Hậu ám sát Tổng thống: Éo le chồng chất, lối đi nào cho Haiti?

Thu Hiền
Sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise, tình hình Haiti vốn đã hỗn loạn nay càng trở nên phức tạp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các cường quốc loay hoay tìm giải pháp mới cho Haiti
Haiti, quốc gia vốn luôn chìm trong khó khăn và hỗn loạn, giờ đây lại phải đối mặt với tương lai bất định. (Nguồn: AP)

Bức tranh màu xám

Haiti, quốc gia vốn luôn chìm trong khó khăn và hỗn loạn, giờ đây lại phải đối mặt với tương lai bất định sau vụ Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát vào rạng sáng 7/7. Trong cuộc đấu súng nổ ra sau đó, chính quyền cho biết cảnh sát đã giết chết 7 nghi phạm, bắt giữ 6 người khác và giải thoát 3 sĩ quan đang bị bắt làm con tin.

Các quan chức cam kết sẽ tìm ra tất cả những kẻ thực hiện cuộc đột kích vào rạng sáng 7/7 tại nhà riêng của Tổng thống Moise. Ông Jovenel Moise đã bị bắn chết, còn vợ ông bị thương nặng. Bà đã được chuyển đến Miami để điều trị.

Tối 7/7, khi thông báo về việc bắt giữ các nghi phạm, Leon Charles, Giám đốc Lực lượng Cảnh sát Quốc gia Haiti khẳng định: “Cuộc truy tìm những kẻ đánh thuê vẫn đang được thực hiện. Số phận của các tay súng đã được định sẵn: Hoặc sẽ chết trong cuộc đấu súng hoặc sẽ bị bắt giữ”.

Giới chức Haiti không cung cấp bất kỳ thông tin nào về các nghi phạm, như tuổi, tên hoặc quốc tịch, cũng không đề cập đến động cơ hoặc manh mối nào đã giúp cảnh sát bắt được các nghi phạm. Họ chỉ nói rằng cuộc tấn công, bị các đảng đối lập chính của Haiti và cộng đồng quốc tế lên án, được tiến hành bởi "một nhóm vũ trang được đào tạo bài bản”.

Thủ tướng lâm thời Claude Joseph lên nắm quyền lãnh đạo Haiti với sự trợ giúp của cảnh sát và quân đội. Ngày 8/7, ông kêu gọi người dân mở cửa kinh doanh và làm việc trở lại, đồng thời chỉ thị mở cửa trở lại sân bay quốc tế.

Ngày 7/7, ông Joseph đã ban hành tình trạng thiết quân luật kéo dài 2 tuần sau khi ông Moise bị ám sát. Việc Tổng thống Moise bị ám sát đã làm rung chuyển quốc gia vốn đang phải vật lộn với nghèo đói, bạo lực và bất ổn chính trị hàng đầu ở Tây Bán cầu này.

Tình trạng lạm phát và bạo lực băng đảng đang gia tăng do thực phẩm và nhiên liệu trở nên khan hiếm hơn tại Haiti, trong khi 60% công nhân Haiti kiếm được chưa đầy 2 USD/ngày. Tình hình ngày càng nghiêm trọng khi Haiti vẫn đang cố gắng phục hồi sau trận động đất kinh hoàng năm 2010 và cơn bão Matthew năm 2016 sau một quãng thời gian dài nước này hứng chịu những biến động chính trị.

Tin liên quan
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp về tình hình Haiti Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp về tình hình Haiti

Marlene Bastien, Giám đốc điều hành của Family Action Network Movement, một nhóm chuyên giúp đỡ cộng đồng người Haiti ở Miami cho biết nhiều người đang thực sự lo ngại về số phận của người thân ở Haiti.

Bà hy vọng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tích cực hơn trong việc hỗ trợ nỗ lực tổ chức đối thoại quốc gia ở Haiti nhằm hướng đến các cuộc bầu cử tự do, công bằng và đáng tin cậy.

Khoảng trống nối tiếp khoảng trống

Quốc đảo Haiti ngày càng trở nên bất ổn dưới thời Tổng thống Moise, người đã cầm quyền thông qua sắc lệnh trong hơn một năm và phải đối mặt với sự phản đối dữ dội khi những người chỉ trích cáo buộc ông tham quyền cố vị, còn phe đối lập yêu cầu ông từ chức.

Theo hiến pháp của Haiti, ông Moise sẽ được thay thế bởi Chánh án Tòa án tối cao của Haiti, nhưng Chánh án này đã qua đời mới đây vì Covid-19, để lại một khoảng trống quyền lực tại Haiti.

Trong khi đó, Thủ tướng lâm thời Joseph được cho là sẽ được thay thế bởi ông Ariel Henry, một nhà giải phẫu thần kinh, người đã được ông Moise đề cử cho vị trí Thủ tướng trước khi ông bị ám sát 1 ngày.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với AP, ông Henry cho biết đây là một tình huống ngoại lệ và khó hiểu.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn khác với Đài Zenith, ông khẳng định bản thân không mâu thuẫn với ông Joseph. Ông nói: “Tôi chỉ không đồng ý với việc mọi người đã đưa ra những quyết định vội vàng... vào thời điểm đang đòi hỏi sự chín chắn và bình tĩnh”.

