Hate speech trên mạng xã hội - đâu là giới hạn?

Vài năm gần đây, với sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Twitter, chúng ta cũng chứng kiến sự bùng nổ của những phát ngôn có tính chất khơi gợi sự thù hận (hate speech).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hate speech tren mang xa hoi dau la gioi han Đức yêu cầu Facebook, Twitter xóa các bài phát biểu thù hận, tin giả
hate speech tren mang xa hoi dau la gioi han Người tị nạn Syria khốn khổ vì ảnh selfie với Thủ tướng Merkel

Hate speech là gì ?

Cụm từ này thường được sử dụng để chỉ những phát ngôn vô cùng tiêu cực, có nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới sự bình yên của xã hội. Theo Ủy ban châu Âu (EC), “hate speech” bao gồm tất cả các hình thức phát ngôn gieo rắc hoặc ủng hộ sự thù hận sắc tộc, bài ngoại, cũng như tất cả các phát ngôn sỉ nhục, kỳ thị do thiếu lòng dung thứ đối với sự khác biệt. Nói ngắn gọn, hate speech là những phát ngôn tấn công, sỉ nhục một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân cụ thể với mục đích gieo rắc sự căm ghét hay kêu gọi bạo lực đối với người hoặc nhóm người này vì lý do tôn giáo, sắc tộc, giới tính...

hate speech tren mang xa hoi dau la gioi han
(Nguồn: Pakistantoday)

Một trong những vụ hate speech nổi bật nhất gần đây là việc nữ diễn viên da màu người Mỹ Lesli Jones bị sỉ nhục thậm tệ sau khi bộ phim Ghostbusters mà cô thủ vai được phát hành năm 2016. Những lời lăng mạ đã làm nữ diễn viên tổn thương nặng nề, cô viết trên Twitter rằng: “Twitter, tôi biết là bạn rất tôn trọng quyền tự do ngôn luận, nhưng cần phải tôn trọng những nguyên tắc cư xử, khi bạn cho phép gieo rắc thù hận như thế”. 

Ngày càng có nhiều nạn nhân của hate speech, chủ yếu do xung đột xã hội ngày càng tăng. Ở nước ngoài, tác giả của những phát ngôn này thường bị gọi là “kẻ thù hận”, hay “troll” (nghĩa gốc của từ tiếng Anh này là người khổng lồ độc ác) - những kẻ gây rối chính hiệu trên mạng xã hội.

Ở Việt Nam, hate speech không thiếu trên mạng xã hội. Nhiều khi, không có lý do gì cụ thể như phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, mà đơn giản chỉ là … thích thì chửi, không đồng quan điểm là … lăng nhục. Thậm chí, gia đình của những người bị tình nghi phạm tội cũng trở thành mục tiêu “ném đá” của dân mạng với những lời lẽ vô cùng nặng nề. Người càng nổi tiếng trên báo mạng càng dễ trở thành nạn nhân của những phát ngôn kiểu này. Ví dụ như một nữ tác giả từng bị sỉ nhục thậm tệ trên Facebook vì quan điểm của bà không làm hài lòng nhiều người. Nhưng thay vì phản biện quan điểm, họ tập trung vào lăng mạ hình thức, giới tính của bà một cách thản nhiên. Rõ ràng là do tính chất của mạng xã hội, nhiều người nấp sau màn hình không ngại ngần gì mà không xúc phạm người khác, điều họ không dám làm ở ngoài đời.

Vì thế, đã đến lúc để đặt ra câu hỏi hate speech ở mức độ nào là bất hợp pháp? Hay nói cách khác, ở giới hạn nào thì ta đi quá ngưỡng của tự do ngôn luận? Cần phải làm gì để hạn chế phát ngôn thù hận?

Có nên cấm hate speech?

Tùy theo luật của từng quốc gia mà hate speech ở mức độ nào thì bị coi là vi phạm pháp luật. Ví dụ, vào năm 2010, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp Brice Hortefeux bị tòa án Paris tuyên án phạm tội “xúc phạm sắc tộc” vì trong một cuộc họp, ông đã nhắm tới một người gốc Arab bằng câu nói “khi họ chỉ có một, thì ổn thôi, nhưng khi họ có nhiều, thì mới thực là vấn đề”. Ông bị tòa tuyên phạt 750 Euro. Trường hợp của ông, người ta gọi là “lạm dụng” quyền tự do ngôn luận.

Trong luật của Pháp, những hành vi xúc phạm nơi công cộng đến người khác liên quan đến chủng tộc, giới tính, đồng tính, hay tàn tật có thể bị phạt tới 6 tháng tù và 22.500 Euro. Trong luật Việt Nam, hành vi “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự” người khác cũng bị xử phạt bởi điều 121 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Hành vi vu khống, tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử phạt không chỉ hành chính, mà còn hình sự, với mức phạt khá nặng.

Ngoài Pháp, nhiều nước phát triển khác tại châu Âu, cùng với một số nước phát triển khác như Canada và New Zealand, cũng đã áp dụng một hệ thống luật xử phạt những phát ngôn đi quá giới hạn, vì chúng bị coi là “lạm dụng” quyền tự do ngôn luận.

Tuy nhiên, ở Mỹ, nơi tự do ngôn luận được nhìn nhận hơi khác một chút, Tòa án tối cao Mỹ thường tránh không hạn chế hate speech, vì coi rằng điều này đi ngược lai nguyên tắc tự do ngôn luận của Hiến pháp Mỹ.

