Nhỏ Bình thường Lớn

Hậu Covid-19: Ấn Độ sẽ thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới?

TGVN. Trong bối cảnh vị thế “công xưởng của thế giới” mà Trung Quốc đã nắm giữ lâu nay bị lung lay do dịch Covid-19, quốc gia láng giềng Ấn Độ dường như đã nhận ra cơ hội và nóng lòng muốn khỏa lấp chỗ trống mà nước này hy vọng Trung Quốc sớm tạo ra.    
TIN LIÊN QUAN
hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cơn bão xung đột Mỹ-Trung sắp 'gõ cửa'
hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Chủ tịch Trung Quốc: Sẵn sàng nâng quan hệ với Ấn Độ lên tầm cao mới
hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi
Hậu Covid-19, Ấn Độ đang muốn chớp thời cơ để thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới. (Nguồn: Sakal Times)

Cơ hội cho Ấn Độ

Trả lời báo giới gần đây, Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ Nitin Gadkari đánh giá vị thế toàn cầu suy yếu của Trung Quốc là một cơ hội để Ấn Độ thu hút thêm đầu tư.

Bang miền Bắc Uttar Pradesh, nơi có dân số tương đương Brazil, đã thành lập một nhóm đặc trách kinh tế phụ trách thu hút những công ty có ý định rời khỏi Trung Quốc.

Ấn Độ cũng đã phát triển một quỹ đất rộng gần gấp đôi diện tích của Luxembourg (4.600 km2) để chào đón những công ty muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và đã tiếp cận 1.000 công ty đa quốc gia của Mỹ.

Deepak Bagla, Giám đốc điều hành của Invest India, cơ quan xúc tiến đầu tư của Chính phủ Ấn Độ, xác nhận: “Việc tiếp cận này đang diễn ra. Đại dịch Covid-19 sẽ càng đẩy nhanh tiến trình nhiều công ty giảm bớt rủi ro từ Trung Quốc”.

Tin liên quan
hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Thâm hụt thương mại 'khổng lồ' với Trung Quốc, Ấn Độ 'ngại' gia nhập RCEP

Hội đồng kinh doanh Mỹ-Ấn (USIBC), một nhóm vận động hành lang với mục tiêu tăng cường dòng vốn đầu tư giữa hai nước, cũng khẳng định Ấn Độ đang thúc đẩy đáng kể các nỗ lực vận động của nước này.

Bà Nisha Biswal, Chủ tịch USIBC và cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á, cho biết Ấn Độ đang ưu tiên các nỗ lực thu hút chuỗi cung ứng, ở cả cấp trung ương và đại phương, những công ty đã có sẵn một số hoạt động sản xuất ở Ấn Độ có lẽ sẽ sớm giảm công suất tại các nhà máy ở Trung Quốc và tăng quy mô sản xuất ở Ấn Độ.

Nhiều rào cản

Tuy nhiên, bà Biswal cũng lưu ý mọi thứ vẫn trong giai đoạn đánh giá và các quyết định sẽ không được đưa ra một cách vội vã.

Trong một môi trường nơi các bảng cân đối tài chính toàn cầu bị phá vỡ, việc di dời toàn bộ chuỗi cung ứng là “nói dễ hơn làm”.

Nhà kinh tế độc lập Rupa Subramanya nêu rõ: “Nhiều trong số các công ty này đang phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về tiền mặt và vốn vì đại dịch, do đó họ sẽ rất thận trọng trước khi thực hiện những động thái nhanh chóng”.

Theo ông Rahul Jacob, một nhà phân tích về Trung Quốc lâu năm và từng là Trưởng đại diện tờ Financial Times ở Hong Kong (Trung Quốc), việc Chính phủ Ấn Độ chuẩn bị sẵn quỹ đất là một bước đi đúng hướng, nhưng các công ty lớn khó có thể chuyển hoạt động nếu chỉ vì có sẵn mặt bằng.

Ông nhấn mạnh: “Các dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng gắn kết với nhau nhiều hơn là người ta nghĩ. Rất khó để tách chúng ra chỉ sau một đêm. Trung Quốc cung cấp cơ sở hạ tầng tích hợp như cảng lớn và đường cao tốc, lao động chất lượng hàng đầu và ngành logistics hiện đại, tất cả đều là những yếu tố quan trọng để đáp ứng thời hạn nghiêm ngặt mà các công ty quốc tế hoạt động”.

Một lý do nữa khiến Ấn Độ có thể không phải là lựa chọn rõ ràng cho các công ty đa quốc gia toàn cầu là nước này không hòa nhập tốt với các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn.

Năm ngoái, New Delhi đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bất chấp 7 năm đàm phán. Những quyết định như vậy khiến các nhà xuất khẩu Ấn Độ khó hưởng lợi từ việc tiếp cận miễn thuế các thị trường đích hoặc đạt hiệu quả có đi có lại với các đối tác thương mại của mình.

