Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53: Nêu bật, đánh giá cao các sáng kiến của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN

Hà Phương (thực hiện)
TGVN. Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53), Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) Vũ Hồ đã trả lời báo chí về những nội dung được trao đổi trong khuôn khổ AMM 53.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53
SOM ASEAN: Họp bàn các vấn đề trình Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53
hoi nghi bo truong ngoai giao asean lan thu 53 neu bat danh gia cao cac sang kien cua viet nam trong nam asean 2020
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53), Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) Vũ Hồ đã trả lời báo chí về những nội dung được trao đổi trong khuôn khổ AMM 53. (Ảnh: Tuấn Anh)

Xin ông cho biết kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 sáng ngày hôm nay?

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) sáng nay, cũng như thông lệ, tập trung vào trao đổi một số nội dung chính gồm có quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại của ASEAN và các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Các Ngoại trưởng đã khẳng định: một là, ASEAN luôn luôn đoàn kết và sẵn sàng cùng nhau hợp tác vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Khó khăn này cũng tác động trực tiếp tới không chỉ phát triển kinh tế mà cả đời sống, an sinh xã hội của các nước thành viên. Thứ hai, các sáng kiến của Việt Nam trên thực tế hiện nay đã chính thức trở thành các sáng kiến của ASEAN trong năm 2020. Các sáng kiến này với tinh thần chung là thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên để thúc đẩy quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và đặc biệt là để hình thành tầm nhìn ASEAN sau năm 2025.

Để hình thành tầm nhìn ASEAN sau năm 2025, ASEAN cần phải làm một số việc. Đó là, thứ nhất, điểm lại tất cả những hoạt động về xây dựng Cộng đồng mà ASEAN đã và đang thực hiện từ năm 2015 cho đến nay, từ đó vạch ra chiều hướng con đường tiến lên từ nay đến năm 2025.

Thứ hai liên quan tới phương thức làm việc của ASEAN. Như chúng ta đã biết, lâu nay ASEAN có một số văn kiện cơ bản nền tảng, ví dụ như văn kiện Hiến chương ASEAN, lần này, các ngoại trưởng cũng khẳng định sẽ nhất trí cùng nhau đánh giá, xem xét lại tất cả những văn kiện có liên quan tới Hiến chương ASEAN để từ đó làm cho bộ máy của ASEAN trở nên hiệu quả hơn, thích ứng một cách phù hợp hơn với tình hình mới và cũng là nền tảng cho việc ASEAN tiếp tục phát triển sau năm 2025.

Thứ ba, như chúng ta đã biết, dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trong khu vực cũng như ngoài khu vực. Ứng phó với dịch bệnh không chỉ mình ASEAN có thể làm được mà cần phải có hợp tác chung với tất cả các đối tác bên ngoài, những đối tác lớn ở khu vực khác trên thế giới. Điều này khẳng định rằng, quan hệ đối ngoại của ASEAN cần phải được tiếp tục thúc đẩy, mở rộng và có chất lượng hơn, đặc biệt là chất lượng hoạt động của các diễn đàn do ASEAN thành lập và dẫn dắt như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn ASEAN+3, Diễn đàn ASEAN+1. Đó là 3 nội dung cơ bản nhất của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 trong sáng nay.

Thưa ông, vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN được thể hiện như thế nào?

Có lẽ vai trò trung tâm của ASEAN được thể hiện trên rất nhiều phương diện, không phải chỉ gói gọn trong quan hệ đối ngoại của ASEAN. Vai trò trung tâm của ASEAN trước hết là để xây dựng, bảo đảm một khu vực hòa bình, ổn định, tinh thần đối thoại và hợp tác giúp các nước thành viên, sau đó được mở rộng ra thông qua hoạt động của các cơ chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt.

Chúng ta cũng có thể thấy rằng vai trò của ASEAN, vai trò trung tâm của ASEAN chính là duy trì tinh thần độc lập, tự chủ, không bị, không để lôi kéo và cuốn hút vào tất cả những diễn biến phức tạp đang diễn ra trên thế giới. Duy trì được tinh thần của ASEAN từ năm 1967, tức là từ ngày thành lập đến nay bảo đảm rằng các đối tác tham gia hỗ trợ và ủng hộ ASEAN trong quá trình xây dựng hòa bình và duy trì ổn định trong khu vực. Và quan trọng nhất hiện nay, theo tôi, là đối tác, tinh thần sẵn sàng đối thoại, sẵn sàng hợp tác cùng nhau hướng tới tương lai, đặc biệt là trong việc phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh.

Việt Nam đã làm thế nào để đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các nước đối tác trong khuôn khổ các hội nghị lần này khi mỗi nước đều đang phải giải quyết những vấn đề liên quan tới dịch bệnh của riêng mình? Những nỗ lực đó thể hiện vai trò của Việt Nam như thế nào?

Chúng ta có thể thấy rằng, dịch Covid-19 diễn ra rất phức tạp, không phải là ngay trong thời điểm này mà đã và đang diễn ra ở tất cả các nước trong khu vực và tác động sâu rộng trực tiếp tới phát triển kinh tế, đời sống của người dân các quốc gia. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng vai trò trung tâm của ASEAN cần phải được phát huy để bảo đảm rằng không phải chỉ một nước có thể một mình đứng ra kiểm soát được dịch bệnh, điều này đòi hỏi phải có nỗ lực chung.

