Hé lộ tên lửa tàng hình 'không đối đất' Nga sử dụng trong chiến dịch tại Ukraine

Văn Đỉnh
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, quân đội Nga được cho là đã sử dụng tên lửa hành trình chiến lược “không đối đất” có khả năng tàng hình, mang đầu đạn thông thường Kh-101.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hé lộ tên lửa tàng hình 'không đối đất' Nga sử dụng tại Ukraine
Bộ quốc phòng Nga có kế hoạch trang bị tên lửa Kh-101 cho 50 máy bay Tu-160M được chế tạo mới từ đầu. (Nguồn: Military Today)

Bộ quốc phòng Nga chưa chính thức đưa ra bình luận gì về sự việc trên, nhưng trên các trang mạng đăng tải nhiều video về quỹ đạo phức tạp của loại tên lửa này.

Tên lửa Kh-101 mang đầu đạn thông thường, là loại vũ khí do Nga tự chế tạo hoàn toàn.

Giai đoạn 1995-2013, khi phát triển tên lửa Kh-101, phòng thiết kế Raduga đã áp dụng công nghệ tàng hình. Phiên bản tương tự với Kh-101 là Kh-102. Đây là phiên bản có thể mang đầu đạn nhiệt hạch, có công suất giao động trong khoảng từ 250 kt (kiloton) đến 1 Mt (megaton).

Tên lửa Kh-101 được ứng dụng hệ thống dẫn đường tổng hợp (dẫn đường quán tính kết hợp với dẫn đường quang - điện), giai đoạn cuối của quỹ đạo bay, đầu đạn của Kh-101 có khả năng tự tìm đến mục tiêu.

Năm 2015, máy bay chiến lược tầm xa Tu-160 và Tu-95MS của Nga đã sử dụng tên lửa Kh-101 để tấn công phiến quân ở Syria.

Một số tính năng kỹ-chiến thuật của tên lửa Kh-101

Đầu đạn của Kh-101 có khối lượng 400kg. Tầm bắn tối đa đạt 5.500km. Độ cao của quỹ đạo bay giao động trong khoảng từ 30m đến 10km.

Phiên bản tên lửa Kh-101 trang bị cho tuần dương hạm có thể bay với tốc độ 190 đến 200m/s, tốc độ bay tối đa có thể lên tới 250 đến 270m/s.

Sai số khi tiêu diệt mục tiêu di động không quá 10m (giá trị này không phụ thuộc vào loại đầu đạn mà tên lửa được trang bị). Khi tấn công mục tiêu cố định, tên lửa Kh-101 có sai số không quá 7m.

Tên lửa Kh-101 được trang bị hệ thống tác chiến điện tử, có thể gây nhiễu cho tổ hợp radar, vì vậy tên lửa phòng không của đối phương rất dễ bị đánh lừa - hệ thống phòng không của đối phương gặp rất nhiều khó khăn để đối phó.

Với tầm bắn xa, tên lửa Kh-101 có thể bay vòng và tránh những khu vực mà hệ thống phòng không và lá chắn tên lửa của địch đang hoạt động. Vì vậy, khi được trang bị tên lửa Kh-101, máy bay chiến lược tầm xa Tu-160 của Nga hoàn toàn có thể qua mặt được tai mắt của phòng không đối phương.

Tầm bắn xa của tên lửa Kh-101 có thể cho phép máy bay ném bom không cần phải bay vào vùng tác chiến, có thể cất cánh từ sân bay của mình và phóng tên lửa vào những mục tiêu cần tiêu diệt. Sau đó, máy bay có thể hạ cánh, nạp nhiên liệu và vũ khí, tiếp tục tổ chức tấn công. Hành động này có thể lặp lại nhiều lần tùy ý muốn chủ quan.

Máy bay nào có thể trang bị tên lửa Kh-101?

Tên lửa Kh-101 sẽ được trang bị cho máy bay chiến lược, tầm xa đã được nâng cấp Tu-160M. Hai khoang bên trong của Tu-160M có thể chứa được 12 quả tên lửa Kh-101.

Máy bay có động cơ turbin, phản lực cánh quạt Tu-95MS chỉ mang được 8 quả, cố định trên giá treo bên ngoài. Do vậy, khi Tu-95MS bay thường phát ra âm thanh rất đặc trưng.

Hiện nay, lực lượng không quân vũ trụ Nga chỉ có 16 chiếc Tu-160. Một số trong số này đã được hiện đại hóa thành Tu-160M.

Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch trang bị tên lửa Kh-101 cho 50 máy bay Tu-160M được chế tạo mới từ đầu.

Tính đến thời điểm tháng 12/2020, Nga đã sở hữu 64 máy bay Tu-95MS, một phần trong số này đã được trang bị hệ thống ngắm và tổ hợp định vị mới. Đây là điều kiện quan trọng để loại máy bay này được tiếp nhận tên lửa hành trình, chiến lược Kh-101.

Trong tương lai, tất cả máy bay tầm xa của Nga (kể cả những phiên bản sắp ra mắt) đều có thể sử dụng được tên lửa Kh-101.

Không có đối thủ

Tên lửa hành trình, chiến lược mang đầu đạn thông thường Kh-101 và phiên bản mang đầu đạn hạt nhân Kh-102 của Nga đều chưa có đối thủ cạnh tranh trên thế giới.

Trong lĩnh vực chế tạo tên lửa hành trình chiến lược “không đối đất”, Mỹ đang tụt hậu khá xa so với Nga. Phiên bản tên lửa hành trình, chiến lược mới nhất của Mỹ là AGM-86, có tầm bắn 2.780km, tầm bắn của phiên bản AGM-129 ACM cũng chỉ đạt 3.700km.

Sau khủng hoảng Ukraine, vũ khí Nga có còn 'đắt hàng'?

Sau khủng hoảng Ukraine, vũ khí Nga có còn 'đắt hàng'?

Những biến động của thị trường vũ khí toàn cầu xoay quanh xung đột Nga-Ukraine gần đây đang gây ra những bất lợi nhất định ...

3 xu hướng lập trường trong EU và NATO về xung đột Nga-Ukraine

3 xu hướng lập trường trong EU và NATO về xung đột Nga-Ukraine

Lập trường của Liên minh châu Âu (EU) về xung đột Nga-Ukraine đang tồn tại nhiều khác biệt. Trong đó, có thể nhìn thấy 3 ...

(theo AiF)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (25/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Nếu đủ điều kiện tham gia xét tuyển thẳng vào lớp 10, học sinh cần khẩn trương nộp hồ sơ tại trường ngay từ hôm nay (24/4).
Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Các quan chức Mỹ và Philippines tiếp tục quyết định khai thác thêm cơ hội để tăng cường sự hỗ trợ toàn cầu nhằm duy trì luật biển quốc tế.
Bộ GD&ĐT mở hệ thống để thí sinh thực hành đăng ký dự thi trực tuyến

Bộ GD&ĐT mở hệ thống để thí sinh thực hành đăng ký dự thi trực tuyến

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi...
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động