Parag Khanna, tác giả cuốn “Tương lai là của châu Á” đặt vấn đề: “Tại sao tôi lại sản xuất ở Ấn Độ một sản phẩm nào đó mà tôi muốn bán cho Singapore? Kết nối thể chế trong các hiệp định thương mại quan trọng không kém việc đưa ra mức giá cạnh tranh”.

hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi
Ấn Độ có thể không phải là lựa chọn rõ ràng cho các công ty đa quốc gia toàn cầu là nước này không hòa nhập tốt với các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn. (Nguồn: Getty Images)

Ông Khanna tin rằng, hội nhập khu vực đặc biệt quan trọng, khi thương mại toàn cầu bắt đầu phát triển theo mô hình “bán nơi bạn tạo ra”. Trong mô hình đó, các công ty đưa sản xuất đến gần hơn với nhu cầu.

Sự thiếu ổn định trong chính sách của Ấn Độ về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và quy định không đồng nhất cũng là yếu tố gây khó cho các công ty toàn cầu. Từ việc cấm các công ty thương mại điện tử bán các mặt hàng không thiết yếu đến điều chỉnh các quy định FDI để không cho phép dòng vốn dễ dàng tiếp cận từ các nước láng giềng, người ta lo ngại Ấn Độ đang lợi dụng đại dịch Covid-19 để dựng lên những bức tường bảo hộ xung quanh mình.

Trong phát biểu gần đây trên truyền hình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi "hãy lên tiếng vì thị trường nội địa". Trong khi đó, các đề xuất kích thích mới đã nâng cao tiêu chuẩn đối với các công ty nước ngoài muốn đấu thầu giành hợp đồng tại Ấn Độ.

Bà Biswal nhấn mạnh: “Ấn Độ càng cải thiện tính ổn định về pháp lý, họ càng có nhiều cơ hội thuyết phục các doanh nghiệp toàn cầu thành lập các trung tâm ở Ấn Độ”.

Những đối thủ cạnh tranh

Khi mọi thứ trở nên ổn định, Việt Nam, Bangladesh, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) dường như là những điểm đến ưa thích khi doanh nghiệp cân nhắc rời khỏi Trung Quốc. Hàn Quốc và Đài Loan ở tầm công nghệ cao còn Việt Nam và Bangladesh ở cấp độ gia công thấp hơn.

Các công ty đa quốc gia bắt đầu chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang các nước/vùng lãnh thổ này gần một thập kỷ trước do các chi phí về lao động và môi trường ở Trung Quốc tăng cao.

Tin liên quan
hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đã bắt đầu?

Việc dịch chuyển chậm chạp chỉ tăng tốc khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng những năm gần đây. Ấn Độ được xem như kẻ đứng ngoài vì không tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đa quốc gia cung cấp cho thị trường trong nước và sử dụng quốc gia này làm cơ sở sản xuất để xuất khẩu ra thế giới.

Trong những tuần gần đây, một số bang đã bắt đầu có những chuyển động nhằm giải quyết mối quan ngại về môi trường kinh doanh, trong đó có những thay đổi gây tranh cãi về luật lao động lâu đời của Ấn Độ.

Chẳng hạn, các bang Uttar Pradesh và Madhya Pradesh đã đình chỉ các biện pháp bảo vệ lao động quan trọng, miễn cho các nhà máy khỏi phải duy trì các yêu cầu cơ bản như đảm bảo vệ sinh, ánh sáng, thông thoáng, nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư và thu hút vốn toàn cầu.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên, Nhật Bản đã trả tiền cho các tập đoàn nước này rời khỏi đất nước đông dân nhất thế giới và các nghị sĩ Anh cũng đang chịu sức ép xem xét lại quyết định cho phép tập đoàn viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng 5G mới của Anh.

Theo các chuyên gia, thời điểm đã chín muồi để Ấn Độ thực hiện các cải cách cơ cấu toàn diện và tận dụng những thay đổi địa chính trị sâu rộng này để cải thiện mối quan hệ thương mại với thế giới.

hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Đông Nam Á có thể thay thế Trung Quốc trở thành 'công xưởng thế giới'?

TGVN. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung Quốc và hệ quả của dịch Covid-19, Đông Nam Á đang được kỳ vọng là điểm đến của ...

hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, Trung Quốc có thể bị Ấn Độ lấp chỗ trống thị trường xuất khẩu

TGVN. Ngày 1/3, Liên hiệp các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (Assocham) cho rằng, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang ...

hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Việt Nam sắp bắt kịp “công xưởng” của thế giới

TGVN. Trang mạng tạp chí Ozy của Mỹ vừa đăng bài phân tích khả năng Việt Nam bắt kịp Trung Quốc - “công xưởng” của thế ...

(theo BBC)

Tin cũ hơn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua