Hậu Covid-19: Ấn Độ sẽ thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới?

Thanh Dung
TGVN. Trong bối cảnh vị thế “công xưởng của thế giới” mà Trung Quốc đã nắm giữ lâu nay bị lung lay do dịch Covid-19, quốc gia láng giềng Ấn Độ dường như đã nhận ra cơ hội và nóng lòng muốn khỏa lấp chỗ trống mà nước này hy vọng Trung Quốc sớm tạo ra.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cơn bão xung đột Mỹ-Trung sắp 'gõ cửa'
hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Chủ tịch Trung Quốc: Sẵn sàng nâng quan hệ với Ấn Độ lên tầm cao mới
hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi
Hậu Covid-19, Ấn Độ đang muốn chớp thời cơ để thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới. (Nguồn: Sakal Times)

Cơ hội cho Ấn Độ

Trả lời báo giới gần đây, Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ Nitin Gadkari đánh giá vị thế toàn cầu suy yếu của Trung Quốc là một cơ hội để Ấn Độ thu hút thêm đầu tư.

Bang miền Bắc Uttar Pradesh, nơi có dân số tương đương Brazil, đã thành lập một nhóm đặc trách kinh tế phụ trách thu hút những công ty có ý định rời khỏi Trung Quốc.

Ấn Độ cũng đã phát triển một quỹ đất rộng gần gấp đôi diện tích của Luxembourg (4.600 km2) để chào đón những công ty muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và đã tiếp cận 1.000 công ty đa quốc gia của Mỹ.

Deepak Bagla, Giám đốc điều hành của Invest India, cơ quan xúc tiến đầu tư của Chính phủ Ấn Độ, xác nhận: “Việc tiếp cận này đang diễn ra. Đại dịch Covid-19 sẽ càng đẩy nhanh tiến trình nhiều công ty giảm bớt rủi ro từ Trung Quốc”.

Tin liên quan
hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Thâm hụt thương mại 'khổng lồ' với Trung Quốc, Ấn Độ 'ngại' gia nhập RCEP

Hội đồng kinh doanh Mỹ-Ấn (USIBC), một nhóm vận động hành lang với mục tiêu tăng cường dòng vốn đầu tư giữa hai nước, cũng khẳng định Ấn Độ đang thúc đẩy đáng kể các nỗ lực vận động của nước này.

Bà Nisha Biswal, Chủ tịch USIBC và cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á, cho biết Ấn Độ đang ưu tiên các nỗ lực thu hút chuỗi cung ứng, ở cả cấp trung ương và đại phương, những công ty đã có sẵn một số hoạt động sản xuất ở Ấn Độ có lẽ sẽ sớm giảm công suất tại các nhà máy ở Trung Quốc và tăng quy mô sản xuất ở Ấn Độ.

Nhiều rào cản

Tuy nhiên, bà Biswal cũng lưu ý mọi thứ vẫn trong giai đoạn đánh giá và các quyết định sẽ không được đưa ra một cách vội vã.

Trong một môi trường nơi các bảng cân đối tài chính toàn cầu bị phá vỡ, việc di dời toàn bộ chuỗi cung ứng là “nói dễ hơn làm”.

Nhà kinh tế độc lập Rupa Subramanya nêu rõ: “Nhiều trong số các công ty này đang phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về tiền mặt và vốn vì đại dịch, do đó họ sẽ rất thận trọng trước khi thực hiện những động thái nhanh chóng”.

Theo ông Rahul Jacob, một nhà phân tích về Trung Quốc lâu năm và từng là Trưởng đại diện tờ Financial Times ở Hong Kong (Trung Quốc), việc Chính phủ Ấn Độ chuẩn bị sẵn quỹ đất là một bước đi đúng hướng, nhưng các công ty lớn khó có thể chuyển hoạt động nếu chỉ vì có sẵn mặt bằng.

Ông nhấn mạnh: “Các dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng gắn kết với nhau nhiều hơn là người ta nghĩ. Rất khó để tách chúng ra chỉ sau một đêm. Trung Quốc cung cấp cơ sở hạ tầng tích hợp như cảng lớn và đường cao tốc, lao động chất lượng hàng đầu và ngành logistics hiện đại, tất cả đều là những yếu tố quan trọng để đáp ứng thời hạn nghiêm ngặt mà các công ty quốc tế hoạt động”.

Một lý do nữa khiến Ấn Độ có thể không phải là lựa chọn rõ ràng cho các công ty đa quốc gia toàn cầu là nước này không hòa nhập tốt với các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn.

Năm ngoái, New Delhi đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bất chấp 7 năm đàm phán. Những quyết định như vậy khiến các nhà xuất khẩu Ấn Độ khó hưởng lợi từ việc tiếp cận miễn thuế các thị trường đích hoặc đạt hiệu quả có đi có lại với các đối tác thương mại của mình.

