Hậu bầu cử Tổng thống Mỹ: Người hối hả, ai chẳng vội vã

Minh Vương
TGVN. Hậu bầu cử, ông Joe Biden đang tới gần Nhà Trắng hơn bao giờ hết, song ông Donald Trump chưa cho thấy dấu hiệu sẽ dễ dàng từ bỏ chiếc ghế Tổng thống. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Người hối hả

Hậu bầu cử, Tổng thống đắc cử Joe Biden đang đẩy nhanh tiến trình lựa chọn quan chức chủ chốt. Mới đây, theo CNN, ông đã nhắm cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ Lloyd Austin làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Nếu được Thượng viện thông qua, ông Austin sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng da màu đầu tiên, sau khi đi vào lịch sử với tư cách là người da màu đầu tiên giữ chức Phó Tham mưu trưởng Lục quân và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM). Ông Austin được chọn vì bốn lý do sau.

Tướng Lloyd Austin được ông Joe Biden nhắm làm Bộ trưởng Quốc phòng mới. (Nguồn: AP)
Tướng Lloyd Austin được ông Joe Biden nhắm làm Bộ trưởng Quốc phòng mới. (Nguồn: AP)

Thứ nhất, ông sẽ ít nhiều giải tỏa áp lực mà ông Biden đang đối mặt về đa dạng hóa nội các. Mới đây, các nhóm nghị sỹ gốc Tây Ban Nha đã phàn nàn rằng nội các của Tổng thống đắc cử thiếu vắng người Mỹ gốc Latin. Chỉ trích này chỉ lắng xuống sau khi ông Biden lựa chọn Tổng Chưởng lý bang California Xavier Becerra làm Bộ trưởng Y tế.

Thứ hai, ông Austin là người dày dặn kinh nghiệm, từng được thử lửa trong nhiều cuộc khủng hoảng. Ông từng giám sát hoạt động rút quân và điều chuyển 50.000 lính Mỹ tại Iraq, chỉ huy CENTCOM, giám sát việc triển khai lực lượng và thực thi các chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cho đến khi nghỉ hưu.

Thứ ba, dù am hiểu chiến trường và là người có năng lực, song ông thường thận trọng và tránh xuất hiện trước công chúng. Tính cách này khiến ông ít vướng vào rắc rối, dù còn đó vấn đề gây tranh cãi như lập trường của ông trong các vấn đề nóng mà nước Mỹ phải đối mặt, thời gian rời quân ngũ chưa đủ để được bổ nhiệm hay quan hệ cá nhân của ông với các tập đoàn quốc phòng và công nghiệp.

Cuối cùng, ông và ông Biden có quan hệ tốt, từng nhiều lần làm việc cùng nhau dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama - ông Biden phụ trách Iraq, còn ông Austin chỉ huy lực lượng Mỹ tại đây. Tất cả những yếu tố này khiến ông Austin là lựa chọn hợp lý cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.

Ai chẳng vội vã

Tuy nhiên, nỗ lực bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng da màu đầu tiên của Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ gặp cản trở đáng kể nếu như phe Cộng hòa chiến thắng trong bầu cử Thượng Nghị sỹ bang Georgia, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021.

Ngày 5/12, Tổng thống Donald Trump đã tới bang này vận động cho cuộc tranh cử vào Thượng viện của hai ứng cử viên đảng Cộng hòa là Nghị sỹ David Perdue và Kelly Loeffler. Ông Trump đã đúng khi khẳng định: “Cử tri Georgia sẽ quyết định đảng nào điều hành ở mỗi ủy ban, viết mọi điều luật, kiểm soát từng đồng USD thuế.”

Tuy nhiên, đối với kết quả chung cuộc của bang Georgia, theo đó ông Biden giành chiến thắng, thì ông Trump lại nói khác. Trong phát biểu tại Georgia, ông đã dành phần lớn thời gian chỉ trích kết quả bầu cử, thậm chí cả Thống đốc Cộng hòa của bang này. Đây là thông điệp đã được ông lặp lại nhiều lần, mới đây là tại Hội nghị Thượng đỉnh Warp Speed về vaccine Covid-19 ngày 12/9.

Ông Joe Biden và ông Donald Trump đang đứng ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau. (Nguồn: AP)
Ông Joe Biden và ông Donald Trump đang đứng ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau. (Nguồn: AP)

Thêm vào đó, ông liên tục đưa ra các quyết định bổ nhiệm gây tranh cãi. Ngày 8/12, Nhà Trắng đã liệt kê danh sách các cá nhân mà Tổng thống Donald Trump có ý bổ nhiệm vào “các vị trí quan trọng trong chính quyền”, đồng thời thông báo rằng bà Kellyane Conway, cựu Cố vấn Nhà Trắng, sẽ tiếp tục được bổ nhiệm vào một vị trí của ban Cố vấn Học viện Không quân Mỹ. Động thái này đã gây nhiều tranh cãi khi bà Conway chỉ vừa từ chức 4 tháng trước và không có kinh nghiệm trong việc quản lý một trong những cơ sở đào tạo quân sự hàng đầu của Mỹ.

Ông Trump đã đúng khi khẳng định: “Cử tri Georgia sẽ quyết định đảng nào điều hành ở mỗi ủy ban, viết mọi điều luật, kiểm soát từng đồng USD thuế.”

