Tiến sĩ Nakorn, đồng tác giả cuốn sách vừa được xuất bản mang tựa đề “45 năm quan hệ Việt Nam-Thái Lan (1976-2021): Một chặng đường lịch sử", nhận xét chính sách đối ngoại của Việt Nam dựa trên sự thương lượng và giải quyết xung đột thông qua đàm phán ngoại giao cũng góp phần duy trì hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao 31 ngày 15/12. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Theo Tiến sĩ Nakorn, trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chính sách đối ngoại của Việt Nam tập trung nâng cao sự hiểu biết của quốc tế về phong trào đấu tranh giành độc lập chống chủ nghĩa đế quốc của đất nước và khát vọng hòa bình của người dân, giúp hầu hết các quốc gia hiểu hơn. Nhân dân trên thế giới ngày càng ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc.
“Chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam được phát triển từ chính sách khởi xướng từ khi đất nước Đổi mới năm 1986, trong đó khía cạnh tổng thể là tìm kiếm mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới và tham gia vào việc gìn giữ hòa bình ở Đông Nam Á và chính trị thế giới”, Tiến sĩ Nakorn đánh giá.
Ông Nakorn cho rằng thế giới đã nhìn nhận cụ thể hơn về chính sách đối ngoại của Việt Nam khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam mô tả rõ ràng rằng hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ xưa đến nay phản ánh nét độc đáo của bản sắc Việt Nam giống như cây tre, nơi sức mạnh và việc thương lượng, thỏa hiệp hòa quyện với nhau.
Thành công của Việt Nam trên nhiều phương diện được thế giới nhìn nhận ngày nay là một sự khẳng định khác về những thông lệ tốt nhất của chính sách phát triển quốc gia, trong đó có chính sách đối ngoại hiện nay được mô tả là chính sách ngoại giao cây tre Việt Nam.
Học giả này cho rằng trong tình hình hiện nay, tất cả các quốc gia phải làm việc cùng nhau vì chính mình và giúp giải quyết các vấn đề quốc tế khác nhau hoặc cuộc khủng hoảng không biên giới như tình hình đại dịch Covid-19, tình trạng Trái đất nóng lên, buôn bán ma túy xuyên quốc gia, tội phạm xuyên quốc gia…
Thương lượng hòa bình và đàm phán hữu nghị vốn là chìa khóa của chính sách ngoại giao cây tre, không chỉ có hiệu quả đối với Việt Nam mà đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á - những quốc gia có thể coi hàm ý của chính sách ngoại giao cây tre là vận dụng sáng tạo và phù hợp với tình hình mỗi quốc gia để cuối cùng đạt được những lợi ích tốt hơn cho người dân của từng quốc gia và trên toàn thế giới.
| Ngoại giao Việt Nam: Kiên cường nhưng mềm dẻo, linh hoạt Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ... |
| Tăng cường sức mạnh của công tác đối ngoại với tinh thần mới, tầm cao mới Nhân dịp tham dự Hội nghị Đối ngoại toàn quốc và Hội nghị Ngoại giao 31, Đại sứ Lý Quốc Tuấn chia sẻ về ý ... |