‘Hiệp ước về Biển cả’ - phát triển lịch sử của Công ước Luật Biển

Phương Hà
Ngày 4/3, tại New York, Hội nghị Liên chính phủ của Liên hợp quốc đã hoàn thành thương lượng Văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã chia sẻ về ý nghĩa của văn kiện đối với cộng đồng quốc tế và Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phiên thứ năm Hội nghị liên chính phủ về xây dựng văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia.
Liên hợp quốc đạt thỏa thuận về sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Tại sao lại gọi văn kiện này là “Hiệp ước về Biển cả”, thưa Thứ trưởng?

Tên chính thức của văn kiện này là Văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia. Đây là văn kiện thứ ba trong khuôn khổ Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) năm 1982, sau Hiệp định thực thi phần XI của Công ước (1994) và Hiệp định về đàn cá di cư (1995).

Vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia nói cách khác chính là phần biển cả rộng lớn ngoài vùng đặc quyền kinh tế và đáy biển ngoài thềm lục địa của các nước. Trên vùng biển quốc tế này, theo Công ước Luật Biển 1982, các nước có quyền tự do đánh cá, song khoáng sản dưới đáy biển thì được coi là di sản chung của nhân loại, việc khai khoáng phải thực hiện theo một cơ chế cấp phép và chia sẻ lợi ích của toàn thể các quốc gia.

Tuy nhiên, Công ước Luật Biển 1982 chưa điều chỉnh về một nguồn lợi mới, đó là nguồn gien biển của các loài sinh vật chỉ sống ở những vùng nước sâu và xa bờ. Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và các công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gien biển và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định cho họ nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn biển.

Văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia điều chỉnh việc khai thác, bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển tại một vùng biển rộng lớn, trong một lĩnh vực đầy tiềm năng. Văn kiện này xứng đáng với tên gọi là “Hiệp ước về Biển cả”.

Việt Nam tham gia xây dựng Văn kiện với mong muốn “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”. 

Khoảnh khắc các quốc gia đạt được thỏa thuận, Chủ tịch hội nghị , bà Rena Lee đã bật khóc khi thông báo "con tàu đã tới bến bờ", phải chăng thành quả lịch sử này đã đi qua một hành trình không dễ dàng để có được, thưa Thứ trưởng?

Tại Hội nghị của LHQ về Phát triển bền vững năm 2012, các nước đã cam kết “xử lý khẩn cấp […] vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vùng ngoài quyền tài phán quốc gia, trong đó bao gồm quyết định về xây dựng một văn kiện quốc tế trong khuôn khổ Công ước Luật Biển của LHQ”. Tới năm 2017, sau hai năm làm việc của Ủy ban trù bị, Đại hội đồng LHQ ra nghị quyết triệu tập Hội nghị Liên chính phủ để xây dựng văn kiện, phiên họp đầu tiên diễn ra tháng 9/2018, tới nay đã trải qua năm phiên họp.

Trọng tâm của thương lượng suốt nhiều năm qua xoay quanh các khác biệt giữa các luồng quan điểm về khai thác và bảo tồn, giữa khuyến khích nghiên cứu, khai thác và xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, chia sẻ lợi ích công bằng, trong đó, nhiều lúc các nước phát triển và các nước đang phát triển thể hiện lợi ích, quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau.

Các cuộc thương lượng thu hút sự tham gia của hầu hết các nước thành viên LHQ, kể cả các nước không có biển hoặc không phải là thành viên Công ước Luật Biển 1982. Các cuộc họp luôn diễn ra với cường độ cao, diễn biến phức tạp, đặc biệt là Phiên họp thứ năm (kéo dài) vừa rồi đã kết thúc bằng 36 giờ làm việc không nghỉ.

Là một quốc gia biển, “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - như Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhận định - Việt Nam tích cực tham gia tiến trình thương lượng này ngay từ đầu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã chủ trì thành lập Đoàn liên ngành phối hợp với Phái đoàn Việt Nam tại LHQ tham dự tích cực tất cả các phiên họp. Trong quá trình thương lượng, ngoài phối hợp lập trường, thúc đẩy lợi ích chung của các nước đang phát triển, chúng ta còn đặc biệt quan tâm và đóng góp ý kiến đối với các nhóm vấn đề như Xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, Khu bảo tồn biển, Các vấn đề xuyên suốt.

Kết quả Hội nghị, tại Phiên họp thứ năm (kéo dài) vừa qua, các nước đã thống nhất được gói thỏa thuận về các nội dung (i) Chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển, (ii) biện pháp phân vùng bảo tồn biển, (iii) đánh giá tác động môi trường, (iv) xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, (v) thành lập và vận hành của các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính…

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của văn kiện này đối với cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng?

Thành công của Phiên thương lượng thể hiện quyết tâm chính trị của các quốc gia trong việc đạt được một văn kiện nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học biển tại biển cả. Đây là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 (SDG 14) về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển. Dự thảo văn kiện là bước phát triển quan trọng trong việc thực thi Công ước LHQ về Luật Biển 1982 – khung pháp lý cho mọi hoạt động trên các vùng biển và đại dương.

Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm trưởng đoàn đã tham gia tích cực và đóng góp thực chất vào tiến trình thương lượng tại Hội nghị.
Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm trưởng đoàn đã tham gia tích cực và đóng góp thực chất vào tiến trình thương lượng tại Hội nghị. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Việt Nam tham gia xây dựng văn kiện với mong muốn “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”.

Tất cả các nước cũng đều đến với Hội nghị với mong muốn riêng của mình. Khó có văn kiện đa phương nào đáp ứng được hoàn toàn mong muốn của tất cả các nước hoặc riêng một nước nào, tuy nhiên về cơ bản nội dung Văn kiện đem lại thêm nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển.

