TIN LIÊN QUAN | |
"Chuyến đi giữa kí ức và tương lai" | |
Bộ Ngoại giao Mỹ họp báo về chuyến thăm Việt Nam của Obama |
Bản thông cáo báo chí ngày 25/5 của Nhà Trắng nhấn mạnh: Hoa Kỳ đang tiếp tục tăng cường mối quan hệ thương mại với Việt Nam - một đất nước phát triển nhanh đang đem đến cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động Hoa Kỳ mở rộng thương mại và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế và hỗ trợ việc làm.
Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 23%, mức tăng hàng năm lớn nhất trong số 50 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ. Trong giai đoạn 2010 - 2015, Việt Nam là thị trường phát triển nhanh đứng thứ 2 trong số 50 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng trưởng cao trong các lĩnh vực khác nhau, từ các mạch tích hợp cho máy bay dân sự, bông, các sản phẩm làm từ sữa, cây và hạt trái cây, các sản phẩm nông nghiệp khác. Việt Nam đã phát triển với vai trò quan trọng như là nhà cung cấp các sản phẩm tiêu dùng công nghệ cao đến Hoa Kỳ.
Tổng Giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và Tổng Giám đốc Boeing Ray Conner ký hợp đồng mua 100 máy bay trị giá 11,3 tỷ USD trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Nguồn: Tuổi Trẻ) |
Ngoài chứng kiến lễ ký kết hợp đồng trị giá hơn 16 tỷ USD để thúc đẩy ngành hàng không và phát triển ngành năng lượng ở Việt Nam đồng thời hỗ trợ tạo hàng chục nghìn việc làm ở Hoa Kỳ, chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Obama nhấn mạnh đến cam kết của Hoa Kỳ trong việc triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ. Theo đó, Washington đảm bảo phê chuẩn TPP là một ưu tiên hàng đầu.
Năm 2014, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên đến 1,5 tỷ USD. Chính phủ Hoa Kỳ cam kết sẽ hỗ trợ các quan hệ đối tác công - tư giữa hai nước nhằm khuyến khích trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp Hoa Kỳ. Cụ thể:
- "Cách tiếp cận toàn bộ Chính phủ" đối với quan hệ đối tác Việt Nam – Hoa Kỳ: Hoa Kỳ áp dụng "cách tiếp cận toàn bộ Chính phủ" để hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam, bao gồm các chương trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện, khuyến khích quản trị hợp pháp và trách nhiệm trong giải quyết các rào cản thương mại, hỗ trợ trách nhiệm hợp tác xã hội, củng cố luật pháp và môi trường kinh doanh.
- Sáng kiến kết nối ASEAN - Hoa Kỳ: Thông qua sáng kiến này, chính phủ Hoa Kỳ sẽ làm việc với Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN để thúc đẩy môi trường chính sách phục vụ cho hội nhập kinh tế khu vực, tăng cường thương mại và đầu tư, hỗ trợ phát triển năng lượng sạch, kết nối năng lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng đổi mới và bền vững.
- Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID): Các chương trình quản trị và phát triển kinh tế của USAID sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, mở cửa kinh tế, cạnh tranh và quy phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế. USAID đã đóng góp hơn 150 điều luật và các quy định, nghị định có liên quan, hỗ trợ hơn 50 đối tác là các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam trong quá trình cải cách pháp lý và kinh tế.
- Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA): Việt Nam hiện xếp thứ 11 trong các thị trường xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất của Hoa Kỳ. Để vun đắp mối quan hệ này, USDA sẽ hỗ trợ xây dựng năng lực cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như an toàn thực phẩm, nông nghiệp áp dụng khí hậu thông minh, công nghệ sinh học, thú y, bảo vệ thực vật, hệ thống bán lẻ và phân phối hiện đại, các chủ đề khác theo từng ngành nghề cụ thể.
