Hiệp ước mới về Di cư và Cư trú giúp EU thoát khỏi 'bi kịch dai dẳng'?

Nguyễn Hoàng
TGVN. Ngày 23/9, tại trụ sở Ủy ban châu Âu (EC) ở Brussels (Bỉ), Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã công bố đề xuất về Hiệp ước mới về Di cư và Cư trú của châu Âu. Liệu đó có phải là cách thoát khỏi những bi kịch dai dẳng?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sau nhiều tháng trì hoãn, EC đã công bố các đề xuất về một chính sách tị nạn và di cư mới. Và điều bất ngờ đầu tiên là việc đích thân Chủ tịch EC đã tự mình công bố đề xuất đó. Vị nữ Chủ tịch EC còn khẳng định hiệp ước này sẽ "tạo ra một sự khởi đầu mới".

Bà Von der Leyen đã đảm đương vị trí Chủ tịch EC được gần một năm. Giờ đây, lần đầu tiên bà cho thấy rằng mình đã sẵn sàng đi đầu trong vấn đề tị nạn. Nữ Chủ tịch EC là một chuyên gia quan hệ công chúng (PR), bà hiểu rất rõ sức mạnh của hình ảnh.

Hiệp ước mới về Di cư và Cư trú giúp EU thoát khỏi 'bi kịch dai dẳng'?
Lần đầu tiên đích thân Chủ tịch Ủy ban châu Âu tự mình công bố đề xuất về một chính sách tị nạn và di cư mới. (Nguồn: Reuters)

Cũng giống như bức ảnh về cậu bé 3 tuổi người Syria Alan Kurdi trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ gây xúc động cho bao người châu Âu cách đây 5 năm, giờ đây những bức ảnh về trại tị nạn Moria trên đảo Lesbon của Hy Lạp đang bốc cháy đã buộc Liên minh châu Âu (EU) phải hành động.

Tháo gỡ nút thắt

Nhưng những đề xuất của von der Leyen không phải là một cuộc cách mạng. Phần lớn nội dung trong Hiệp ước mới về Di cư và Cư trú không thực sự mới. Một số nội dung chính của Hiệp ước này là:

Thứ nhất, thủ tục đăng ký đối với người di cư nhanh gọn và hiệu quả hơn. Họ sẽ không chỉ phải để lại dấu vân tay như trước đây mà còn phải kiểm tra sức khỏe và kiểm tra an ninh, nhưng trong thời gian sớm nhất. Những người không thuộc diện được tiếp nhận sẽ nhanh chóng được hồi hương trở lại quốc gia họ xuất phát.

Thứ hai, hiệp ước quy định sự phân phối công bằng về trách nhiệm và sự đoàn kết giữa các nước thành viên. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng thì mọi quốc gia thành viên có nghĩa vụ hỗ trợ các quốc gia khác đang phải chịu áp lực.

Một hệ thống “đóng góp linh hoạt” được đưa ra, theo đó, những quốc gia không muốn tiếp nhận người tị nạn thì phải cung cấp sự hỗ trợ về vật chất cho các nước khác hoặc đảm nhận việc hồi hương người tị nạn - nghĩa là cam kết đưa những người xin tị nạn nhưng bị từ chối trở về đất nước của họ trong khoảng thời gian nhất định.

Thứ ba, tăng cường bảo vệ biên giới bên ngoài và các bờ biển của EU, đồng thời thiết lập một hệ thống để trao trả những người tị nạn bị từ chối tiếp nhận. Để thực hiện điều này, một văn phòng điều phối người tị nạn hồi hương sẽ được thành lập để điều phối các hoạt động của các nước thành viên.

Thứ tư, hợp tác tốt hơn với các nước thứ ba nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến chống lại những kẻ buôn người cũng như để các nước đó nhận trở lại những người tị nạn bị từ chối.

Những bức ảnh về trại tị nạn Moria trên đảo Lesbon của Hy Lạp đang bốc cháy đã buộc EU phải hành động...

Theo hiệp định được EC đề xuất, sẽ không còn một hạn ngạch bắt buộc cho sự phân phối người tị nạn.

Nhiều năm qua, Đức và các quốc gia khác, nơi nhiều người tị nạn đã được tiếp nhận, đã nỗ lực thúc đẩy áp đặt một quy chế phân bổ hạn ngạch này đối với các nước EU.

