Nhỏ Bình thường Lớn

Hội nghị An ninh Munich 2019: Không có lĩnh vực chính trị nào bị bỏ rơi

Ngày 17/2, Hội nghị An ninh Munich (MCS) lần thứ 55 đã khép lại trong bối cảnh nhiều nước tham gia hội nghị chia sẻ quan điểm rằng trật tự quốc tế đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng.
TIN LIÊN QUAN
hoi nghi an ninh munich 2019 khong co linh vuc chinh tri nao bi bo roi Tổng thống Romania: Biển Đen cần sự hiện diện lớn hơn của NATO
hoi nghi an ninh munich 2019 khong co linh vuc chinh tri nao bi bo roi Bà Merkel chỉ trích chủ nghĩa biệt lập của Mỹ

Tại hội nghị, hơn 500 đại biểu, trong đó có các lãnh đạo nhà nước và chính phủ cũng như các nhân vật có uy tín trong lĩnh vực chính trị và an ninh thế giới, đã thảo luận một loạt vấn đề an ninh toàn cầu, trong đó có sự cạnh tranh và hợp tác giữa các siêu cường, tương lai của Liên minh châu Âu (EU), cùng các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang bị suy yếu.

hoi nghi an ninh munich 2019 khong co linh vuc chinh tri nao bi bo roi
Thủ tướng Đức Merkel phát biểu trước hơn 500 đại biểu. (Nguồn: EPA)

Trong bối cảnh MSC 2019 bị phủ bóng bởi các vấn đề quốc tế nổi cộm, bài phát biểu của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhận được sự khen ngợi của dư luận quốc tế khi nói chuyện một cách thoải mái, không có kịch bản - một điều hiếm thấy. Bà Merkel đã nói về một trật tự thế giới có nguy cơ suy tàn và hủy diệt, một trật tự thế giới mà dạng cấu trúc hiện tại có thể không còn tồn tại lâu. Trong bài phát biểu táo bạo của mình, Thủ tướng Merkel đã phác họa bức tranh toàn cầu, từ Nga, Trung Quốc đến Mỹ và sau đó quay lại Đức và châu Âu trên tất cả các lĩnh vực thương mại, an ninh, môi trường, không có lĩnh vực chính trị nào bị bỏ rơi.

Một thông điệp rõ ràng cho bạn và thù

Tất cả mọi điều bà Merkel phát biểu tại Hội nghị đã được thảo luận và nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, những phát biểu của bà Merkel về chủ nghĩa đa phương lần này đã thể hiện quan điểm với nhiều năng lượng, tương phản với bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi ông chỉ giải thích lại một cách khô cứng thế nào là “Nước Mỹ trước tiên”.  

Sự tương phản giữa hai bài phát biểu đã cho thấy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang căng thẳng như thế nào. Việc các nhà phê bình trong nước tập trung tán thưởng bà Merkel đã ghi dấu ấn tại hội trường và tạo ra một làn sóng ủng hộ trên toàn thế giới thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. 

Thủ tướng Merkel đã rời khỏi vị trí lãnh đạo CDU để nhường chỗ cho người kế vị mình là Kramp-Karrenbauer - người đã sử dụng MSC lần này để xây dựng một số mạng lưới về chính sách đối ngoại. Karrenbauer đang hành động như một người muốn đảm nhận nhiều hơn là chỉ lãnh đạo CDU. Tuy nhiên, di sản chính sách đối ngoại của bà Merkel đã được thiết lập vững chắc sau MSC năm nay.

hoi nghi an ninh munich 2019 khong co linh vuc chinh tri nao bi bo roi
Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bước đưa Mỹ rút khỏi chủ nghĩa đa phương, MSC 2019 cũng bị chi phối nghiêm trọng. (Nguồn: AP)

 Ai có thể cứu trật tự thế giới tự do?

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bước đưa Mỹ rút khỏi chủ nghĩa đa phương, MSC 2019 cũng bị chi phối nghiêm trọng, thậm chí nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng tình hình này có thể dẫn đến cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

MSC 2019 được hứa hẹn ẩn chứa nhiều khó khăn đối với các nhà lãnh đạo quốc tế với nỗi lo ngại bao trùm về khả năng trật tự thế giới tự do bị thất bại. Trong bài phát biểu ngày 16/2, Thủ tướng Merkel đã bác bỏ tinh thần của chủ nghĩa Trump và kêu gọi lãnh đạo các nước cùng chung tay xây dựng chủ nghĩa đa phương. Đây đồng thời cũng là nội dung đáng chú ý của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì khi cho rằng thế giới ngày nay cần duy trì chủ nghĩa đa phương và tăng cường hợp tác toàn cầu.

Về phía Mỹ, các thành viên tham dự đều cố gắng bảo vệ quan điểm của Tổng thống Trump và cho rằng nước Mỹ vẫn muốn chia sẻ gánh nặng với các đồng minh khi thực hiện chính sách "Nước Mỹ trước tiên".

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện châu Âu cho rằng nước Mỹ ưu tiên xây dựng một trật tự thế giới mới hơn là dành cho châu Âu sự bảo vệ an ninh. Trong khi đó, các nước EU vẫn ưu tiên hành xử theo luật pháp hơn là dựa vào "sức mạnh" của cường quốc đơn lẻ. Hiện đang tồn tại ý thức hệ khác biệt giữa một bên là Mỹ đang gây nhiều nghi ngờ về cam kết với chủ nghĩa đa phương và bên kia là các quốc gia phương Tây luôn nỗ lực bảo vệ các giá trị tự do.        

Stefan Liebich, Người Phát ngôn của đảng cánh tả Đức, cho rằng thế giới đang quay lại trật tự cũ với các cuộc xung đột, nhưng có điểm khác biệt là thế giới không còn là lưỡng cực nữa.   

hoi nghi an ninh munich 2019 khong co linh vuc chinh tri nao bi bo roi Đến lượt Thủ tướng Đức lo ngại về Huawei

Chính quyền Đức đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ tới Huawei nhằm ngăn chặn nguy cơ công ty này chuyển dữ liệu cho Chính ...

hoi nghi an ninh munich 2019 khong co linh vuc chinh tri nao bi bo roi Thủ tướng Đức tới Nhật Bản bàn về thương mại tự do

Ngày 4/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Tokyo để hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Shinzo Abe về việc thúc ...

hoi nghi an ninh munich 2019 khong co linh vuc chinh tri nao bi bo roi Các nước châu Âu phản ứng trước việc Mỹ rút khỏi INF

Ngày 1/2, Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl đã bày tỏ sự hối tiếc trước việc Mỹ quyết định ngừng tham gia hiệp ước Lực lượng ...

(theo TTXVN)