Back to E-magazine
e magazine
08:30 | 28/12/2021
'Ngoại giao luật pháp': Đi tìm 'bí mật' ở Geneva

08:30 | 28/12/2021

Luật pháp, nghe chừng khô khan? Luật quốc tế nghe chừng mênh mông lắm? Thế nhưng sau những chia sẻ của Đại sứ, TS. Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, lại thấy những điều tưởng khô khan, bí mật của ngoại giao quốc tế lại gần gũi, đời thường, bảo vệ những giá trị quan trọng và thiêng liêng của đất nước!
“Ngoại giao luật pháp”: Đi tìm “bí mật” ở Geneva

Luật pháp, nghe chừng khô khan? Luật quốc tế nghe chừng mênh mông lắm? Thế nhưng sau những chia sẻ của Đại sứ, TS. Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, lại thấy những điều tưởng khô khan, bí mật của ngoại giao quốc tế gần gũi, đời thường, bảo vệ những giá trị quan trọng và thiêng liêng của đất nước!

“Ngoại giao luật pháp”: Đi tìm “bí mật” ở Geneva

Người ta thường gọi Geneva
là “trái tim” đa phương toàn cầu,…

Geneva là một trung tâm lớn của ngoại giao đa phương và là trung tâm năng động nhất về quản trị toàn cầu của thế giới.

Tại Geneva có trụ sở thứ hai của Liên hợp quốc (LHQ) và trụ sở của hơn 30 tổ chức quốc tế (liên quốc gia/chính phủ), cũng như hơn 400 tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Geneva là nơi triển khai các hoạt động đối ngoại đa phương, để giải quyết các vấn đề hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực chuyên ngành như quyền con người, lao động, nhân đạo, y tế, thương mại, phát triển, sở hữu trí tuệ (bao gồm cả sáng chế, bản quyền tác giả, đổi mới sáng tạo), bưu chính, viễn thông, khí tượng thủy văn, di cư, giải trừ quân bị, hành động khắc phục bom mìn...

Đồng thời tại Geneva cũng là nơi diễn ra phân nửa các cuộc họp của Ủy ban Luật pháp quốc tế của LHQ. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế tại Geneva cũng là nơi thảo luận về tham gia, thực hiện các điều ước quốc tế đa phương trên các lĩnh vực liên quan.

“Ngoại giao luật pháp”: Đi tìm “bí mật” ở Geneva

“Ngoại giao luật pháp”: Đi tìm “bí mật” ở Geneva

Nơi ấy, Việt Nam “bước” con đường
của riêng mình

Vì vậy, có thể nói, Geneva là địa bàn quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, tham gia vận dụng và phát triển luật pháp quốc tế, thúc đẩy lợi ích quốc gia, dân tộc, phát huy vai trò và ảnh hưởng của mình trên thế giới.

Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại các tổ chức quốc tế ở Geneva luôn chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ ngành hữu quan, quán triệt chủ trương đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động tích cực hội nhập quốc tế, quán triệt thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TƯ ngày 8/8/2018 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Đây là lần đầu tiên Đảng ban hành văn kiện chỉ đạo riêng về đối ngoại đa phương, đánh dấu cột mốc quan trọng về tư duy đối ngoại đa phương, chuyển mạnh từ “tham dự” sang “chủ động tham gia” và phát huy vai trò “nòng cốt” dẫn dắt của Việt Nam, trong đó có đẩy mạnh tham gia vận dụng và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế.

'Ngoại giao luật pháp': Đi tìm 'bí mật' ở Geneva

Tại Geneva, Phái đoàn đã tích cực tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đề cao vai trò của LHQ, các tổ chức quốc tế, trong đó có Văn phòng của LHQ ở Geneva (UNOG), Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ), Văn phòng Cao ủy của LHQ về quyền con người (OHCHR), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và hàng loạt các tổ chức quốc tế khác nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người; tăng cường hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực liên quan trong ứng phó, giải quyết các thách thức toàn cầu, trong đó có đại dịch Covid-19, góp phần thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển ở các nước trên thế giới.

