TIN LIÊN QUAN | |
Bắc Kạn lần đầu giới thiệu hồng không hạt đến người tiêu dùng Thủ đô | |
Kết nối tiêu thụ nông sản: Từ hợp tác xã đến siêu thị |
Các đại biểu tham quan một gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình. (Nguồn: Big C Việt Nam) |
Theo đó, 18 doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Hòa Bình trưng bày 22 gian hàng giới thiệu các mặt hàng chất lượng nhất của địa phương và thực hiện chính sách giảm giá khá “sâu” như cam Cao Phong, bưởi đỏ, bưởi da xanh Tân Lạc, quýt Hòa Bình và các mặt hàng rau, củ, quả Lương Sơn, Yên Thủy, các loại trà túi lọc (Sachi, Giảo cổ lam, cao cà gai leo,…), tôm, cá sông Đà, gà ri Lạc Sơn… với giá rất hấp dẫn. Tất cả các mặt hàng này đều có đầy đủ tem truy xuất nguồn gốc.
Ngoài Hà Nội, các mặt hàng của Hòa Bình cũng sẽ xuất hiện tại hệ thống các siêu thị ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Theo ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, lượng tiêu thụ nông, thủy sản của Hòa Bình ở các tỉnh, thành phố khác còn thấp. Thị trường Hà Nội mới chỉ tiêu thụ từ 20 - 30% so với khả năng cung cấp của tỉnh Hòa Bình, vì chưa hình thành mối liên kết giữa vùng sản xuất và thị trường tiêu thụ, thiếu thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Qua tuần lễ này, các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Hòa Bình muốn hướng tới đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của người dân Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trong dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý.
Được biết, hiện nay nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp ở Hòa Bình đều thực hiện theo quy trình VietGap, GlobalGap. Tính tới hết năm 2018, tỉnh Hòa Bình có 10.500 ha cây ăn quả có múi, trong đó diện tích trong thời kỳ kinh doanh là gần 5.200 ha, năng suất bình quân đạt 239 tạ/ha, sản lượng hơn 123.700 tấn, gấp 3 lần so với năm 2015. Tốc độ phát triển cây có múi đạt 45%/năm, cao gấp 5 lần so với tốc độ phát triển cây có múi toàn quốc.
Ngoài ra, Hòa Bình còn có trên 4.000 lồng cá, sản lượng 8.000 tấn, gà ta đạt 4,2 triệu con. Dự báo tới năm 2020, diện tích cây ăn quả có múi của Hòa Bình sẽ đạt trên 12.000 ha, sản lượng trên 30.000 tấn; 5.000 lồng cá với sản lượng 10.000 tấn, gà đạt 5,2 triệu con. Quy mô sản xuất có thể phát triển thêm 30% so với hiện nay vào năm 2025.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc tổ chức Tuần lễ là sự kiện tiếp nối chuỗi các hoạt động kết nối tiêu thụ đặc sản an toàn do Bộ Công Thương khởi xướng từ năm 2018, tạo cơ hội để tỉnh Hoà Bình tiếp tục giới thiệu những đặc sản mới lạ, hấp dẫn và an toàn như Cam Cao Phong, Bưởi da xanh Tân Lạc; rau, củ, quả Lương Sơn, Yên Thủy, tôm, cá sông Đà, Gà ri Lạc Sơn… phục vụ người dân Thủ đô, cũng như từng bước đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối của Tập đoàn Central Retail Việt Nam với hệ thống 37 siêu thị trong cả nước và cả hệ thống bán lẻ của Tập đoàn tại nước ngoài.
Tại sự kiện, cũng diễn ra ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Big C với 5 đơn vị của tỉnh Hòa Bình nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản tỉnh Hòa Bình tại Hệ thống siêu thị Big C.
| 20 thương hiệu cà phê nổi tiếng Việt Nam hội tụ tại Lễ hội cà phê Tối 26/4, Bộ Công Thương phối hợp với Central Group Việt Nam tổ chức khai mạc “Lễ hội cà phê Big C” với sự tham ... |
| Dâu tây Sơn La đã có mặt tại Hà Nội Tuần hàng “Dâu tây và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019” sẽ diễn ra từ 18/1 – 20/1 tại siêu thị Big ... |
| “Quyền lực” của bán lẻ Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn cảnh người tiêu dùng phải chấp nhận ... |