Hàng tá lý do khiến Ecuador “lật mặt” với nhà sáng lập WikiLeaks

Quyết định cho phép cảnh sát Anh bắt giữ Julian Assange bên trong Đại sứ quán Ecuador tại Vương quốc Anh là kết quả của một mối quan hệ phức tạp và ngày càng trở nên thù địch giữa Quito và nhà sáng lập Wikileaks.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ly do vi sao ecuador lat mat voi nha sang lap wikileaks Mỹ: Phụ tá của Tổng thống Trump bị tố có liên hệ với WikiLeaks
ly do vi sao ecuador lat mat voi nha sang lap wikileaks WikiLeaks có Tổng biên tập mới thay cho Julian Assange

Ngày 11/4, Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid xác nhận ông Julian Assange đã bị cảnh sát bắt giữ và sớm phải đối diện với luật pháp nước này. Trước đó, nguồn tin của Reuters cho biết, cảnh sát Anh đã được mời vào Đại sứ quán Ecuador ở London để bắt giữ Julian Assange, sau khi chính phủ nước này hủy quyền tị nạn của nhà sáng lập WikiLeaks.

Ông Assange đã được hưởng quy chế tị nạn chính trị trong Đại sứ quán Ecuador tại London từ năm 2012. Bằng cách này, ông đã cố gắng trốn tránh bị dẫn độ về Thụy Điển, quốc gia đã phát lệnh truy nã ông với cáo buộc phạm tội xâm hại tình dục. Điều lo sợ nhất của Assange là Thụy Điển có thể chuyển ông sang Mỹ, nơi ông này có thể bị kết án tù lên đến 35 năm hoặc tử hình do đã công khai các tài liệu tối mật của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Vị khách “không biết điều”

Sau khi Julian Assange chính thức bị bắt gì, Bộ trưởng Ngoại giao Ecuador José Valencia đã liệt kê 9 lý do vì sao quyền tị nạn của nhà sáng lập WikiLeaks bị hủy bỏ trước quốc hội Ecuador. Danh sách kéo dài từ việc ông Assange can thiệp vào quan hệ của Ecuador với các quốc gia khác, cho tới việc đại sứ quán nước này phải liên tục “chịu đựng sự thô lỗ” đến từ nhà sáng lập WikiLeaks trong suốt 7 năm qua.

ly do vi sao ecuador lat mat voi nha sang lap wikileaks
Nhà sáng lập WikiLeaks khi bị cảnh sát Anh bắt giữ ngày 11/4 vừa qua. (Nguồn: BBC)

Đầu tiên, ông Valencia nói rằng, Ecuador đã không còn nhiều sự lựa chọn ngoài việc hủy tư cách tị nạn của ông Assange ở Đại sứ quán Ecuador tại London sau “vô số hành động can thiệp chính trị vào các quốc gia khác”, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ ngoại giao giữa Ecuador và các quốc gia đó.

Lý do thứ hai tập trung vào thái độ thô lỗ của ông Assange khi lưu trú tại Đại sứ quán Ecuador, từ việc trượt ván, chơi bóng đá bên trong khuôn viên nhỏ bé của đại sứ quán, cho tới ngược đãi và đe dọa nhân viên đại sứ quán, thậm chí cãi nhau và suýt nữa xảy ra xô xát với các nhân viên an ninh. Ông Valencia cho biết, ông Assange nhiều lần cáo buộc nhân viên sứ quán “ bí mật theo dõi và quay phim” và gửi cho các cơ quan tình báo Mỹ.

Ngoài ra, thay vì cảm ơn Ecuador vì đã cưu mang mình trong suốt 7 năm vừa qua, ông Assange và đoàn tùy tùng đã nhiều lần chỉ trích, chống lại chính quyền Quito. Vào ngày 10/4 vừa qua, đoàn luật sư của Julian Assange đã tổ chức một buổi họp báo và cáo buộc Ecuador có những động thái theo dõi bất hợp pháp.

ly do vi sao ecuador lat mat voi nha sang lap wikileaks
Julian Assange trả lời phỏng vấn báo chí tại Đại sứ quán Ecuador tại London. (Nguồn: Telesurtv)

Bộ trưởng Valencia còn đề cập đến vấn đề vệ sinh khi ông Assange được cho là mắc một căn bệnh về tiêu hóa khá là khó chịu. Thế nhưng, sức khỏe tâm sinh lý ngày một xấu đi của nhà sáng lập WikiLeaks cũng là một vấn đề lớn vì đại sứ quán không phải là một bệnh viện. Các bác sĩ từng khám cho Assange cho biết, ông này gặp vấn đề nghiêm trọng ở vai và cần được quét MRI. Tuy nhiên, việc này không thể tiến hành bên trong sứ quán. Chính phủ Anh cũng từng từ chối đề nghị cho phép Assange được đến bệnh viện để chữa bệnh.

Ông Valencia cũng cho biết thêm, việc Vương quốc Anh sẽ không xem xét cấp cho Assange quyền được lưu trú hay được tới bệnh viện có nghĩa là Ecuador sẽ phải đối mặt với một thực tế rằng, nhà sáng lập WikiLeaks sẽ tị nạn tại đại sứ quán vô thời hạn.

Bộ trưởng Ngoại giao Ecuador tiếp tục nói rằng, quốc gia này không thể gia hạn tị nạn cho một người đang lẩn trốn khỏi công lý. Ngoài ra, Vương quốc Anh đã đưa ra những đảm bảo đầy đủ về thủ tục tố tụng đối với Assange và ông ta sẽ không bị dẫn độ đến một quốc gia nào khác. Bộ trưởng Valencia khẳng định, Ecuador không nhận được bất cứ yêu cầu dẫn độ nào.