Việt Nam tích cực tham gia thúc đẩy và bảo vệ quyền cơ bản của con người thông qua tham gia và ủng hộ vai trò của HĐNQ và OHCHR, ta đang là ứng viên của ASEAN ứng cử vào Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Liên tiếp trong những năm gần đây, Việt Nam chủ động đề xuất Nghị quyết của HĐNQ về biến đổi khí hậu và quyền con người, trong đó chú trọng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Việt Nam đã cùng Bangladesh và Philippines là nhóm nòng cốt đề xuất Nghị quyết và đồng chủ trì tổ chức thảo luận về chủ đề này tại HĐNQ.

Thông qua WTO, Hội nghị của LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Trung tâm Phương Nam (South Centre), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)… Việt Nam cùng các quốc gia thảo luận, thúc đẩy các lợi ích kinh tế, thương mại, phát triển.

Đặc biệt, tại Geneva, thông qua WHO, Ban thư ký Liên minh toàn cầu về Vaccine và tiêm chủng (GAVI), Chương trình Tiếp cận Vaccine chống Covid-19 trên phạm vi toàn cầu (COVAX), Việt Nam đã tăng cường tiếp cận vaccine và hỗ trợ kỹ thuật chống Covid-19, tham gia chia sẻ kinh nghiệm chống Covid-19, đồng thời thúc đẩy hợp tác y tế, thảo luận về tăng cường sẵn sàng ứng phó với đại dịch.

Chính nhờ có các hoạt động ngoại giao bền bỉ và không ngưng nghỉ cả đa phương và song phương của Việt Nam, tính đến 25/11, thông qua COVAX đã có khoảng 27 triệu liều vaccine về đến Việt Nam (trong tổng số cam kết 39 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm 2021), góp phần hạn chế rất lớn số ca lây nhiễm và tử vong ở trong nước thời gian qua, và chắc chắn chúng ta sẽ còn nhận thêm được nhiều triệu liều vaccine nữa từ Chương trình COVAX trong thời gian tới.

Chúng ta đang thúc đẩy tham gia WIPO, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Liên minh Bưu chính thế giới (UPU), Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác, giúp Việt Nam thúc đẩy các vấn đề về phát triển kinh tế thông qua đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền của người lao động và tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường hợp tác về dịch vụ bưu chính và khí tượng thủy văn phục vụ phát triển bao trùm và bền vững...

“Ngoại giao luật pháp”: Đi tìm “bí mật” ở Geneva

Và… không ngừng tạo những dấu ấn!

Năm 2021 là năm Phái đoàn đóng góp tích cực vào nhiều dấu ấn ngoại giao đa phương, không chỉ về “ngoại giao vaccine” như nêu trên. Với sự tích cực tham dự trực tiếp của Phái đoàn tại Đại hội Liên minh Bưu chính thế giới (UPU), diễn ra ở Bờ Biển Ngà (tháng 8) và sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã lần đầu tiên được bầu làm thành viên của Hội đồng Khai thác bưu chính (POC), và còn vượt kế hoạch, được bầu làm Đồng Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính bưu chính thuộc POC của UPU.


'Ngoại giao luật pháp': Đi tìm 'bí mật' ở Geneva

Đồng thời, Phái đoàn cũng tích cực phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm thành công vai trò đồng chủ trì Hội nghị cấp Bộ trưởng về chống rác thải nhựa đại dương, diễn ra tại trụ sở WTO vào tháng 9.

Một điểm nổi bật nữa là việc WIPO, và WHO đề cao nhóm 3 nhà sáng chế trẻ sáng chế mũ Vihelm – mũ cách ly di động chống lây nhiễm Covid-19 và việc nhóm sáng chế này chia sẻ li-xăng sáng chế miễn phí, đăng ký đóng góp sáng chế vào Quỹ tiếp cận công nghệ chống Covid-19 của WHO, thể hiện sự tích cực tham gia đoàn kết quốc tế toàn cầu trong bối cảnh đại dịch, nhằm tạo điều kiện cho các nhà sản xuất của nước khác tiếp cận sáng chế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để chung tay chống Covid-19.

Nhóm 3 nhà sáng chế trẻ này đã được WIPO trao danh hiệu Đại sứ giới trẻ sở hữu trí tuệ của WIPO, là Đại sứ trẻ đầu tiên của WIPO ở châu Á -Thái Bình Dương. Điều này thể hiện sự đánh giá cao của WIPO về nỗ lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam và việc Việt Nam cùng WIPO thúc đẩy sự tham gia của giới trẻ trong hoạt động sở hữu trí tuệ nhằm đổi mới sáng tạo.