Chủ đề hạn ngạch luôn là nguyên nhân gây ra các tranh cãi trong liên minh. Vào tháng 9/2015, các Bộ trưởng Nội vụ của EU đã quyết định thiết lập hạn ngạch bắt buộc này, chống lại quan điểm của các nước như Hungary, Bulgaria, Czech và Slovakia. Nhưng cho đến nay, các quốc gia này vẫn từ chối tiếp nhận người tị nạn hoặc di cư.

Bằng cách loại bỏ hạn ngạch, EC hiện đang tiến gần hơn tới các nước Đông Âu. Trái ngược với đề xuất từ năm 2016, lần này EC không đưa ra hình phạt nào cho những nước phản đối. Thay vào đó, EC sẽ cung cấp 10.000 Euro/mỗi người lớn tị nạn cho các quốc gia sẵn sàng tiếp nhận họ. Khoản tiền này được lấy từ ngân sách của EU.

Tuy nhiên, liệu các nước phản đối người tị nạn trước đây có thay đổi thái độ của mình trước chính sách này của EC hay không thì vẫn còn là một câu hỏi chưa được giải đáp.

Theo đề xuất của EC, chỉ "trong thời điểm áp lực tị nạn gia tăng", các nước thành viên EU mới được yêu cầu "hợp tác chặt chẽ hơn".

Sau thời điểm đó, theo Ylva Johansson - Ủy viên phụ trách các vấn đề nội vụ EU, các quốc gia có thể tự mình lựa chọn hoặc tiếp tục tiếp nhận những người tị nạn hoặc giúp họ trở về quê hương. Tất nhiên, các quốc gia sẽ không được phép không làm gì cả.

Hiệp ước mới về Di cư và Cư trú giúp EU thoát khỏi 'bi kịch dai dẳng'?
Đề xuất Hiệp ước mới về Di cư và Cư trú của EU được nhiều người nhìn nhận là "điểm khởi đầu tốt" cho một hệ thống chính sách tị nạn bền vững. (Nguồn: VOX)

Nguy cơ và hoài nghi

Lâu nay, chính phủ của một số quốc gia đã được hưởng lợi do vấn đề di cư không được giải quyết một cách dứt điểm. Ví dụ điển hình là Thủ tướng Hungary Viktor Orban - người luôn thích tự mô tả mình là vị cứu tinh của Cơ đốc giáo thoát khỏi sự nhập cư ồ ạt của người Hồi giáo.

Chủ trương dựng hàng rào biên giới ngăn người nhập cư của ông dù bị EU lên án nhưng lại củng cố vị thế lãnh đạo của Orban ở trong nước. Với đề xuất mới của EC, chưa biết liệu Orban sẽ phản ứng như thế nào.

Erik Marquardt, chuyên gia di cư của đảng Xanh tại Nghị viện châu Âu (EP), nhận thấy những điểm yếu trong hiệp ước mà EC đề xuất, ví dụ như việc phân loại những người mới đến theo quốc gia quê hương của họ.

Marquardt nói: “Điều đó không phù hợp với tuyên bố của EC về việc không cho phép các trại tị nạn mới như ở Moria mọc lên. Ngược lại, có nguy cơ là nhiều trại tị nạn Moria sẽ xuất hiện", vì theo Marquardt: "Nếu những người tị nạn ít cơ hội được tiếp nhận và phải ở lại các hòn đảo của Hy Lạp, thì đó chính là thực tế là những gì chúng ta đang thấy hiện nay".

Một sự khởi đầu mới là điều cần thiết sau những cuộc tranh luận chưa có hồi kết trong 5 năm qua, khiến cho EU không ít lần đứng bên bờ vực.

Cornelia Ernst, nữ phát ngôn viên chính sách tị nạn của nhóm cánh tả tại EP, cho biết: “Những đề xuất này mâu thuẫn với ý tưởng và ý nghĩa của quyền tị nạn. "Đó một lần nữa chỉ là các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và trục xuất người tị nạn mà thôi".

Ngược lại, đảng Dân chủ Cơ đốc giáo tại EP lại ca ngợi hiệp ước mới này. Roberta Metsola, nữ phát ngôn viên chính sách nội bộ của khối đảng Nhân dân châu Âu (EPP), cho rằng các đề xuất này là "điểm khởi đầu tốt" cho một hệ thống chính sách tị nạn bền vững, và các nước thành viên nên chấp thuận càng sớm càng tốt.

