TGVN. Trong nỗ lực chống lại sự lây lan của Covdi-19, nhiều nước “bế quan tỏa cảng”, đóng cửa các tụ điểm công cộng khiến những đại lộ, trường học, văn phòng, nhà hàng, trung tâm thương mại... vắng vẻ không một bóng người.
Ngày 7/3, thủ đô Washington của Mỹ đã xác nhận trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đầu tiên của nước này. Những ngày sau đó, con số người nhiễm Covid-19 ngày càng tăng. Đến ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ban hành tình trạng khẩn cấp tại nước này. Dịch bệnh Covid-19 làm đảo lộn cuộc sống thường nhật của mọi người dân Mỹ, từ chuyện học hành, công việc, cho tới vui chơi, giải trí. (Nguồn: Getty Images)
Hình ảnh Lori Spencer đến thăm mẹ cô - bà Judie Shape (81 tuổi) bị mắc Covid-19 tại Viện dưỡng lão Life Care Centre, thuộc thành phố Kirkland - một trong những nơi bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất nước Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Một con đường vắng vẻ tại bang Manhattan, Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Cuộc thi đấu bò PBR Unleash The Beast Gwinnett Invitational tại đấu trường Infinite Energy Center ở Duluth, Georgia diễn ra nhưng không có bất cứ khán giả nào trên khán đài hôm 15/3. (Nguồn: Getty Images)
Trên toàn lãnh thổ Mỹ, tại khắp các cửa hàng bán tạp hóa và nhu yếu phẩm gia đình, những hàng dài người nối nhau ngoài cửa. (Nguồn: Getty Images)
Nhiều người Mỹ bắt đầu lo sợ tình huống hàng hóa khan hiếm nên đã vét sạch các kệ hàng từ mì sợi cho tới dung dịch khử trùng, giấy vệ sinh. (Nguồn: Getty Images)
Linda Rosier (Brooklyn, New York, Mỹ) - một bà mẹ có hai con nhỏ cũng đã đến siêu thị để mua dự trữ thực phẩm, nhu yếu phẩm cho gia đình sử dụng trong thời gian dài do lo ngại Covid-19 lây lan rộng tại nước này. (Nguồn: Getty Images)
Dịch Covid-19 lan rộng, nhiều nhà thờ trên thế giới đóng cửa, nhiều giáo dân không thể tham dự Thánh lễ, linh mục ở nhiều nước đã cử hành Thánh lễ và livestream trên mạng xã hội để các tín hữu tham dự.
Trong ảnh, Linh mục Công giáo Jesus Higueras từ giáo xứ Santa Maria, tại Madrid, Tây Ban Nha cử hành Thánh lễ và livestream để các tín hữu tham dự, ngày 15/3. (Nguồn: AP)
Nhiều đại lộ vốn sầm uất, là tụ điểm thu hút khách du lịch cũng trở nên vắng vẻ. Một bức ảnh được chụp vào ngày 14/3 tại đại lộ trung tâm thủ đô Tirana, Albania giữa lúc đại dịch Covid-19 lan rộng ra nhiều nước ở châu Âu. (Nguồn: Getty Images)
Italy trở thành "ổ dịch" Covid-19 lớn thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Tính đến sáng ngày 18/3, nước này đã có 2.503 người tử vong. Ngày 9/3, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông báo toàn bộ đất nước sẽ được đặt dưới lệnh phong tỏa cho đến đầu tháng 4. Đây là một biện pháp chưa từng có để ngăn lây Covid-19 ở nước này. Ngày 12/3, Chính phủ Italy đã tăng cường các quy tắc kiểm dịch, đóng cửa tất cả các trung tâm thương mại ngoại trừ các hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm, trạm xăng, cửa hàng thuốc lá và quầy tin tức nhằm nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. (Nguồn: Getty Images)
Nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19, những người dân đi mua hàng tại siêu thị ở Milan, Italy giữ khoảng cách theo khuyến cáo (2m). (Nguồn: Getty Images)
Dịch Covid-19 cũng đã khiến nhiều trường học tại Italy đóng cửa và buộc phải thực hiện các bài giảng trực tuyến. (Nguồn: Getty Images)
Nhiều bác sĩ tại Italy bị lây nhiễm Covid-19 từ "bệnh nhân số 1" đã gây nên tình trạng quá tải và thiếu nhân lực trong các bệnh viện tại nước này. Trong ảnh, một y tá dường như đã quá mệt mỏi khi phải đối mặt với cuộc chiến Covid-19 đang hoành hành. Bức ảnh được chụp vào đúng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 khi cô đang nghỉ ngơi trong ca đêm tại một bệnh viện ở Cremona, Italy. (Nguồn: Reuters)
Khi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, nhiều tụ điểm như nhà hát opera Teatro Massimo Vittorio Emanuele tại Palermo, Italy vắng vẻ chưa từng có. (Nguồn: Getty Images)
Quang cảnh trống vắng tại Paris, Pháp ngày 15/3. Trước tình hình dịch Covid-19 lan rộng tại Pháp, Thủ tướng Pháp Édouard Philippe tuyên bố nước này sẽ đóng cửa các cửa hàng, nhà hàng và các cơ sở giải trí nhằm giảm sự lây lan của Covid-19.
Bảo tàng Louvre trong tình trạng đóng cửa sau khi Thủ tướng Pháp ban lệnh đóng cửa các điểm du lịch. (Nguồn: Getty Images)
Tại Hà Lan, hôm 15/3, Chính phủ nước này đã ra lệnh đóng cửa tất cả tiệm cafe cần sa và nhà thổ từ 18h, trước mối lo ngại Covid-19 đang lan rộng ở châu Âu. Ngay sau đó, hàng chục khách hàng đã vội vàng đổ đến các tiệm cafe trước thời hạn trên để mua cần sa vì lo ngại lệnh phong tỏa có thể kéo dài nhiều tuần. (Nguồn: AP)
Lệnh đóng cửa một số tụ điểm đã khiến nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí bị hạn chế. Trong ảnh, ban nhạc DeWolff biểu diễn tại một địa điểm không có bất cứ khán giả nào và phát trực tuyến lên Facebook chương trình biểu diễn của nhóm. (Nguồn: Getty Images)
Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu khi tại Hà Lan, hàng trăm thùng hoa tuơi đang được bảo quản tại một địa điểm tập trung cho cuộc đấu giá hoa ở Aalsmeer, Hà Lan có nguy cơ phải hủy bỏ. (Nguồn: Getty Images)
Chợ Nabi Younes, tại phía Đông Mosul, Iraq không một bóng người khi chính quyền áp dụng lệnh giới nghiêm với nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19. (Nguồn: Reuters)
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng tại Hagia Sophia, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Getty Images)
Đến nay, tại nhiều nước đã tiến hành kiểm tra y tế bắt buộc với những người trở về từ vùng dịch với nỗ lực chặn đứng dịch Covid-19. Trong ảnh, những người nước ngoài tại Kuwaiti vừa trở về từ Ai Cập, Syria và Lebanon ngồi đợi để được kiểm tra y tế. (Nguồn: Getty Images)
Nhân viên bảo vệ theo dõi từ các khán đài trống trong khi cầu thủ của đội tuyển bóng chày Wei Chuan Dragons chơi trong trận đấu với CTBC Brothers tại sân vận động Taichung Intercontinental Baseball, Đài Loan (Trung Quốc), ngày 15/3. (Nguồn: Getty Images)
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.