Thực tế là từ trước đến nay chưa có hiệp định nào điều chỉnh chi tiết việc bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển khơi và chia sẻ lợi ích liên quan. Với nội dung gói thỏa thuận vừa đạt được, văn kiện này mở ra khả năng cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam tận dụng các biện pháp xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ cũng như nguồn lực tài chính của quỹ chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia để “tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến”, “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao”, từ đó “phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học”, như các mục tiêu mà Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra.

Khó có văn kiện đa phương nào đáp ứng được hoàn toàn mong muốn của tất cả các nước hoặc riêng một nước nào, tuy nhiên về cơ bản nội dung Văn kiện đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển.

Như vậy, công việc tiếp theo Phiên họp này là gì, thưa Thứ trưởng?

Dự kiến, Hội nghị Liên chính phủ sẽ báo cáo Đại hội đồng về kết quả Phiên họp thứ năm (kéo dài) vừa qua về việc thành lập Nhóm làm việc về hoàn chỉnh kỹ thuật pháp lý nội dung văn kiện, dịch ra các thứ tiếng của LHQ và triệu tập thêm một Phiên làm việc được gọi là Phiên họp thứ năm (tiếp nối) để thông qua dự thảo văn kiện bằng sáu ngôn ngữ chính thức của LHQ. Các công việc chuẩn bị thường mất khoảng ba tháng, do đó khoảng cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu năm nay các nước sẽ có dịp chính thức bày tỏ ý kiến của mình đối với việc thông qua văn kiện.

Tiến trình thương lượng văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia đã sắp hoàn thành, chuyển sang giai đoạn mở ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập và thực hiện.

Song, nhiều tiến trình thương lượng khác đang mở ra cho các văn kiện pháp lý quốc tế đa phương quan trọng xử lý vấn đề toàn cầu, như Công ước về Rác thải nhựa, Hiệp định về Dịch bệnh… Các văn kiện đó thuộc lĩnh vực chuyên môn khác nhau nhưng đều có những điểm chung là: sẽ thiết lập “luật chơi” toàn cầu; đụng chạm tới lợi ích sát sườn của các quốc gia; mang tính chất pháp lý, chính trị quốc tế sâu sắc; và đòi hỏi sự tham gia tích cực, chủ động của ta.

Với kinh nghiệm từ tiến trình thương lượng văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, chúng tôi cho rằng vai trò tích cực của các bộ, ngành chủ trì, cũng như sự phối hợp của Bộ Ngoại giao về luật pháp quốc tế, chính trị - ngoại giao quốc tế là then chốt để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của đất nước trong tiến trình thương lượng các văn kiện pháp lý quốc tế thời gian tới; thực hiện chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương theo Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư.

Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương

Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Báo Thế giới và Việt Nam xin trân trọng ...

Việt Nam đại diện hơn 40 nước khẳng định Công ước Luật Biển 1982 có ý nghĩa lịch sử với nhân loại

Việt Nam đại diện hơn 40 nước khẳng định Công ước Luật Biển 1982 có ý nghĩa lịch sử với nhân loại

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh UNCLOS có những ý nghĩa lịch sử đối với cả nhân loại, đánh dấu một cột mốc quan ...

Công ước UNCLOS 1982: Đóng góp của Việt Nam về phân định biển

Công ước UNCLOS 1982: Đóng góp của Việt Nam về phân định biển

Trung thành với Công ước UNCLOS 1982, Việt Nam là nước thành công trong khu vực Đông Nam Á, giải quyết các tranh chấp biển ...

Công tác biên giới lãnh thổ: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Công tác biên giới lãnh thổ: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Nhân dịp đầu Xuân 2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời ...

Liên hợp quốc đạt được thoả thuận lịch sử về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển

Liên hợp quốc đạt được thoả thuận lịch sử về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển

Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm trưởng đoàn đã tham ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Thủ tướng New Zealand thăm Philippines: Biển Đông, hợp tác quốc phòng và nâng cấp quan hệ

Thủ tướng New Zealand thăm Philippines: Biển Đông, hợp tác quốc phòng và nâng cấp quan hệ

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon tới Manila vào hôm nay, 18/4.
5 đồ uống giúp tăng huyết sắc tố tự nhiên

5 đồ uống giúp tăng huyết sắc tố tự nhiên

Huyết sắc tố hay Hemoglobin là một loại protein có trong tế bào hồng cầu, hãy bổ sung những loại nước ép dưới đây để tăng huyết sắc tố.
Vietlott 19/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 19/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 19/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 19/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 19/4 - xổ số Vietlott Mega 19/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 19/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 19/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 19/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 19/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 19/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 19/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 19/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 19/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 19/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đó là khẳng định của Chủ tịch Phái đoàn Ban công tác châu Á và châu Đại Dương của Hội đồng Liên minh châu Âu (COASI).
Ông Tony Blair: Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế số

Ông Tony Blair: Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế số

Ngày 17/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp và trao đổi với ông Tony Blair, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Đẩy mạnh phát triển phong trào thanh niên ở ngoài nước

Đẩy mạnh phát triển phong trào thanh niên ở ngoài nước

Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Ngoại giao và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2026 diễn ra tại Hà Nội.
Việt Nam-Australia tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt trong thời gian tới

Việt Nam-Australia tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt trong thời gian tới

Ông Kevin Hogan cho rằng Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và làm việc tại Ghana

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và làm việc tại Ghana

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng bày tỏ mong muốn tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Ghana đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là về kinh tế.
Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Czech đánh giá cao tiềm năng kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực

Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Czech đánh giá cao tiềm năng kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực

Đại sứ Dương Hoài Nam khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Czech.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động