Liệu rằng hiệp định có phải là "điểm khởi đầu tốt" hay không thì vẫn chưa thể nói trước. Các bộ trưởng nội vụ EU sẽ cho thấy bức tranh tâm trạng đầu tiên trước đề xuất của EC trong hội nghị vào ngày 8 và 9/10 tới.

Nhưng hiện Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer đã tỏ ra hoài nghi. Nhiều đối tác trong EU cảm thấy khó chịu với cách tiếp cận đơn phương của Đức trong việc tiếp nhận người tị nạn từ Moria, họ thậm chí không nghĩ đến việc thảo luận về các đề xuất trong hiệp định mới của EC.

Một sự phản đối theo cách "bất lịch sự" từ nước Áo đã chỉ ra rằng các cuộc tranh luận về hiệp định mới sẽ khó khăn như thế nào. Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho rằng việc phân phối người tị nạn ở EU đã "thất bại" và "nhiều quốc gia từ chối thực hiện. Hiệp định mới cũng sẽ không hiệu quả".

Tuy nhiên trong EC, vấn đề tồn tại có vẻ như đã ít hơn. Ủy viên Nội vụ EC Johansson nói: “Chúng ta không còn ở năm 2015 nữa". Vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nhập cư, có 1,8 triệu người đến châu Âu, và "họ hầu hết đều là người tị nạn". Nhưng năm 2019, chỉ có 140.000 người nhập cư, trong đó chỉ một phần ba xin tị nạn.

Italy: Địa phương quá tải trong tiếp nhận người di cư, cảnh báo phát động tổng đình công

Italy: Địa phương quá tải trong tiếp nhận người di cư, cảnh báo phát động tổng đình công

TGVN. Một tàu đánh cá chở 367 người di cư đã cập đảo Lampedusa của Italy rạng ngày 30/8, trong bối cảnh Thị trưởng Lampedusa ...

'Nóng ruột' vì nạn vượt biên trái phép, Anh thắt chặt biện pháp hạn chế nhập cư qua Eo biển Manche

'Nóng ruột' vì nạn vượt biên trái phép, Anh thắt chặt biện pháp hạn chế nhập cư qua Eo biển Manche

TGVN. Ngày 16/8, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace thông báo bổ sung nhân lực và máy bay để giúp giải quyết tình trạng ...

Khủng hoảng di cư vẫn nhức nhối, châu Âu 'không thể thất bại lần nữa'

Khủng hoảng di cư vẫn nhức nhối, châu Âu 'không thể thất bại lần nữa'

TGVN. Châu Âu không thể để lặp lại cuộc khủng hoảng di cư hồi năm 2015-2016 khi hàng triệu người chạy trốn khỏi chiến tranh, xung ...

(theo spiegel.de)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Hướng dẫn cách xóa ảnh bìa trên Facebook đơn giản, nhanh chóng

Hướng dẫn cách xóa ảnh bìa trên Facebook đơn giản, nhanh chóng

Bạn vừa đăng một tấm ảnh bìa không ưng ý lên trang Facebook cá nhân mà không biết cách xóa ảnh bìa sao cho đúng? Đây thực chất là một ...
Thị trường máy tính toàn cầu sẽ tăng trưởng đều đặn nhờ AI

Thị trường máy tính toàn cầu sẽ tăng trưởng đều đặn nhờ AI

Các chuyên gia nhận định thị trường máy tính toàn cầu sẽ tăng trưởng đều đặn qua từng năm nhờ vào sự bùng nổ cũng trí tuệ nhân tạo (AI).
Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Khi nhắc đến crypto, crypto phone hay blockchain phone có lẽ là cái tên quen thuộc khi được tích hợp sẵn các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến ...
5 cách tra cứu mã giao dịch trên MB Bank nhanh chóng, chính xác

5 cách tra cứu mã giao dịch trên MB Bank nhanh chóng, chính xác

Tra cứu mã giao dịch MB Bank giúp bạn biết được giao dịch đã thực hiện thành công hay chưa, có sự cố gì xảy ra hay không. Hiện nay, ...
Cách đặt đơn hàng theo nhóm trên Grab cực đơn giản

Cách đặt đơn hàng theo nhóm trên Grab cực đơn giản

Giờ đây, bạn chẳng cần thay nhau chờ đợi đặt hàng trên cùng một điện thoại. Với tính năng Đặt đơn nhóm trên Grab mỗi người đều có thể tự ...
Hình ảnh đội tuyển Việt Nam tập trung tại sân bay Nội Bài trước giờ sang Indonesia

