sắp mất đi ngôi nhà thân yêu của mình. Chuyện gì đang diễn ra? Tại sao một Hãng phim đầu đàn của ngành Điện ảnh nước nhà lại phải đối mặt với cơn bĩ cực này?
Chúng tôi nhận ra và tự trách mình đã có lúc thờ ơ, có lúc thiếu trách nhiệm khiến ngôi nhà của mình rơi vào nguy cơ sụp đổ. Nhưng nguyên nhân chính lại nằm ở cơ chế và những quyết sách vĩ mô.
Từ hai mươi năm nay, Hãng phim đã tự bươn chải để tồn tại. Chúng tôi làm dịch vụ sản xuất phim cho Nhà nước theo đơn đặt hàng, làm phim truyền hình, làm các dịch vụ về kỹ thuật, công nghệ liên quan đến điện ảnh. Nhưng đất đai, đặc biệt là khu đất tại số 4 Thụy Khuê lại rơi vào dự án treo, khiến chúng tôi không thể xây dựng, hoặc liên kết với các đối tác. Đây chính là cái "gông" gắn trên cổ Hãng phim khiến nghệ sĩ bị trói buộc, không thể nghĩ dài rộng, cũng không tìm được sự hợp tác thích đáng. Đó cũng là lý do phải thực hiện cổ phần hóa.
Cổ phần hóa hãng phim nếu không mang mục đích phát triển điện ảnh thì thực sự là một bước lùi. Liệu hệ lụy về mặt văn hóa sẽ ra sao khi Hãng phim truyện Việt Nam bị cổ phần hóa sai, thưa bà?
Nếu cổ phần hóa sai, tôi nghĩ Nhà nước sẽ bị thất thoát một nguồn thu lẽ ra phải có từ việc cổ phần hóa. Nhà nước sẽ mất đi một thương hiệu điện ảnh lớn từng đưa chân dung đất nước, dân tộc đến với bạn bè năm châu. Nhà nước cũng sẽ mất đi một đội ngũ làm phim được đào tạo bài bản, lành nghề và giàu nhiệt huyết.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã. |
Nghệ sĩ chính là một trong những tác nhân góp phần chuyển tải các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Cũng chính nghệ sĩ là người nói lên tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, mô tả sự chuyển động xã hội một cách trung thực, dễ thấm vào công chúng nhờ các tác phẩm nghệ thuật.
Xóa sổ Hãng phim đồng nghĩa với việc từ bỏ dòng chủ lưu của Điện ảnh Cách mạng. Thị trường điện ảnh sẽ chỉ còn những phim thương mại xem để cười, không lâu sau sẽ tràn ngập những “cướp - giết - hiếp”. Bỏ ngỏ trận địa văn hóa, hậu quả sẽ khôn lường.
“Tôi đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Tài chính phải bắt tay vào thật sự xác định giá trị thương hiệu. Không được để tình trạng văn nghệ sĩ và nhân dân đều nghi ngại rằng, cái gì Nhà nước bán thì xác định giá rất thấp, cái gì Nhà nước mua thì xác định giá rất cao” . Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam |
Thực tế, vấn đề không chỉ nằm ở thương hiệu, bởi chúng ta không thể đong đếm được giá trị, tài năng và những cống hiến của các văn nghệ sĩ trong hơn nửa thế kỷ qua bằng những con số?
Thương hiệu Hãng phim được tạo dựng bởi một quá khứ huy hoàng. Nhưng không thể tính toán giá trị thương hiệu ấy theo cách của một giá trị thương hiệu hữu hình. Đây là một trường hợp đặc thù, cần một thước đo khác. Tôi tin là các chuyên gia của lĩnh vực này cần tham khảo nhiều trường hợp tương tự trên thế giới để có được cách làm đúng.
Trong khi nhiều nước trên thế giới, ví dụ như Hàn Quốc luôn lấy văn hóa làm động lực để thúc đẩy kinh tế. Vậy việc xóa sổ Hãng phim có phải là chúng ta đang “đi giật lùi”?