Dấu ấn nổi bật nhất phải kể đến là năm 2021 cũng đánh dấu chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến các tổ chức quốc tế quan trọng tại Geneva, có các cuộc gặp với lãnh đạo của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng tại Geneva (gồm Phó Tổng thư ký LHQ Amina Mohammed, Tổng giám đốc của UNOG, WHO, WTO, WIPO, GAVI, COVAX).

Các hoạt động đa phương này của Chủ tịch nước nhân dịp chuyến thăm chính thức Thụy Sỹ (từ ngày 26-29/11) thể hiện mạnh mẽ sự ủng hộ của Việt Nam đối với nỗ lực hợp tác quốc tế bảo đảm ứng phó và phục hồi từ đại dịch Covid-19, duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu củng cố hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy đổi mới sáng tạo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Chùm hoạt động đối ngoại đa phương cấp cao này cũng gửi đi thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam đề cao chủ nghĩa đa phương, đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào công việc của LHQ và hệ thống các tổ chức quốc tế chuyên môn, góp phần chung tay giải quyết những thách thức lớn và cấp bách toàn cầu.

'Ngoại giao luật pháp': Đi tìm 'bí mật' ở Geneva

“Ngoại giao luật pháp”: Đi tìm “bí mật” ở Geneva

Bảo vệ những giá trị thiêng liêng

Ngoại giao luật pháp có thể hiểu là thảo luận, tham vấn, thương lượng, đàm phán ngoại giao song phương và đa phương về các vấn đề pháp lý trong đối ngoại song phương, đa phương.

Trong đó, luật pháp quốc tế chính là công cụ, cơ sở pháp lý quốc tế giúp triển khai vững chắc tiến trình hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế khu vực và quốc tế, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích quốc gia dân tộc, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân của Việt Nam.

Thực tế cho thấy vai trò của luật pháp quốc tế thể hiện rõ nét trong công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho tiến trình Việt Nam chủ động tích cực hội nhập quốc tế, giúp đảm bảo rằng chúng ta đi theo đúng các chuẩn mực quốc tế hiện hành được đông đảo các quốc gia thừa nhận, tạo thuận lợi cho các hoạt động chuyên ngành như kiểm dịch động thực vật, thương mại, đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, bưu chính, viễn thông… Nhờ đó, tạo thuận lợi cho mở cửa thị trường cho sản phẩm của Việt Nam ra thế giới và tiếp nhận tinh hoa của thế giới vào Việt Nam…

'Ngoại giao luật pháp': Đi tìm 'bí mật' ở Geneva

Đồng thời, thông qua hoạt động tại các diễn đàn đa phương, thương lượng, đàm phán nhiều bên, Việt Nam cùng các nước vận dụng luật pháp quốc tế, xây dựng quy chuẩn, quy tắc hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức chung, giải quyết các vấn đề vướng mắc, quản lý xung đột tiềm tàng, ví dụ như thúc đẩy vận dụng Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), đàm phán trong khuôn khổ LHQ về văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia (BBNJ).

Qua đó, ta thúc đẩy hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giảm thiểu các sức ép của kẻ mạnh, hạn chế căng thẳng, tranh chấp leo thang; thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực và quốc tế.

Thành tựu lớn nổi bật nữa của ngoại giao đa phương, ngoại giao luật pháp, đó là Việt Nam đã ứng cử thành công và đảm nhận vị trí quốc gia thành viên của nhiều cơ quan quan trọng của các tổ chức quốc tế, qua đó thúc đẩy việc thảo luận, vận dụng luật pháp quốc tế trên các lĩnh vực.

Ví dụ như vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, thành viên Hội đồng Nhân quyền, thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO, thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của LHQ (UNCITRAL), thành viên Hội đồng điều hành của UPU và mới đây là Hội đồng POC của UPU… Đồng thời, Việt Nam đã đề cử thành công chuyên gia luật pháp quốc tế của Việt Nam được bầu và đảm nhiệm tốt vai trò thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế của LHQ.

Như vậy, Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, ngoại giao luật pháp, tham gia xây dựng và vận dụng luật pháp quốc tế để thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế giải quyết các thách thức, góp phần thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.