Hình ảnh đội tuyển Việt Nam tập trung tại sân bay Nội Bài trước giờ sang Indonesia

8h40 sáng 19/3, đội tuyển Việt Nam bay sang Indonesia, quyết tâm giành kết quả cao nhất trong trận lượt đi vòng loại thứ 2 World Cup 2026.
Nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường cho trẻ em Việt Nam

Nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường cho trẻ em Việt Nam

Từ ngày 14-15/3 đã diễn ra Hội thảo chia sẻ về công tác y tế trường học và tổng kết Dự án 'Sức khỏe và dinh dưỡng học đường'.
Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết chống bài Hồi giáo do Pakistan đệ trình

Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết chống bài Hồi giáo do Pakistan đệ trình

Nghị quyết đặc biệt lên án việc kích động phân biệt đối xử, thù địch hoặc bạo lực chống lại người Hồi giáo.
Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

Biến đổi khí hậu ngày càng gây khó khăn cho việc sản xuất và tiếp cận lương thực, đặc biệt là ở những khu vực dễ bị tổn thương...
Mang 'Xuân ấm biên cương' đến với phụ nữ, trẻ em biên giới tỉnh Điện Biên

Mang 'Xuân ấm biên cương' đến với phụ nữ, trẻ em biên giới tỉnh Điện Biên

Baoquocte.vn. Chương trình 'Xuân ấm biên cương' với nhiều phần quà ý nghĩa đã được cho phụ nữ, trẻ em và người dân xã biên giới Na Sang (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên).
Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Ireland trong lĩnh vực bình đẳng giới, khắc phục hậu quả bom mìn

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Ireland trong lĩnh vực bình đẳng giới, khắc phục hậu quả bom mìn

Đại diện Chính phủ Ireland đã có chuyến thăm các chương trình hợp tác giữa Đại sứ quán Ireland với tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Plan International Việt Nam.
Việt Nam thăng hạng vượt bậc về chỉ số phát triển con người

Việt Nam thăng hạng vượt bậc về chỉ số phát triển con người

Trong bảng xếp hạng HDI mới nhất, Việt Nam tăng 8 bậc từ vị trí 115 lên vị trí 107, tiếp tục nằm trong số các nước đang phát triển có chỉ số HDI
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chia sẻ với cộng đồng quốc tế 4 đề xuất nhằm đẩy nhanh mục tiêu bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ.
Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đòi hỏi có sự chung tay của các quốc gia, các địa phương, các giai tầng xã hội, trong đó có đồng bào và các tổ chức tôn giáo.
UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

Với phương pháp tiếp cận đa chiều, UN Women nhấn mạnh cam kết trong việc tạo ra một xã hội Việt Nam bình đẳng và bao trùm hơn.
Hướng tới bình đẳng giới: Nâng cao vị thế phụ nữ trong khu vực công

Hướng tới bình đẳng giới: Nâng cao vị thế phụ nữ trong khu vực công

Ngày quốc tế Phụ nữ là dịp để nhìn lại những thành tựu và các rào cản trên chặng đường bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực hành chính công.
Sửa luật phòng, chống mua bán người: Từ góc nhìn bình đẳng giới

Sửa luật phòng, chống mua bán người: Từ góc nhìn bình đẳng giới

Mua bán người là tội phạm xâm hại nghiêm trọng quyền con người, xâm hại danh dự, nhân phẩm, tự do của con người.
Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người

Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người

Tổng thư ký LHQ cho rằng, cần phải có nỗ lực hành động toàn cầu để bảo vệ quyền con người trong bối cảnh địa chính trị phức tạp.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Sự phát triển của thể thao nữ không chỉ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia, mà còn giúp tạo dựng vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Rồng trong tâm thức người Việt

Rồng trong tâm thức người Việt

Trong 12 con giáp, Rồng là con vật duy nhất không có trong đời thực mà được hình thành bởi trí tưởng tượng của con người.
Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại họp báo công bố nội các mới ngày 20/11.
Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mặc dù chiếm số lượng đông, nhưng phụ nữ Mỹ vẫn chưa được quan tâm đúng mức và không có nhiều các nghiên cứu về sức khỏe trong thời gian dài.
Phiên bản di động