Cuối cùng, ông Trump đã tăng cường tần suất ban hành sắc lệnh hành pháp, trong số đó có nhiều sắc lệnh quan trọng. Theo Reuters, ông Donald Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp để đảm bảo quyền ưu tiên tiếp cận vaccine Covid-19 cho người dân Mỹ, trước khi hỗ trợ các quốc gia khác. Theo một quan chức Mỹ giấu tên, lệnh hành pháp này được kỳ vọng sẽ thiết lập khuôn khổ cho các cơ quan chính phủ Mỹ trong việc hỗ trợ các quốc gia khác mua vaccine Covid-19.

Tuy nhiên, các quan chức thuộc nhóm chuyển đổi của Tổng thống đắc cử Joe Biden không được mời tham dự sự kiện này. Quan trọng hơn, các chế tài và cách thực thi sắc lệnh nhằm đảm bảo người Mỹ có “quyền tiếp cận ưu tiên” với vaccine là không rõ ràng. Ông Trump khẳng định Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien sẽ lên kế hoạch giúp các quốc gia khác tiếp cận dễ dàng hơn, song thông tin về kế hoạch này vẫn là một ẩn số.

Như vậy, sắc lệnh này có thể là cách ông Trump không vội vã rời bỏ quyền lực, thu hút sự chú ý còn sót lại sau khi kết quả bầu cử dần an bài, trước khi "ánh đèn sân khấu" chuyển hoàn toàn sang ông Joe Biden và đội ngũ mới.

Cuộc điện thoại muộn của ông Biden với Thomas Friedman và mục tiêu tái thiết nước Mỹ

Cuộc điện thoại muộn của ông Biden với Thomas Friedman và mục tiêu tái thiết nước Mỹ

TGVN. Tổng thống đắc cử của Mỹ, ông Biden coi việc phục hồi nền kinh tế cũng như đầu tư vào các lĩnh vực then ...

Hậu bầu cử Mỹ 2020: Đội ngũ của ông Biden sẽ rà soát việc giám sát các lệnh trừng phạt, đồn đoán về tân Đại sứ Trung Quốc

Hậu bầu cử Mỹ 2020: Đội ngũ của ông Biden sẽ rà soát việc giám sát các lệnh trừng phạt, đồn đoán về tân Đại sứ Trung Quốc

TGVN. Ngày 8/12, hãng tin Bloomberg dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, đội ngũ an ninh của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe ...

Tin thế giới 7/12: Ông Trump định 'chơi quả chốt' kịch tính; Truyền thông Trung Quốc khiêu khích Australia; Nhật Bản chinh phục châu Phi

Tin thế giới 7/12: Ông Trump định 'chơi quả chốt' kịch tính; Truyền thông Trung Quốc khiêu khích Australia; Nhật Bản chinh phục châu Phi

TGVN. Hậu bầu cử Mỹ 2020, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, căng thẳng Trung Quốc-Australia, Brexit, tình hình Iran, Đông Địa Trung Hải.... là một số ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

Cách xem chi tiêu tháng trên MoMo chỉ với vài thao tác đơn giản

Cách xem chi tiêu tháng trên MoMo chỉ với vài thao tác đơn giản

Ví MoMo hiện nay được nhiều người tin tưởng và sử dụng vì độ tin cậy cũng như tính tiện lợi. Bất cứ khoản tiền nào được chi ra hay ...
Casper Ruud, Tsitsipas tiến vào bán kết Barcelona Open 2024

Casper Ruud, Tsitsipas tiến vào bán kết Barcelona Open 2024

Ở vòng 3 Barcelona Open 2024, Tsitsipas đánh bại Carballes Baena, Casper Ruud thắng dễ Thompson để tiến vào tứ kết giải ATP 500 tại Tây Ban Nha.
Cách thêm bạn bằng QR Messenger giúp kết nối liên lạc nhanh chóng hơn

Cách thêm bạn bằng QR Messenger giúp kết nối liên lạc nhanh chóng hơn

Phiên bản mới nhất của Messenger đã thêm nhiều tính năng mới rất hữu ích. Một trong những tính năng được nhiều người chú ý chính là kết nối qua ...
Cách kết nối OPPO Watch X với điện thoại nhanh chóng và đơn giản nhất

Cách kết nối OPPO Watch X với điện thoại nhanh chóng và đơn giản nhất

OPPO Watch X vừa được ra mắt và nhận nhiều sự quan tâm từ người dùng. Nếu như bạn đang loay hoay tìm cách kết nối OPPO Watch X với ...
Cách tắt đã xem với một người trên Instagram với vài bước đơn giản

Cách tắt đã xem với một người trên Instagram với vài bước đơn giản

Khi quá trình sử dụng Instagram, trong một vài trường hợp việc xem tin nhắn của người khác có thể gây rắc rối khi họ biết bạn đã xem tin ...
Không phải Hungary, đây mới là quốc gia EU mua khí đốt Nga nhiều nhất; Gazprom vẫn bán hàng cho châu Âu qua Ukraine

Không phải Hungary, đây mới là quốc gia EU mua khí đốt Nga nhiều nhất; Gazprom vẫn bán hàng cho châu Âu qua Ukraine

Tháng 2, Pháp đã trở thành khách hàng mua khí đốt số một của Nga trong số các nước thành viên EU, thay thế Hungary ở vị trí này.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động