“Ngoại giao luật pháp”: Đi tìm “bí mật” ở Geneva

Hành trình 31 năm
và nguyên tắc “bất di bất dịch”

Các vấn đề luật pháp quốc tế trong ngành Ngoại giao nói riêng và chính sách, pháp luật trong nước nói chung mang tính chuyên môn sâu, có quan hệ tác động qua lại giữa luật pháp quốc tế và chính sách, pháp luật trong nước, ngôn ngữ pháp lý vừa chặt chẽ, chính xác nhưng cũng đòi hỏi người xử lý vấn đề không được cứng nhắc, phải nắm được tính chất pháp lý-chính trị, biết vận dụng các nguyên tắc luật quốc tế để bảo vệ được chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục tiêu tối cao là bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.

Các vấn đề luật quốc tế, trong đó có tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh chấp quốc tế, việc đàm phán, xây dựng, ký kết và thực hiện các văn kiện pháp lý quốc tế, bao gồm cả các điều ước quốc tế song phương, nhiều bên, đa phương mà chúng tôi thụ lý đều phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất về pháp lý-chính trị và đây là vấn đề chúng tôi luôn coi là quan trọng nhất.

Tôi theo chuyên ngành luật quốc tế và ngoại giao với gần 31 năm trong ngành Ngoại giao, đó là chưa kể 5 năm học trường Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao), tôi chú trọng chuyên ngành luật quốc tế với nguyện vọng làm việc chuyên ngành này.

Trong suốt cuộc đời công chức tôi gắn bó với luật quốc tế và ngoại giao, đóng góp tích cực cho công tác tư vấn các vấn đề pháp lý quốc tế trong quan hệ đối ngoại, công tác xây dựng pháp luật trong nước, pháp chế ngành ngoại giao, hoạch định chính sách, đàm phán, ký kết điều ước quốc tế song phương và đa phương, giải quyết khiếu nại và tranh chấp quốc tế liên quan đến Nhà nước, Chính phủ, tổ chức và cá nhân của Việt Nam... Tôi đã trực tiếp tham gia đàm phán, xây dựng nhiều điều ước quốc tế song phương quan trọng, trực tiếp tham gia đàm phán, vận động nhiều vấn đề quan trọng tại các diễn đàn đa phương.

Trong quá trình đàm phán, thương lượng thì các vấn đề chủ trương, mục tiêu vì lợi ích quốc gia dân tộc luôn là nguyên tắc bất đi bất dịch, được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, do tính cách phụ nữ, ở bên ngoài tôi luôn thể hiện sự bình tĩnh, mềm mại, uyển chuyển, trong khi bên trong thì luôn giữ khí chất kiên định, mạnh mẽ để vừa vận động, thuyết phục, đấu tranh và tìm khả năng hợp tác.

'Ngoại giao luật pháp': Đi tìm 'bí mật' ở Geneva

Với tư cách trưởng của nhiều đoàn đàm phán, tham dự các cuộc họp song phương hay hội nghị quốc tế toàn cầu, tôi thấy phụ nữ có một số lợi thế như tính mềm mại mà kiên trì, uyển chuyển mà kiên định, trong khi khó có thể là đối tượng để đối phương dọa nạt hay gây sức ép thô bạo. Ngoài ra, với sự mềm mỏng mà nắm chắc vấn đề sẽ dễ dàng thuyết phục đối tác hơn.

“Ngoại giao luật pháp”: Đi tìm “bí mật” ở Geneva

“Điều bí mật” nằm ngay
trong cuộc sống đời thường

Trong ngành Ngoại giao có khá nhiều lĩnh vực chuyên môn chuyên biệt như quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại, kinh tế quốc tế, báo chí, quan hệ lãnh sự, quan hệ ngoại giao, luật pháp quốc tế. Các chuyên ngành này vừa có đặc điểm chuyên biệt vừa có sự liên thông, tương tác với nhau, trong đó có thể nói quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế là bao trùm nhiều lĩnh vực.

Nói đến luật pháp quốc tế trước hết là nói đến các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia được ghi nhận tại Hiến chương LHQ, và hàng loạt các quy tắc cụ thể được ghi nhận tại các điều ước quốc tế, văn kiện pháp lý quốc tế, trên hàng loạt các lĩnh vực, được chấp thuận bởi các quốc gia để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế, và các nguồn khác của luật tập quán quốc tế.

