Bộ trưởng phụ trách Cải cách hành chính và nhân sự của Ấn Độ, Tiến sĩ Jitendra Singh phát biểu tại Hội nghị chống tham nhũng G20 tại Kolkata ngày 12/8. (Nguồn: PTI) |
Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng chống tham nhũng G20 qua hình thức trực tuyến, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chào mừng các vị quan chức từ các nước thành viên G20 và khách mời, đại diện các tổ chức quốc tế đến thành phố của người đoạt giải Nobel Rabindranath Tagore (1861-1941). Đề cập các tác phẩm của đại thi hào Tagore, nhà lãnh đạo Ấn Độ cảnh báo chống lại lòng tham vì nó ngăn cản chúng ta nhận ra sự thật.
Nhấn mạnh người nghèo và những người bị thiệt thòi gánh chịu tác động lớn nhất của tham nhũng, ông Modi khẳng định, tham nhũng ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên, bóp méo thị trường, tác động đến việc cung cấp dịch vụ và cuối cùng là làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân.
Thủ tướng cho biết nhiệm vụ của chính phủ là tăng cường các nguồn lực của Nhà nước để tối đa hóa phúc lợi của người dân.
“Ấn Độ có chính sách nghiêm ngặt không khoan nhượng đối với tham nhũng”, ông Modi nhận xét khi chia sẻ rằng nước này đang tận dụng công nghệ và quản trị điện tử để tạo ra một hệ sinh thái minh bạch và có trách nhiệm giải trình.
Chủ trì phiên họp, Bộ trưởng phụ trách Cải cách hành chính và nhân sự của Ấn Độ, Tiến sĩ Jitendra Singh đã nhắc lại chiến dịch chống tham nhũng của Ấn Độ và nhấn mạnh lời kêu gọi không khoan nhượng đối với vấn nạn này của Thủ tướng Modi. Ông cũng nhắc lại chương trình nghị sự 9 điểm về tội phạm kinh tế bỏ trốn do ông Modi trình bày trước G20 năm 2018.
Hội nghị Bộ trưởng chống tham nhũng G20 diễn ra sau ba cuộc họp của Nhóm công tác chống tham nhũng G20 (ACWG) từ ngày 9-11/8 tại Kolkata. Hơn 154 đại biểu từ các thành viên G20, 10 quốc gia được mời và các tổ chức quốc tế khác nhau đã tham dự cuộc họp.
Đây là Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ hai của G20 ACWG và là cuộc họp cấp bộ trưởng ACWG trực tiếp đầu tiên.
Đáng chú ý, Hội nghị kết thúc mà không ra được tuyên bố chung sau khi các bên tham gia không thể gạt bỏ tình trạng chia rẽ về vấn đề Ukraine. Đoạn gây tranh cãi giữa các bên liên quan tới đánh giá tác động bất lợi của cuộc xung đột ở Ukraine đối với nền kinh tế toàn cầu.
Nga và Trung Quốc đưa ra ý kiến bất đồng, khẳng định G20 “không phải là nền tảng phù hợp để giải quyết các vấn đề an ninh” và phản đối việc đưa nội dung địa chính trị vào bản sao cuối cùng của tài liệu này.
Thay vào đó, Ấn Độ đã công bố tài liệu tóm tắt và kết luận của Chủ tịch G20, trong đó tái khẳng định cam kết của các quốc gia thành viên nhằm “tăng cường những hành động tập thể để đấu tranh với tham nhũng”.
| Những nét chấm phá tại Hội nghị thượng đỉnh G20 Dù chỉ diễn ra trong hai ngày với nhiều thay đổi phút chót, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia vẫn để lại dấu ... |
| Hội nghị G20 không ra được tuyên bố chung, Nga cáo buộc 'tập thể đối đầu' về tình hình Ukraine Ngày 26/2, Nga cáo buộc, cách tiếp cận "đối đầu" của một tập thể nhằm vào Moscow liên quan tình hình Ukraine khiến hội nghị ... |
| Hội nghị Ngoại trưởng G20: Đại diện Nga sẽ thành tâm điểm? Ngày 28/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến Ấn Độ trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng ... |
| Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Ngày 19/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương) ... |
| Thủ tướng Australia 'chốt' lịch dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới Thủ tướng Australia Anthony Albanese sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 9-10/9. |