Kể từ khi được trao trả lại cho Trung Quốc, Hong Kong vẫn duy trì chính sách “một quốc gia, hai thể chế”. Theo đó, Chính quyền Trung ương Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao, chính quyền Hong Kong duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục...
Tạp chí Diplomat đánh giá việc áp dụng chính sách "một quốc gia, hai chế độ" đã mang đến cho Hong Kong lợi thế cạnh tranh trên con đường phát triển kinh tế, xã hội. Từ 1/7/1997 đến nay, Hong Kong đã có những bước phát triển thần kỳ về tài chính, thương mại và du lịch nhưng cũng phải đối mặt về không ít thách thức về chính trị, tài chính kinh tế, y tế…
Còn nhớ, hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) từng bùng phát tại Hong Kong và khiến cho cuộc sống của hơn 7,3 triệu người dân của khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hong Kong cũng từng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch cúm gia cầm H5N1.
20 năm qua, Hong Kong chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo cũng như tỷ lệ thất nghiệp. Giá nhà đất tăng từ mức trung bình gần 8.300 USD/m2 vào năm 1997 lên mức hơn 15.000 USD/m2 hiện nay. Hong Kong cũng lọt vào danh sách những địa điểm sinh sống đắt đỏ nhất thế giới.
Tờ Guardian đánh giá lễ kỷ niệm 20 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng. Lần đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hong Kong và chứng kiến lễ nhậm chức của tân lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Dưới đây là chùm ảnh đánh dấu mốc 20 năm Hong Kong "trở về đất mẹ" do các phóng viên của hãng tin Reuters ghi lại:
|
Sau 156 năm là thuộc địa của Anh, quốc kỳ của Trung Quốc được tung lên vào ngày 1/7/1997, đánh dấu mốc Hong Kong trở về Trung Quốc. |
|
Ngày 13/7/2o11, hàng trăm người đã biểu tình ném máy bay giấy vào khu vực Hội đồng Lập pháp Hong Kong để phản đối một dự luật gây tranh cãi. Bằng cách này, nhiều người đã gửi đi thông điệp của người dân tới cơ quan Lập pháp Hong Kong. |
|
Một người biểu tình giơ cao chiếc ô - biểu tượng của phong trào dân chủ ở Hong Kong ngày 28/9/2014. Phong trào này đã kêu gọi các cuộc biểu tình quy mô lớn kêu gọi bỏ phiếu phổ thông để bầu cử ra nhà lãnh đạo mới. Phong trào Occupy Central (được báo chí trong nước dịch là Chiếm lĩnh Trung Hoàn) đã khiến Hong Kong rung chuyển trong 79 ngày. |
|
Một nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu bên trong một ngân hàng ở Hong Kong ngày 1/12/1998. Cuộc khủng hoàng tài chính châu Á 1997 – 1988 đã tạo nên một cơn “chấn động” trong thị trường kinh tế nước này. Hong Kong đã gây kinh ngạc cho thị trường khi bơm vào 15 tỷ USD vào tháng 8/1998 để ngăn chặn các cuộc đầu cơ. Theo nhiều chuyên gia, sự can thiệp này đã cứu Hong Kong khỏi một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. |
|
Đám đông biểu tình trên đường phố chính của Hong Kong ngày 1/7/2004, phản đối việc Trung Quốc loại bỏ khả năng thông qua hình thức bầu cử phổ thông đầu phiếu ở đặc khu trong năm 2007 và 2008, ngăn chặn quá trình cải cách chính trị ở nơi đây. |
|
Ngày 23/2/2000, nhiều nhà đầu tư xếp hàng trước ngân hàng HSBC ở Hong Kong để chờ mua cổ phiếu ở tom.com - một start-up do tỷ phú Li Ka Shing điều hành. Bắt đầu nhờ cơn sốt dotcom trong vai trò là một cổng thông tin trên internet, tom.com đã nhanh chóng thu hút được nguồn vốn khổng lồ lên đến 100 triệu USD ngay khi bong bóng internet bùng nổ. Sau này, tom.com đổi tên thành Tom Group và tiếp tục phát triển. |
|
Một người đàn ông đeo khẩu trang để ngăn chặn virus SARS khi tham dự lễ tang của bác sĩ Tse Yuen-man, ngày 22/5/2003. Hong Kong là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch SARS. Khoảng 299 người đã chết trước khi đại dịch SARS được công bố tại đặc khu này. Bác sĩ Tse đã mất vì SARS khi chăm sóc các bệnh nhân mang virus ở một bệnh viện. Cô được người dân Hong Kong xem như một người hùng. |
|
Một cảnh sát thuộc lực lượng chống bạo động Hong Kong và một người dân tham gia biểu tình đang xảy ra xung đột. Những người biểu tình phản đối Hội nghị Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tổ chức ở Hong Kong vào 17/12/2005. Lực lượng cảnh sát chống bạo động Hong Kong đã phải sử dụng khí gas, hơi cay để trấn áp những người biểu tình phía ngoài Trung tâm hội nghị. Kể từ năm 1999, WTO đã trở thành mục tiêu của nhóm những người phản đối toàn cầu hóa ở Hong Kong. |
|
Ngày 1/7/2012, đúng 15 năm sau khi Hong Kong trao trả lại cho Trung Quốc, Nhà lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh (trái) tuyên thệ trước Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong buổi lễ ra mắt chính quyền đặc khu Hong Kong mới. Trong lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Lương cam kết sẽ làm giá nhà ở giảm xuống và đưa lại nền dân chủ nhiều hơn cho Hong Kong, những vấn đề gây trở ngại cho người tiền nhiệm của ông. Tuy nhiên, đến nay những người dân Hong Kong vẫn chưa nhận được bất cứ sự thay đổi nào. |
|
Bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) đón ông Tập Cận Bình tại sân bay vào ngày 29/6/2017, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc tới đặc khu Hong Kong kể từ khi ông trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, ông Tập Cận Bình cũng dự lễ ra mắt chính quyền mới của Hong Kong do bà Lâm đứng đầu. |
| Hong Kong chuẩn bị kỷ niệm 20 năm được trao trả về Trung Quốc Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Hong Kong được trao trả về Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đáp chuyên cơ ... |
| Ngắm những vũ điệu ballet đẹp mê hoặc trên đường phố Hong Kong Giữa không gian phố xá đông đúc, nhộn nhịp của Hong Kong, những vũ công ballet khiến thời gian như ngừng lại bởi những điệu ... |
| Hong Kong sống động qua bàn tay nghệ nhân Những lễ hội đầy màu sắc, những con phố tấp nập, những cửa hiệu nhộn nhịp, vẻ đẹp truyền thống của Hong Kong được tái ... |