Trong Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966, khoản 2 của điều 20 tuyên bố rằng: “Mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm”. Nước Mỹ cho rằng điều 20 của công ước trên không buộc Mỹ phải thông qua các đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền quy định trong Hiến pháp của nước này.

Chính sự khác biệt trong cách tiếp cận “hate speech” giữa các quốc gia làm cho câu hỏi “luật có nên cấm hate speech hay không?” trở nên thật khó trả lời.

hate speech tren mang xa hoi dau la gioi han
Cô gái này phản đối hate speech. (Nguồn: Crux)

Hate speech không phải là một khái niệm pháp lý. Không hề tồn tại tội nào có tên là “hate speech”, cả trong luật nước ngoài lẫn luật Việt Nam. “Hate speech” cần phải được phân biệt với tội thù hận (hate crime) - một thuật ngữ hay được dùng tại Mỹ để chỉ những hành động phạm tội được thực hiện với động cơ phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị.

Chống hate speech trên mạng - Bài toán khó

Khó khăn lớn nhất trong việc đấu tranh chống lại hate speech trên mạng đến từ bản chất của mạng xã hội. Do tính chất quá rộng, thậm chí vượt biên giới của mạng xã hội nên nạn nhân khó có thể khởi kiện những người có phát ngôn thù hận với mình. Hơn nữa, khởi kiện sẽ mất thời gian, công sức và tiền bạc, nên nhiều nạn nhân chọn cách … im lặng. Vì thế, cũng cần phải nghĩ đến giải pháp khác ngoài luật.

Vậy những nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải làm gì để hạn chế hate speech trên mạng? Có vẻ như các “ông trùm” mạng xã hội như Facebook, Twitter chưa làm gì thực sự hiệu quả để hạn chế hate speech trên mạng. Dù Facebook chính thức cấm hate speech trên mạng này, và có chức năng giúp người sử dụng thông báo cho Facebook những phát ngôn không phù hợp, chỉ có khoảng 46% những phát ngôn này bị xóa bởi Facebook. Tỉ lệ này ở YouTube là 10% và ở Twitter  là 1%.

Do hiện tượng hate speech trở nên nghiêm trọng, nhiều quốc gia đang kêu gọi xây dựng luật chống lại phát ngôn thù hận. Liên minh Châu Âu (EU) đã thiết lập “Bộ luật Ứng xử” trên mạng xã hội và Facebook, Twitter, Youtube đều cam kết thực hiện bộ luật này nhằm hạn chế hate speech. Gần đây, nước Đức đang xây dựng một bộ luật liên quan đến vấn đề này, đòi hỏi Facebook phải có nghĩa vụ hợp tác nhanh và hiệu quả hơn nữa trong cuộc chiến chống lại hate speech. Nếu không, Facebook sẽ bị phạt một khoản tiền lớn. Đức dường như đang đi đầu trong cuộc chiến này. Rất có thể lý do là mới đây một tòa án của Đức đã phải đưa ra phán quyết rằng không có điều luật nào của nước này có thể buộc Facebook xóa mọi hình ảnh và bình luận ác ý đối với một thanh niên tị nạn Syria – người selfie với Thủ tướng Angela Merkel – bị cáo buộc oan uổng là khủng bố.

Việt Nam cũng không phải là nước chậm trễ trong vấn đề xử lí hate speech trên Facebook. Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã quy định những trách nhiệm của mạng xã hội trong việc đảm bảo an toàn thông tin và an ninh thông tin. Một số hành vi bị nghiêm cấm trên mạng xã hội như bôi nhọ, vu khống, tung tin đồn thất thiệt, hay gây mâu thuẫn, hận thù giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo. Nghị định quy định nghĩa vụ hợp tác của mạng xã hội, nhưng không nêu ra cụ thể các biện pháp có thể áp dụng trong trường hợp mạng xã hội không hợp tác hiệu quả để đảm bảo an toàn thông tin mạng. 

Ngoài ra, cũng cần nâng cao nhận thức của người sử dụng mạng xã hội, giúp họ hiểu được tác hại của hate speech đối với việc xây dựng một xã hội ổn định và hòa bình. Lập ra một “bộ luật ứng xử trên mạng xã hội Việt Nam” cũng là một điều rất nên làm để đảm bảo an toàn thông tin trên mạng xã hội tại Việt Nam.

hate speech tren mang xa hoi dau la gioi han Facebook đang khiến con người trở nên đố kỵ?

Một nghiên cứu công bố mới đây cho thấy, Facebook đang làm cho chúng ta không hạnh phúc và gây ra cho một số người ...

hate speech tren mang xa hoi dau la gioi han Facebook đẩy mạnh chống nạn tin tức giả mạo tại Đức

Ngày 15/1, mạng xã hội Facebook cho biết sẽ giới thiệu những công cụ mới nhằm chống lại các tin tức giả mạo tại Đức.

hate speech tren mang xa hoi dau la gioi han Facebook công bố dự án tuyên chiến với "tin tức giả"

Ngày 11/1, Facebook công bố "Dự án Báo chí" nhằm ngăn chặn việc phát tán các "tin tức giả", thông qua đó xây dựng "một ...

Thiên Hương (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, đứng đầu danh sách những nước có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Mỹ với 331.602 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của IIE cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa số bệnh nhân động kinh ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Phiên bản di động