Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại LHQ

Nhân dịp tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội trên thế giới lần thứ tư, sáng 1/9 (theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc Trương Đức Giang tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại LHQ
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Ngài Saber Chowdhury. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ vui mừng được gặp ông Trương Đức Giang; cho rằng quan hệ Việt-Trung thời gian qua có nhiều tiến triển mới, đặc biệt là các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

Cùng với đà phát triển của quan hệ hai nước, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân Đại (Quốc hội) Trung Quốc tiếp tục được duy trì.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Quốc hội Việt Nam mong muốn cùng Quốc hội Trung Quốc mở rộng trao đổi đoàn các cấp, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác; đồng thời tăng cường phối hợp ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và đoàn kết giữa hai bên, tạo nền tảng xã hội rộng rãi và vững chắc cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị hai bên tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về việc kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Hai bên cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” và “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), sớm cùng các nước ASEAN hoàn tất xây dựng “Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC).

Về phần mình, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang bày tỏ vui mừng được gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị thượng đỉnh các Chủ tịch Quốc hội lần thứ tư; đánh giá cao thành công của sự kiện Đại Hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (IPU)-132 mà Việt Nam là quốc gia chủ nhà; cho rằng sự kiện này đã nâng cao vị thế của Quốc hội và nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời khẳng định sự tham gia tích cực và chủ động của Quốc hội Việt Nam vào việc xây dựng các mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình và thịnh vượng.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Chủ tịch Quốc hội các nước trên thế giới lần thứ 4, sáng 1/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp xúc Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Ngài Mogens Lykketoft.

Chúc mừng Ngài Mogens Lykketoft được bầu làm Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 70, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ mong muốn tinh thần của Tuyên bố Hà Nội sẽ được phản ánh trong văn kiện của Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015 sắp tới.

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn sự hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam trong suốt thời gian qua, nhất là trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn Liên hợp quốc tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong tiến trình phát triển sắp tới, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước, phát huy vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới và ở các khu vực, trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đóng góp vào nỗ lực chung giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Tại buổi tiếp xúc, Ngài Mogens Lykketoft đánh giá cao thành công của Việt Nam trong việc đăng cai tổ chức Đại Hội đồng IPU-132. Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc cho rằng sự kiện này cho thấy sự tham gia tích cực và trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam với tư cách là thành viên của IPU; cũng như sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của IPU.

Đề cập đến chương trình nghị sự phải được xây dựng trên cơ sở những thành tựu, kinh nghiệm trong việc thực hiện Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), Ngài Mogens Lykketoft mong muốn Quốc hội Việt Nam tiếp tục đồng hành và đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thực hiện các mục tiêu chung của Liên hợp quốc vì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp gỡ Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Saber Chowdhury.

Vui mừng gặp lại Ngài Saber Chowdhury sau thành công của Đại Hội đồng IPU-132 tại thủ đô Hà Nội cuối tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ mong muốn tinh thần của Tuyên bố Hà Nội “biến lời nói thành hành động” sẽ được phản ánh trong văn kiện cuối cùng hội nghị nhằm truyền tải tới Hội nghị Thượng đỉnh thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015 sắp diễn ra.

Chủ tịch Quốc hội cho biết để góp phần vào quá trình thực hiện Chương trình Nghị sự Phát triển sau năm 2015 và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành ban hành, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy thực hiện chương trình này và các SDGs; quyết định các kế hoạch phát triển và ngân sách để thực hiện chương trình nghị sự mới của Liên hợp quốc; giám sát việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ kinh tế-xã hội và sử dụng các công cụ giám sát trong việc tổ chức thực hiện chương trình nghị sự này.

Nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam cũng như thành công của Đại Hội đồng IPU-132, Ngài Saber Chowdhury cho rằng, thành công của Đại Hội đồng IPU-132 đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao vai trò, vị thế của IPU trong các tổ chức liên minh quốc tế.

Ngài Saber Chowdhury cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào tiến trình hoạt động của IPU trong tương lai.

Cùng ngày, phát biểu tại buổi tiếp Ngài Vladimir Andreichenko, Chủ tịch Hạ viện Belarus, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam-Belarus không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp trong tất cả các lĩnh vực.

Tuy nhiên Chủ tịch cho rằng hai bên cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước sao cho tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước và tiềm năng của mỗi bên.

Chủ tịch Hạ viện Belarus Vladimir Andreichenko đề nghị Quốc hội hai nước đẩy mạnh hơn nữa giao lưu giữa Quốc hội, các Nhóm nghị sỹ hữu nghị và các đại biểu Quốc hội, qua đó, tăng cường trao đổi thông tin và sự hiểu biết lẫn nhau trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát, thúc đẩy các chương trình, dự án hợp tác giữa Chính phủ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Xem nhiều

Đọc thêm

Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, ...
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?
Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.
Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Từ ngày 7-9/11, tại Nghệ An diễn ra chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) năm 2024.
Dự báo bão số 7: Trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, gió giật cấp 17, sau có thể đổi hướng di chuyển và giảm dần cường độ

Dự báo bão số 7: Trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, gió giật cấp 17, sau có thể đổi hướng di chuyển và giảm dần cường độ

Hồi 19h (ngày 8/11), tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 117,0 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
Phiên bản di động