Parag Khanna, tác giả cuốn “Tương lai là của châu Á” đặt vấn đề: “Tại sao tôi lại sản xuất ở Ấn Độ một sản phẩm nào đó mà tôi muốn bán cho Singapore? Kết nối thể chế trong các hiệp định thương mại quan trọng không kém việc đưa ra mức giá cạnh tranh”.

hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi
Ấn Độ có thể không phải là lựa chọn rõ ràng cho các công ty đa quốc gia toàn cầu là nước này không hòa nhập tốt với các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn. (Nguồn: Getty Images)

Ông Khanna tin rằng, hội nhập khu vực đặc biệt quan trọng, khi thương mại toàn cầu bắt đầu phát triển theo mô hình “bán nơi bạn tạo ra”. Trong mô hình đó, các công ty đưa sản xuất đến gần hơn với nhu cầu.

Sự thiếu ổn định trong chính sách của Ấn Độ về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và quy định không đồng nhất cũng là yếu tố gây khó cho các công ty toàn cầu. Từ việc cấm các công ty thương mại điện tử bán các mặt hàng không thiết yếu đến điều chỉnh các quy định FDI để không cho phép dòng vốn dễ dàng tiếp cận từ các nước láng giềng, người ta lo ngại Ấn Độ đang lợi dụng đại dịch Covid-19 để dựng lên những bức tường bảo hộ xung quanh mình.

Trong phát biểu gần đây trên truyền hình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi "hãy lên tiếng vì thị trường nội địa". Trong khi đó, các đề xuất kích thích mới đã nâng cao tiêu chuẩn đối với các công ty nước ngoài muốn đấu thầu giành hợp đồng tại Ấn Độ.

Bà Biswal nhấn mạnh: “Ấn Độ càng cải thiện tính ổn định về pháp lý, họ càng có nhiều cơ hội thuyết phục các doanh nghiệp toàn cầu thành lập các trung tâm ở Ấn Độ”.

Những đối thủ cạnh tranh

Khi mọi thứ trở nên ổn định, Việt Nam, Bangladesh, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) dường như là những điểm đến ưa thích khi doanh nghiệp cân nhắc rời khỏi Trung Quốc. Hàn Quốc và Đài Loan ở tầm công nghệ cao còn Việt Nam và Bangladesh ở cấp độ gia công thấp hơn.

Các công ty đa quốc gia bắt đầu chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang các nước/vùng lãnh thổ này gần một thập kỷ trước do các chi phí về lao động và môi trường ở Trung Quốc tăng cao.

Tin liên quan
hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đã bắt đầu?

Việc dịch chuyển chậm chạp chỉ tăng tốc khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng những năm gần đây. Ấn Độ được xem như kẻ đứng ngoài vì không tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đa quốc gia cung cấp cho thị trường trong nước và sử dụng quốc gia này làm cơ sở sản xuất để xuất khẩu ra thế giới.

Trong những tuần gần đây, một số bang đã bắt đầu có những chuyển động nhằm giải quyết mối quan ngại về môi trường kinh doanh, trong đó có những thay đổi gây tranh cãi về luật lao động lâu đời của Ấn Độ.

Chẳng hạn, các bang Uttar Pradesh và Madhya Pradesh đã đình chỉ các biện pháp bảo vệ lao động quan trọng, miễn cho các nhà máy khỏi phải duy trì các yêu cầu cơ bản như đảm bảo vệ sinh, ánh sáng, thông thoáng, nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư và thu hút vốn toàn cầu.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên, Nhật Bản đã trả tiền cho các tập đoàn nước này rời khỏi đất nước đông dân nhất thế giới và các nghị sĩ Anh cũng đang chịu sức ép xem xét lại quyết định cho phép tập đoàn viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng 5G mới của Anh.

Theo các chuyên gia, thời điểm đã chín muồi để Ấn Độ thực hiện các cải cách cơ cấu toàn diện và tận dụng những thay đổi địa chính trị sâu rộng này để cải thiện mối quan hệ thương mại với thế giới.

hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Đông Nam Á có thể thay thế Trung Quốc trở thành 'công xưởng thế giới'?

TGVN. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung Quốc và hệ quả của dịch Covid-19, Đông Nam Á đang được kỳ vọng là điểm đến của ...

hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, Trung Quốc có thể bị Ấn Độ lấp chỗ trống thị trường xuất khẩu

TGVN. Ngày 1/3, Liên hiệp các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (Assocham) cho rằng, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang ...

hau covid 19 an do se thay trung quoc tro thanh cong xuong cua the gioi Việt Nam sắp bắt kịp “công xưởng” của thế giới

TGVN. Trang mạng tạp chí Ozy của Mỹ vừa đăng bài phân tích khả năng Việt Nam bắt kịp Trung Quốc - “công xưởng” của thế ...

(theo BBC)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, gặp lãnh đạo châu Âu. Các bên đều tỏ ra cứng rắn, càng gặp ...
Điện Biên hiện là tỉnh có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước

Điện Biên hiện là tỉnh có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước

Baoquocte.vn. Số liệu mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, Điện Biên hiện đang là tỉnh có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất Việt Nam.
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai, đeo đi đâu?

Đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai, đeo đi đâu?

30ATM là một trong những thông số biểu thị khả năng chống nước ấn tượng. Vậy 'đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai và có thể ...
Dự báo thời tiết ngày mai (8/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ, vùng núi, trung du gần sáng có mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (8/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ, vùng núi, trung du gần sáng có mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (8/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến triển.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác...
Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động