Có không ít người coi luật quốc tế là bí ẩn. Đối với tôi, trải qua gần 31 năm trong ngành Ngoại giao, gắn bó với chuyên ngành luật quốc tế mà tôi đam mê từ thời Đại học, trải qua các vị trí khác nhau, phối hợp với các bộ, ngành trong triển khai hợp tác quốc tế cũng như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cảm nhận cá nhân của tôi là luật pháp quốc tế không quá bí ẩn.

'Ngoại giao luật pháp': Đi tìm 'bí mật' ở Geneva

Nhiều nội dung luật pháp quốc tế gắn kết và được thể hiện trong chính sách, pháp luật trong nước, đồng thời ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết, trong công tác liên vụ, công tác đối ngoại, xây dựng ngành của Bộ Ngoại giao; trong phối hợp giữa các bộ, ngành, và các địa phương với các đối tác nước ngoài triển khai công tác đối ngoại, thực hiện các cam kết quốc tế của ta về hội nhập quốc tế theo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đa phương, song phương trên các lĩnh vực khác nhau.

Luật pháp quốc tế gắn bó với hoạt động ngoại giao, hoạt động đối ngoại cả song phương và đa phương vì luật quốc tế vừa là kết quả của quan hệ quốc tế, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và cũng là công cụ để triển khai quan hệ quốc tế, quan hệ ngoại giao, thông qua đàm phán, thương lượng nói chung cũng như ngoại giao luật pháp, tham vấn pháp lý, thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các quốc gia để cùng giải quyết các vấn đề thuộc mối quan tâm chung.

Đồng thời, luật pháp quốc tế cũng gắn bó mật thiết, được đưa vào chính sách và pháp luật trong nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như về quyền cơ bản của con người, quyền của người lao động, quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự, thương mại, đầu tư nước ngoài, hải quan, hàng không, quản lý vùng biển thuộc phạm vi quyền tài phán quốc gia…

'Ngoại giao luật pháp': Đi tìm 'bí mật' ở Geneva

Điều này thể hiện rõ trong thực tiễn trên thế giới, và chúng ta ngày càng thấy rõ cùng với tiến trình hội nhập sâu, rộng của đất nước ở khu vực và trên thế giới, thể hiện ở việc thực hiện các cam kết quốc tế, đàm phán, ký kết hàng loạt điều ước quốc tế song phương, điều ước quốc tế đa phương trên các lĩnh vực trong khuôn khổ ASEAN, LHQ và các tổ chức quốc tế chuyên môn và các cơ chế nhiều bên khác.

Tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoạch định chính sách trong nước đều phải bảo đảm tuân thủ Hiến chương LHQ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như Luật Điều ước quốc tế).

Các chiến lược phát triển, chính sách của Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực đều có rất nhiều nội dung nội luật hóa, cụ thể hóa các quy tắc của luật quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên.

Ví dụ như các quyền cơ bản của con người được ghi nhận tại các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên đã được cụ thể hóa ở Hiến pháp năm 2013 và các Luật liên quan của ta; các quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự, hoạt động của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, việc xác định và quản lý các vùng biển và hải đảo của Việt Nam được quy định trong pháp luật Việt Nam trên cơ sở nội luật hóa các quy tắc luật pháp quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế có liên quan.

Nhiều nội dung hoạt động của các tổ chức quốc tế tại Geneva cũng gắn với việc thực hiện các điều ước quốc tế đa phương trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế đó, hoặc đàm phán văn kiện pháp lý mới điều chỉnh vấn đề mới nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác quốc tế của các quốc gia thành viên, ví dụ như đàm phán trong WTO, WHO.

Phương Hằng (ghi)
Đồ họa: Phạm Anh Tuấn

Đọc thêm

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.
Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Với Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh (nhiệm kỳ 2018-2021), bạn bè ông hay nhiều thế hệ người Việt từng đi qua những tháng năm chiến tranh rồi bỡ ngỡ bước chân vào hòa bình, Liên Xô, nước Nga, lý tưởng của người Nga đẹp đẽ vô cùng… “Tình yêu” ấy đến nay vẫn bỏng cháy và thiêng liêng.
OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, từ ngày 2-3/5, tại thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 (MCM 2024).
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.