Cuối cùng, đã có rất nhiều mâu thuẫn trong việc cấp quyền công dân Ecuador cho ông Julian Assange và Chính phủ nước này đã tiêu tốn rất nhiều tiền trong suốt 7 năm vừa qua. Ecuador đã chi hơn 5,8 triệu USD để bảo vệ ông Assange trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2018 và gần 400.000 USD cho chi phí y tế, thực phẩm và giặt ủi, ông Valencia nói thêm.

Số phận đã được định đoạt

Trên thực tế, việc nhà sáng lập WikiLeaks bị bắt cũng chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi. Kể từ khi Tổng thống Lenín Moreno lên năm quyền vào năm 2017, ông đã nhiều lần phàn nàn về nhà sáng lập WikiLeaks mặc cho người tiền nhiệm cánh tả Rafael Correa, đã hỗ trợ vô điều kiện cho Assange.

ly do vi sao ecuador lat mat voi nha sang lap wikileaks
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange và Tổng thống Ecuador Lenín Moreno. (Nguồn: AFP/Getty)

Ông Moreno là ứng cử viên cho đảng Alianza Pais của ông Correa. Tuy vậy, từ khi nhậm chức, mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo này đã xấu dần đi như là một hệ quả về quan điểm khác nhau với cách xử lý “vấn đề Assange”. Tổng thống Moreno cho rằng, việc tiếp tục cho Julian Assange tị nạn sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới quan hệ giữa Ecuador và đồng minh quan trọng là Mỹ, cũng như với nhiều quốc gia khác. Thật vậy, vào năm 2017, ông Assange đã đăng một tweet ủng hộ Catalonia độc lập và làm mối quan hệ giữa Madrid và Quinto ngày một rối rắm.

Hồi tháng 3/2018, ông Moreno đã hạn chế quyền truy cập internet đối với Assange. Sau đó, gần cuối năm ngoái, Ecuador đã đưa ra một bộ quy tắc nghiêm ngặt mới dành cho Assange, cảnh báo ông không nên đưa ra những lời bình luận trên mạng về các vấn đề chính trị. Nhà sáng lập WikiLeaks cũng nhiều lần phàn nàn rằng, ông đã bị cắt đứt liên lạc với thế giới.

Sự kiên nhẫn của ông Moreno cuối cùng cũng đã hết và dần dần, mối quan hệ giữa ông và Julian Assange trở thành tư thù cá nhân. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hồi đầu tháng 4, ông Moreno cho biết, những bức ảnh chụp cuộc sống cá nhân riêng tư của ông và gia đình đã xuất hiện công khai trên các mạng xã hội. Chính phủ Ecuador cho biết, họ tin rằng, WikiLeaks đã chia sẻ những bức ảnh này.

Tổng thống Ecuador Lenin Moreno tuyên bố, Ecuador đã hành động trong phạm vi quyền chủ quyền khi rút quy chế tị nạn ngoại giao đối với ông Julian Assange. Tuy nhiên, ông Moreno cũng khẳng định, ông Assange sẽ không bị dẫn độ đến một quốc gia nơi ông có thể đối mặt với hình phạt tử hình: “Tôi đã đề nghị Anh đảm bảo rằng, ông Assange sẽ không bị dẫn độ tới một quốc gia, nơi ông này có thể bị tra tấn hoặc bị tử hình. Chính phủ Anh đã xác nhận bằng một công hàm, phù hợp với quy định pháp luật của họ".

ly do vi sao ecuador lat mat voi nha sang lap wikileaks Nga: Bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks là tấn công vào tự do ngôn luận

Ngày 11/4, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố nước này sẽ đưa vụ bắt giữ người sáng lập WikiLeaks Julian ...

ly do vi sao ecuador lat mat voi nha sang lap wikileaks Anh bất ngờ bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange sau 7 năm lẩn trốn

Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã bị cảnh sát Anh bắt giữ sau khi họ được mời vào Đại sứ quán Ecuador, nơi ông ...

ly do vi sao ecuador lat mat voi nha sang lap wikileaks Nhà sáng lập WikiLeaks đòi Thụy Điển bồi thường gần 1 triệu USD

Nhật báo Svenska Dagbladet của Stockholm ngày 6/4 đưa tin nhà sáng lập trang mạng Wikileaks, ông Julian Assange đã đòi Chính phủ Thụy Điển ...

Duy Quang

Đọc thêm

Cách chủ đề Ngày Trái Đất trên Messenger siêu đẹp mà bạn nên thử

Cách chủ đề Ngày Trái Đất trên Messenger siêu đẹp mà bạn nên thử

Hưởng ứng sự kiện Ngày Trái Đất năm 2024, Messenger đã cho ra mắt chủ đề đoạn chat mới cực đẹp. Nếu bạn vẫn chưa biết cách đổi chủ đề ...
IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác công bố Diễn đàn Trinity 2024 giữa các bên.
Thúc đẩy phong trào học tiếng Anh cho học sinh Việt Nam thông qua nền tảng Khan Academy

Thúc đẩy phong trào học tiếng Anh cho học sinh Việt Nam thông qua nền tảng Khan Academy

Hiện nay nền tảng học trực tuyến miễn phí lớn nhất thế giới, Khan Academy đã được dịch sang gần 60 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Tuy nhiên, ...
Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4 - xổ số Vietlott Mega 26/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 26/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 26/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 26/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 26/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động