- Bộ Thương mại Hoa Kỳ: Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ làm việc cùng với khu vực tư nhân của Hoa Kỳ trong hỗ trợ Việt Nam phát triển mạnh cơ sở hạ tầng theo nhu cầu của Việt Nam để đáp ứng các mục tiêu về hiện đại hóa kinh tế đến năm 2035. Bộ Thương mại Hoa Kỳ cam kết tổ chức các cuộc họp khu vực tư nhân hàng năm với các bộ, ngành tương ứng. Ngoài ra, Hoa Kỳ tiếp tục tổ chức các hội nghị tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng liên quan các ngành nghề như y tế, hàng không, thành phố thông minh và năng lượng sạch.
- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đóng góp vào sự phát triển của hệ thống quản lý cơ sở khoa học để giải quyết các vấn đề thương mại và an ninh lương thực, bao gồm lĩnh vực công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Thông qua các hoạt động trên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tiếp cận với hàng trăm nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và các nhà báo của Việt Nam.
- Bộ Tài chính Hoa Kỳ: Để xây dựng cơ sở hạ tầng báo cáo tài chính minh bạch và có trách nhiệm, Văn phòng Hỗ trợ kỹ thuật (OTA) thuộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp cho Bộ Tài chính của Việt Nam các hỗ trợ kỹ thuật hướng tới việc tạo ra các chương trình đào tạo trên toàn quốc về các tiêu chuẩn kế toán quốc tế trong lĩnh vực công, nguồn lực và công cụ kế toán, bao gồm các biểu mẫu và báo cáo tài chính, hướng dẫn xây dựng dữ liệu cho quá trình lập báo cáo tài chính hợp nhất của chính phủ.
Thống đốc Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Hoa Kỳ (EXIM Bank) Fred Hochberg. (Nguồn: Bizjournals) |
- Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Hoa Kỳ (EXIM Bank): Từ năm 2009, EXIM Bank đã ủy quyền hơn 800 triệu USD trong các khoản vay, bảo lãnh, bảo hiểm để hỗ trợ xuất khẩu của các doanh nghiệp lớn và nhỏ của Hoa Kỳ đến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, hàng không và sản xuất. Xuất khẩu của Hoa Kỳ không chỉ giúp tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm tại Hoa Kỳ mà còn tạo công ăn việc làm và tăng đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. EXIM Bank vẫn sẽ tích cực tham gia hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam, đặc biệt cho phát triển cơ sở hạ tầng. EXIM Bank tái khẳng định sự hỗ đối với các dự án điện hạt nhân dân sự ở Việt Nam.
- Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ (USTDA): USTDA sẽ tiếp tục kết nối các doanh nghiệp Hoa Kỳ với các dự án ưu tiên của Việt Nam về năng lượng sạch, công nghệ thông tin, giao thông vận tải và ngành nước. Bằng cách xây dựng quan hệ đối tác cùng có lợi, tận dụng nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam, USTDA sẽ mở rộng hơn 3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
- Thông qua Sáng kiến mua sắm toàn cầu (GPI) của USTDA: USTDA sẽ hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam để thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ cho theo dõi và giám sát việc thực hiện của các nhà thầu- những đối tác cung cấp hàng tỷ USD giá trị hàng hóa và dịch vụ cho Chính phủ Việt Nam hàng năm.
- Tập đoàn Đầu tư Tư nhân Hải ngoại (OPIC): Là một tổ chức tài chính phục vụ phát triển của chính phủ Hoa Kỳ, OPIC sẽ tận dụng văn phòng mới được mở ở Đông Nam Á để mở ra cơ hội hỗ trợ phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua đầu tư vào khu vực tư nhân trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt chú ý đến năng lượng tái tạo và các cơ sở hạ tầng hàng không. Các hoạt động đầu tư của OPIC trải dài trên nhiều lĩnh vực, bao gồm truyền thông, sản xuất, dịch vụ tư vấn và phát triển kinh tế, nuôi trồng thủy sản và điện năng.
Ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp tới, Forbes (Mỹ) đã có bài viết về ý nghĩa của sự ... |
Ngoại trưởng Mỹ vui mừng trước tiến triển của quan hệ Việt - Mỹ Chiều 30/3, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp phái đoàn Việt Nam ... |
Việt Nam - Hoa Kỳ triển khai hợp tác công nghiệp quốc phòng Chiều 16/3, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Ngài Michael Walter Michalak, Phó Chủ tịch cấp ... |