Chúng ta thấy trong 8 tháng vừa qua, vai trò của Việt Nam nổi lên rất rõ. Đầu tiên là vai trò của Việt Nam trong tập hợp tinh thần sẵn sàng ứng phó, sẵn sàng chung tay, ứng phó của khu vực với dịch bệnh, trong đó ASEAN đứng ở vị trí trung tâm. Các nước đối tác bên ngoài cũng sẵn sàng cùng ASEAN hợp tác để phòng, chống dịch bệnh một cách nhanh chóng.

Việt Nam cũng thể hiện rõ vai trò của mình trong việc đưa ra các sáng kiến cụ thể. Sáng kiến đầu tiên là việc lập một quỹ chung của ASEAN để cùng nhau phòng, chống dịch Covid-19, tiếp đến là lập ra một kho dự trữ của khu vực để cung cấp những thiết bị y tế, dụng cụ y tế trong trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đi đầu trong việc xây dựng tiêu chuẩn chung trong khu vực về phòng, chống dịch bệnh; xây dựng kế hoạch tổng thể về phục hồi sau dịch bệnh.

Đặc biệt, trong 8 tháng vừa qua, nếu theo dõi kỹ sẽ thấy các hoạt động hội nghị của ASEAN vẫn được triển khai đều khắp trên tất cả các trụ cột cộng đồng. Những hoạt động này vẫn được duy trì thể hiện nỗ lực bảo đảm khu vực hòa bình, ổn định và phát triển phồn vinh cho khu vực Đông Nam Á và khu vực Đông Á nói chung. Điều này cũng cho thấy vai trò rất rõ ràng của Việt Nam.

Ông có thể cho biết vấn đề hợp tác tiểu vùng đã và đang được thúc đẩy như thế nào trong khuôn khổ ASEAN, vai trò của Việt Nam trong các nỗ lực này?

Trong các vấn đề hợp tác nổi bật của ASEAN từ trước đến nay có vấn đề tăng cường kết nối ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng của ASEAN, không riêng tiểu vùng Mekong mà còn cả các tiểu vùng khác, hiện nay trong ASEAN có khoảng 4-5 các tiểu vùng khác nhau.

Có lẽ chúng ta nên nhìn nhận rằng, các tiểu vùng này là những bộ phận không thể tách rời của ASEAN. Trong các hoạt động của mình, ASEAN vẫn luôn nhất quán tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau và không khu vực vào bị cắt ra khỏi sự phát triển chung của ASEAN. ASEAN đã và đang xây dựng Cộng đồng nhiều năm nay và vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển luôn được đề cập tới trong nội bộ ASEAN cũng như thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài cho quá trình thu hẹp khoảng cách phát triển này.

Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến về phát triển tiểu vùng. Thứ nhất, Việt Nam cho rằng đã đến lúc ASEAN phải có trao đổi về sự phát triển chung của các tiểu vùng để làm sao đưa các tiểu vùng này bắt nhịp với quá trình phát triển của ASEAN cũng như những trao đổi của khu vực.

Thứ hai, chúng ta đều biết, các tiểu vùng thường có trình độ phát triển chậm hơn so với những khu vực khác, thế nhưng lại có tiềm năng lớn về tài nguyên, thị trường… Việc trao đổi giữa các thị trường và sự kết nối giữa các tiểu vùng sẽ chỉ làm cho ASEAN mạnh hơn, tạo thêm sức mạnh mới cho thị trường hơn 500 triệu dân mà ASEAN đang có.

Lý do thứ ba là phát triển bền vững, Liên hợp quốc cũng có chương trình phát triển bền vững, được nhiều nước trên thế giới, bao gồm 10 nước ASEAN, ủng hộ và coi là ưu tiên. Vì vậy, để phát triển bền vững cần phải phát triển các tiểu vùng, kết nối tiểu vùng với nhau và đưa phát triển bền vững trở thành mục tiêu chung của cả cộng đồng. Nội dung phát triển tiểu vùng, do đó, rất phù hợp với sự phát triển, mục tiêu chung của ASEAN, thế giới.

Trong khuôn khổ các hội nghị lần này, chúng ta sẽ chưa đi tới các vấn đề cụ thể, như vấn đề nguồn nước. Để có thể bàn bạc được các vấn đề cụ thể, các nước cần phải thống nhất với nhau mục tiêu chung và phương cách, nguồn lực đạt được mục tiêu chung đó.

Các Ngoại trưởng ASEAN hướng về Hội nghị AMM 53

Các Ngoại trưởng ASEAN hướng về Hội nghị AMM 53

TGVN. Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53), các Ngoại trưởng Thái Lan và Indonesia đã bày tỏ ...

Tin tức ASEAN buổi sáng 7/9: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53; dịch Covid-19 ở Indonesia vẫn 'nóng'

Tin tức ASEAN buổi sáng 7/9: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53; dịch Covid-19 ở Indonesia vẫn 'nóng'

TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53,... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ...

ASEAN: Chặng đường 53 năm và những thách thức trong tương lai

ASEAN: Chặng đường 53 năm và những thách thức trong tương lai

TGVN. Theo trang The Diplomat, trong suốt 53 năm hoạt động, ASEAN đã gặt hái được những thành quả nhất định song vẫn tiếp tục ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động