Tổng thống Moise trước đó đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình lớn, sau đó đã trở thành các cuộc bạo lực trong những tháng gần đây khi các nhà lãnh đạo đối lập và những người ủng hộ bác bỏ kế hoạch của ông về việc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp, với các đề xuất nhằm củng cố chức vụ tổng thống.

Biến điều không thể thành có thể

Sau vụ ám sát tổng thống Haiti lần cuối cùng vào năm 1915, Mỹ đã chiếm đóng quốc gia Caribe này trong 19 năm. Sau một thế kỷ và nhiều cuộc can thiệp sau đó, một số nhà quan sát tình hình Haiti cho rằng đã đến lúc phải đưa ra những ý tưởng mới.

Tình trạng hỗn loạn xảy ra chưa đầy 4 năm sau khi sứ mệnh của Liên hợp quốc (LHQ) nhằm mục đích ổn định Haiti kết thúc và sau khi hàng tỷ USD được bơm vào để giúp quốc gia này tái thiết sau trận động đất kinh hoàng năm 2010.

Trong lần kêu gọi can thiệp quân sự mới nhất, LHQ đã điều động binh lính tới đó trong 13 năm, chi 7 tỷ USD, và khi rời Haiti, tình hình trở nên bạo lực hơn và kém dân chủ hơn cả một vài tháng trước khi lực lượng gìn giữ hòa bình được triển khai.

Tin liên quan
Haiti ngổn ngang trước Haiti ngổn ngang trước 'chu kỳ bạo lực', Liên hợp quốc lên tiếng

Sau vụ ám sát, chính quyền Tổng thống Joe Biden nhắc lại rằng Haiti nên tiến hành cuộc bầu cử vào tháng 9 tới để mang lại tính hợp pháp cho một nhà lãnh đạo mới.

Francois Pierre-Louis, người phục vụ trong nội các của Tổng thống dân cử đầu tiên Jean-Bertrand Aristide, người đã hai lần bị lật đổ trong các cuộc đảo chính, nói rằng sự ủng hộ của Mỹ đối với ông Moise là một “sai lầm khủng khiếp”.

Theo ông, sự quan tâm của Mỹ với Haiti rõ ràng đã suy yếu dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, nhưng ông Biden lẽ ra nên nhanh chóng cảm nhận được tình hình cấp bách.

Ông Pierre-Louis, Giáo sư tại Đại học Thành phố New York, nói: “Tôi biết rằng ông Biden đang phải xử lý quá nhiều vấn đề nhưng ông ta không hề chuyển hướng khỏi cách tiếp cận của chính quyền cựu Tổng thống Trump. Nếu ông Biden can thiệp sớm hơn, Tổng thống Jovenel Moise đã không bị bắn chết”.

Giáo sư Pierre-Louis cho rằng một cuộc can thiệp quân sự sẽ không giúp ích cho Haiti, nhưng một lệnh cấm vận vũ khí quốc tế có thể ngăn chặn dòng vũ khí chuyển tới các băng nhóm. Theo ông, các cường quốc quốc tế nên thuyết phục cảnh sát giải giáp các băng đảng, hối thúc trách nhiệm giải trình cao hơn về sử dụng viện trợ và phối hợp với phe đối lập để đưa ra một giải pháp.

Robert Fatton Jr, một chuyên gia về Haiti tại Đại học Virginia (Mỹ), đồng ý rằng một cuộc bầu cử mới sẽ là một "sai lầm lớn" và cho rằng mục tiêu tốt hơn sẽ là thúc đẩy một chính phủ bao gồm phe đối lập cũng như xã hội dân sự.

Ông Fatton nói: "Nếu cộng đồng quốc tế sử dụng sức mạnh của mình một cách khôn ngoan, họ có thể buộc chính phủ Haiti phải chấp nhận một chính phủ đoàn kết dân tộc”.

Ông thừa nhận rằng Haiti gần như không có tiền lệ thực thi các thỏa hiệp chia sẻ quyền lực như vậy. Tuy nhiên, ông khẳng định: "Thực tế cái chết của ông Jovenel Moise có thể là một cơ hội để hối thúc vấn đề đó”.

Haiti ngổn ngang trước 'chu kỳ bạo lực', Liên hợp quốc lên tiếng

Haiti ngổn ngang trước 'chu kỳ bạo lực', Liên hợp quốc lên tiếng

Ngày 22/6, Điều phối viên Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề nhân đạo tại Haiti Bruno Lemarquis đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt ...

Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ tiến trình chính trị tại Haiti

Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ tiến trình chính trị tại Haiti

Chiều ngày 17/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến thảo luận về tình hình tại Haiti và hoạt ...

(theo AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh ...
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo ...
Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động