Hé lộ 'nước cờ' mới của Mỹ trong đối phó với thách thức từ Trung Quốc tại Biển Đông

Khánh Vy
Theo dõi TGVN trên
Baoquocte.vn. Mỹ tuyên bố sớm đạt được thỏa thuận mới về quân sự với Philippines trong tuần này.
Hé lộ 'nước cờ' mới của Mỹ trong đối phó với thách thức từ Trung Quốc tại Biển Đông
Quân đội Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung. (Nguồn: Manila Bulletin)

Việc Mỹ thúc đẩy các đơn vị quy mô nhỏ hơn trong luân phiên đồn trú nhằm tránh leo thang với Trung Quốc và giúp Philippines dễ ứng xử hơn trong mối quan hệ song phương với Bắc Kinh.

Mở rộng hiện diện quân sự

Wall Street Journal ngày 30/1 bình luận, Mỹ muốn đạt thỏa thuận mới về quân sự với Philippines, coi đây là một phần trong nỗ lực mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các quan chức Mỹ cho biết, Washington kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này về xây dựng 4 căn cứ quân sự ở Philippines, động thái mới nhất nhằm mở rộng sự hiện diện quân sự tại khu vực nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc.

Theo kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Manila trong tuần này, với hy vọng sớm đạt thỏa thuận, tạo điều kiện thúc đẩy đồn trú luân phiên lực lượng Mỹ đóng tại Philippines.

Một căn cứ có thể được đặt ở phía Bắc đảo Luzon, cơ sở khác ở khu vực Tây Nam tỉnh Palawan của Philippines. Hiện chưa rõ 2 cứ điểm còn lại nằm ở đâu, cũng như số lượng lính Mỹ được phép đồn trú tại những khu vực này.

Đổi lại, phía Mỹ hứa hẹn viện trợ quân sự cho Philippines, trong đó có thiết bị bay không người lái, nhằm giúp quân đội quốc gia Đông Nam Á tăng khả năng giám sát ở Biển Đông.

Thỏa thuận này là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Washington nhằm bố trí lực lượng tác chiến dưới hình thức các đơn vị nhỏ hơn ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, củng cố các liên minh lâu đời, thiết lập các liên minh, liên kết mới nhằm ứng phó với những thách thức từ Trung Quốc tại khu vực.

Giới chức Lầu Năm Góc nhìn nhận, đồn trú luân phiên quân sự theo hướng bố trí lực lượng nhỏ dọc Philippines có thể giúp tăng cường hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ ở phạm vi khu vực rộng lớn trong trường hợp xảy ra xung đột. Hiện tại, Mỹ duy trì 500 quân theo hình thức đồn trú luân phiên tại Philippines.

Phía Washington cho biết đã có rất nhiều nỗ lực trong suốt một tháng qua để hoàn tất thỏa thuận này. Tiến trình đàm phán phức tạp hơn do cần phải tính đến mối quan hệ song phương giữa Philippines và Trung Quốc. Đến nay, hai bên vẫn còn nhiều điểm chi tiết cần tiếp tục hoàn tất thảo luận.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Philippines trong khi Mỹ là đồng minh an ninh lâu năm của Manila. Thực tế, Philippines không muốn phải chọn phe.

Trong cuộc phỏng vấn của tờ Wall Street Journal đầu tháng này, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nêu quan điểm: “Đó là một thế cân bằng rất mong manh”.

Tránh leo thang, giúp Philippines 'dễ thở'

Việc Mỹ thúc đẩy các đơn vị quy mô nhỏ hơn trong luân phiên đồn trú tại khu vực cũng nhằm tránh leo thang với Trung Quốc. Rất có thể, Bắc Kinh coi sự xuất hiện của các căn cứ quân sự lớn hơn là hình thức khiêu khích trực tiếp của Washington đối với các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việc này cũng tránh đẩy Philippines rơi vào tình thế khó xử, bởi thiết lập căn cứ quân sự lớn là bước đi quá xa đối với quốc gia Đông Nam Á này trong bối cảnh Manila nhìn nhận không có lựa chọn nào khác ngoài duy trì quan hệ với cả Bắc Kinh và Washington.

Đầu tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đón tiếp Tổng thống Marcos Jr. khi ông có chuyến thăm nhà nước tới Bắc Kinh. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ký một loạt thỏa thuận nhằm củng cố hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh.