Hàn Quốc khi bắt đầu tìm cách chấn hưng đất nước có xuất phát điểm kém hơn Việt Nam. Nhưng tầm nhìn văn hóa của những người lãnh đạo đã khiến cho nước họ có hướng đi đầy chất văn hóa. Thực tế, chúng ta đã từng có một cú “đề pa” tốt khi mang phim Việt Nam do Hãng phim sản xuất đến với bạn bè thế giới. Khán giả quốc tế đã xem, ngạc nhiên, thán phục và… khóc.
Rất nhiều đoàn phim quốc tế đến Việt Nam đã tìm đến Hãng phim đầu tiên để hợp tác. Tuy nhiên, cách chúng ta vận hành một “địa chỉ văn hóa” lớn đã dần dần gieo thất vọng cho họ. Những hợp đồng hợp tác sản xuất ít dần đi, đồng nghĩa với việc các nghệ sĩ được rèn rũa tay nghề, được hòa nhập với những bước đi tiên tiến của điện ảnh thế giới mất dần đi. Đó là một bước lùi về văn hóa.
Sau hai tháng cổ phần hóa, nhiều nghệ sĩ tại Hãng phim truyện Việt Nam tỏ ra khá bức xúc. Mấu chốt chính là việc Hãng phim bị định giá chỉ hơn 32 tỉ đồng - cái giá bị các nghệ sĩ cho là quá rẻ mạt. Trong khi đó, họ cảm thấy bị xúc phạm khi biết giá trị thương hiệu “cánh chim đầu đàn” của điện ảnh Cách mạng Việt Nam với truyền thống 60 năm lại được định giá bằng 0. |
Theo bà, chúng ta có thể cải tổ như thế nào để Hãng phim truyện đi đúng hướng và vẫn giữ được nét văn hóa?
Không thể đảo ngược xu thế cổ phần hóa nhưng mục đích phải rõ ràng. Đó cũng là cách để chấn hưng điện ảnh nước nhà, bảo vệ dòng chủ lưu của điện ảnh Việt Nam. Muốn như vậy, từng bước đi trong tiến trình cổ phần hóa cần minh bạch, việc lựa chọn cổ đông chiến lược cần căn cứ trên mục đích đầu tư của họ.
Trong đó, việc bảo tồn, phát triển dòng phim chủ lưu có sự hỗ trợ của nhà nước và khả năng huy động nguồn vốn xã hội hóa cho dòng phim thị trường là phương án căn bản nhất. Với định hướng như vậy, dòng phim nghệ thuật tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được nuôi dưỡng.
Tôi chưa có cơ hội để biết thế giới làm gì với việc cổ phần hóa những địa chỉ văn hóa cốt tử của họ. Nhưng tôi nghĩ rằng, ông chủ mới của một cơ sở văn hóa chỉ có thể tồn tại với sự hiểu biết về chính hoạt động nghề nghiệp của cơ sở ấy.
Họ phải có tầm nhìn chiến lược để đưa việc sản xuất các sản phẩm văn hóa đáp ứng được nhu cầu trong nước, có bản lĩnh, tầm nhìn để hướng sản phẩm của cơ sở đó tới xu thế hòa nhập với dòng văn hóa chủ lưu của thế giới. Muốn như thế, nhà đầu tư cần phải có đủ tâm đức và tầm nhìn khiến các nghệ sĩ - người làm ra sản phẩm văn hóa - tâm phục khẩu phục, tạo động lực để họ sáng tạo, cống hiến.
Xin cảm ơn bà!
LHP tài liệu châu Âu – Việt Nam 2017: Chất lượng và nhiều sắc màu Sáng 7/6, tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương phối hợp với Đại học Hoa Sen cùng Hiệp hội các ... |
Phim Việt Nam được giới thiệu tại Cannes lần thứ 68 "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" – bộ phim của đạo diễn Victor Vũ vừa được được hãng phim độc lập danh tiếng của ... |
Những thước phim chân thực về biển đảo Trong Ngày phim tài liệu với biển đảo Việt Nam, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ trình chiếu năm bộ phim ... |