Hai nhà lãnh đạo đồng ý thiết lập kênh liên lạc trực tiếp giữa Bộ Ngoại giao hai nước để kịp thời trao đổi, xử lý các vấn đề liên quan tranh chấp ở Biển Đông. Mục đích chính là hạ nhiệt căng thẳng trong quan hệ song phương.

Về hợp tác quân sự Mỹ-Philippines, dựa trên các điều khoản có trong Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) ký năm 2014 giữa hai nước, trên thực địa, quân đội Mỹ được phép hoạt động, tác chiến hợp pháp ở Philippines.

EDCA cho phép Mỹ hiện diện nhiều hơn tại các căn cứ quân sự của Philippines, thông qua việc đặt trang thiết bị quốc phòng tại 5 căn cứ của Manila và luân chuyển quân sự tại những căn cứ này. Quân đội Philippines có thể sử dụng những địa điểm này sau khi quân Mỹ rút đi.

5 căn cứ này gồm Fort Magsaysay và 4 căn cứ không quân Basa, Antonio Bautista, Mactan-Benito Ebuen và Lumbia.

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, các dự án trên sẽ hoàn tất xây dựng trong 2-3 năm tới. Tháng 10/2021, hai bên đồng ý mở các cuộc thảo luận về xây dựng căn cứ mới, trong đó có 4 căn cứ như đã nêu.

UNCLOS 1982 - Văn kiện pháp lý đồ sộ về hòa bình và phát triển bền vững biển, đại dương

UNCLOS 1982 - Văn kiện pháp lý đồ sộ về hòa bình và phát triển bền vững biển, đại dương

Sau 5 năm họp trù bị và một thập kỷ nỗ lực đàm phán, Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) được thông ...

Chuyên gia Nga: Việt Nam có lập trường kiên định ở Biển Đông, đáp ứng mục tiêu ổn định và an ninh ở khu vực

Chuyên gia Nga: Việt Nam có lập trường kiên định ở Biển Đông, đáp ứng mục tiêu ổn định và an ninh ở khu vực

Chuyên gia Nga đề cao lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

ASEAN 2022: 'Con tàu' ASEAN vững vàng vượt thách thức, hình mẫu của thành công

ASEAN 2022: 'Con tàu' ASEAN vững vàng vượt thách thức, hình mẫu của thành công

ASEAN đã vượt qua một năm đầy thách thức, khẳng định được vai trò trung tâm và cùng các đối tác chứng minh tầm quan ...

Chuyên gia Nga: UNCLOS có giá trị chiến lược quan trọng trong vấn đề Biển Đông

Chuyên gia Nga: UNCLOS có giá trị chiến lược quan trọng trong vấn đề Biển Đông

Ngày 19/1, tại Viện Đông phương học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga (VHLKHN), đã diễn ra hội thảo khoa học với ...

Chuyên gia Australia: Canberra đồng hành cùng Washington phản ứng trước các ý đồ của Bắc Kinh tại Biển Đông

Chuyên gia Australia: Canberra đồng hành cùng Washington phản ứng trước các ý đồ của Bắc Kinh tại Biển Đông

Biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng với lợi ích quốc gia của Australia, Canberra khẳng định tiếp tục củng cố UNCLOS 1982 ...

(theo Wall Street Journal)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Khám phá ‘Cách mạng siêu nhân hóa’ dưới góc nhìn của nhà triết học Luc Ferry

Khám phá ‘Cách mạng siêu nhân hóa’ dưới góc nhìn của nhà triết học Luc Ferry

Baoquocte.vn. Quan tâm sâu sắc đến con người và những tác động của công nghệ, tác giả Luc Ferry đã phân tích các vấn đề trên trong cuốn sách 'Cách mạng ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp ngày 27/3/2023: Tuổi Thân giao tiếp giỏi

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp ngày 27/3/2023: Tuổi Thân giao tiếp giỏi

Baoquocte.vn. Xem tử vi 27/3 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/3/2023 của - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công ...
Thêm một đồng minh ngoại giao 'nói lời cay đắng', (Đài Loan) Trung Quốc dứt khoát 'dứt tình'

Thêm một đồng minh ngoại giao 'nói lời cay đắng', (Đài Loan) Trung Quốc dứt khoát 'dứt tình'

Baoquocte.vn. Sau quyết định của chính phủ Honduras, hiện 13 quốc gia chính thức công nhận Đài Loan (Trung Quốc).
Chuyển đổi số đã trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động Đoàn các cấp

Chuyển đổi số đã trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động Đoàn các cấp

Baoquocte.vn. Trong tháng qua, hàng loạt hoạt động chuyển đổi số đã được các cán bộ, đoàn viên các cấp tích trực triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong ...
Lee Do Hyun – ‘chàng phi công’ trẻ tuổi nhất của Song Hye Kyo

Lee Do Hyun – ‘chàng phi công’ trẻ tuổi nhất của Song Hye Kyo

Baoquocte.vn. Lee Do Huyn là bạn diễn trẻ tuổi nhất của Song Hye Kyo từ trước đến nay, nhưng sự kết hợp ăn ý của cặp đôi trong The Glory khiến ...
Cận cảnh chi tiết Hyundai Elantra 2023 tại Hàn Quốc, giá từ 360 triệu đồng

Cận cảnh chi tiết Hyundai Elantra 2023 tại Hàn Quốc, giá từ 360 triệu đồng

Baoquocte.vn. Hyundai Elantra 2023 chính thức mở bán tới tay khách hàng nội địa với tên gọi Avante đi kèm giá bán 19,97-32,63 triệu Won (360-590 triệu đồng).
Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Canada: Muộn còn hơn không

Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Canada: Muộn còn hơn không

Baoquocte.vn. Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm đầu tiên tới Canada. Ông sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên của xứ cờ hoa công du Ottawa kể từ năm 2016.
Những điểm nóng tiềm ẩn và sứ mệnh ngoại giao tiên phong, phòng ngừa

Những điểm nóng tiềm ẩn và sứ mệnh ngoại giao tiên phong, phòng ngừa

Baoquocte.vn. Trên thế giới và ở Việt Nam, trong lịch sử và đương đại, có rất nhiều sự kiện thể hiện vai trò của ngoại giao trong ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh.
Cơm trứng hâm nóng quan hệ Nhật-Hàn

Cơm trứng hâm nóng quan hệ Nhật-Hàn

Baoquocte.vn. Vài ngày qua,'omurice', hay cơm cuộn trứng chiên đã bất ngờ trở thành tâm điểm thú vị trong quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc.
Quan hệ Anh-EU: Tình thân có nối?

Quan hệ Anh-EU: Tình thân có nối?

Baoquocte.vn. Mối quan hệ Anh-EU có thể trở nên hòa dịu hơn trước, song để nối lại tình thân sau những sóng gió đã trải qua, vẫn còn đó một chặng dài.
Thủ tướng Đức thăm Mỹ: Chung hướng, khác đường

Thủ tướng Đức thăm Mỹ: Chung hướng, khác đường

Baoquocte.vn. Cuộc gặp tại Washington D.C. sẽ là cơ hội để Thủ tướng Đức và Tổng thống Mỹ tìm kiếm giải pháp cho tình trạng 'chung hướng, khác đường' hiện nay.
Xung đột Nga-Ukraine: Thế giới đang và cần làm gì trong cơn địa chấn

Xung đột Nga-Ukraine: Thế giới đang và cần làm gì trong cơn địa chấn

Baoquocte.vn. Xung đột ở Ukraine được ví như cơn địa chấn chính trị, mà lực tác động, sóng xung kích, sốc nhiệt lan tỏa hầu như đến mọi khu vực trên Trái đất.
Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran sẽ sớm 'tan thành bọt biển'?

Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran sẽ sớm 'tan thành bọt biển'?

Baoquocte.vn. Báo Arab News của Saudi Arabia mới đây đăng bài viết đánh giá về thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran do Trung Quốc làm trung gian.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Baoquocte.vn. Những nghi thức lễ tân ngoại giao đặc biệt Nga thực hiện để đón Chủ tịch Trung Quốc cho thấy Moscow rất cần Bắc Kinh trong cục diện quốc tế.
Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Baoquocte.vn. Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc đánh giá chiến lược ngoại giao khéo léo của Ấn Độ cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ Seoul-New Delhi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Baoquocte.vn. Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga đang trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế.
Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Baoquocte.vn. Theo một số chuyên gia, bước sang năm thứ 13, cuộc khủng hoảng Syria đang nhận được một số tín hiệu tích cực.
'Mùa Xuân mới' đang đến trong quan hệ Nhật - Hàn

'Mùa Xuân mới' đang đến trong quan hệ Nhật - Hàn

Baoquocte.vn. Cuộc gặp thượng đỉnh Nhật - Hàn lần này có ý nghĩa quan trọng, đưa hai nước xích lại gần nhau hơn.
Phiên bản di động