Hội nghị đánh giá tình hình Ban chỉ đạo nhân quyền các địa phương khu vực miền Trung và miền Nam

Chu Văn
Đây là Hội nghị đầu tiên sau rất nhiều năm Ban chỉ đạo nhân quyền địa phương được thành lập và kiện toàn, đồng thời sau một thời gian dài các hoạt động bị ngưng trệ do tác động của đại dịch Covid-19.
Theo dõi TGVN trên
Các đại biểu tham dự Hội nghị đánh giá tình hình Ban Chỉ đạo Nhân quyền các địa phương khu vực miền Trung và miền Nam.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đánh giá tình hình Ban chỉ đạo nhân quyền các địa phương khu vực miền Trung và miền Nam.

Sáng 2/8, tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã diễn ra Hội nghị đánh giá tình hình Ban chỉ đạo nhân quyền (BCĐNQ) các địa phương khu vực miền Trung và miền Nam.

Hội nghị do Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐNQ Chính phủ chủ trì, với sự tham dự của Trưởng ban Chỉ đạo địa phương là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Cơ quan Thường trực BCĐNQ 38 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và miền Nam.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐNQ Chính phủ khẳng định, đây là Hội nghị đầu tiên sau rất nhiều năm BCĐNQ địa phương được thành lập và kiện toàn, đồng thời sau một thời gian dài các hoạt động của đất nước bị ngưng trệ do tác động của đại dịch Covid-19. Cùng với đó, diễn biến tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều phức tạp, tác động tiêu cực đến việc bảo đảm quyền con người.

Trong bối cảnh nhiều thách thức, Việt Nam đã nỗ lực tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, ứng phó tốt đại dịch Covid-19, bảo đảm tính mạng, sức khỏe và an sinh xã hội cho người dân.

Hội nghị đã nghe Báo cáo về tình hình, kết quả hoạt động BCĐNQ các tỉnh, thành phố miền Trung và miền Nam do Chánh văn phòng Thường trực BCĐNQ của Chính phủ trình bày, cùng 8 tham luận của BCĐNQ các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang, Đắk Nông, Quảng Bình, Sóc Trăng, Hậu Giang, Lâm Đồng.

Các tham luận nêu bật thực tiễn kết quả bảo đảm quyền con người, thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với nhóm người yếu thế, nhất là trong đại dịch Covid-19; giải quyết vấn đề tôn giáo, dân tộc; chỉ ra những hạn chế, khó khăn, thách thức, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thời gian tới…

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐNQ Chính phủ phát biểu.
Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐNQ Chính phủ phát biểu.

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐNQ Chính phủ ghi nhận kết quả công tác nhân quyền của các địa phương trên 6 mặt công tác từ việc hoàn thiện chính sách pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức, triển khai bảo đảm an sinh xã hội, đấu tranh hiệu quả với hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân chủ chống phá Đảng, Nhà nước.

Công tác phối hợp giữa các ban, ngành chặt chẽ, bài bản hơn, giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, dân tộc; công tác thông tin, tuyên truyền về nhân quyền có những chuyển biến tích cực, công khai, minh bạch...

Bên cạnh đó, công tác của BCĐNQ địa phương còn một số hạn chế: mô hình còn chưa được kiện toàn thống nhất, chưa bám sát tình hình thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác nhân quyền địa phương…

Đây là Hội nghị đầu tiên sau rất nhiều năm BCĐNQ địa phương được thành lập và kiện toàn.
Đây là Hội nghị đầu tiên sau rất nhiều năm BCĐNQ địa phương được thành lập và kiện toàn.

Thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước ngày càng gia tăng với cường độ, liều lượng và tính chất ngày càng nghiêm trọng, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐNQ Chính phủ đề nghị BCĐNQ các địa phương tập trung triển khai 5 nhiệm vụ:

- Đặt công tác bảo vệ nhân quyền dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng, Chính phủ điều hành, trong đó Công an, Đối ngoại là lực lượng chủ công.

- Rà soát, đánh giá những vấn đề còn tồn tại, bất cập để bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người.

- Công tác bảo vệ nhân quyền phải gắn kết với hệ thống chính trị, trước mắt là công tác dân vận của Đảng và phong trào của Mặt trận, gắn với Ban chỉ đạo 35 đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái. Cần trao nhiệm vụ cho công an xã trong công tác nhân quyền.

- Trưởng BCĐNQ các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường quản lý, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc sử dụng mạng xã hội, không để các đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo tham gia các bài viết, bài cáo dư luận xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

- Kiện toàn bộ phận thường trực, xác định đây phải là lực lượng đi trước, nắm tình hình các vụ việc, từ đó tham mưu thực hiện các đối sách liên quan đến công tác bảo đảm quyền con người, đấu tranh chống lại các âm mưu lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá của các thế lực thù địch.

Phó Trưởng ban Thường trực BCĐNQ Chính phủ tin tưởng, với sự quyết tâm, đồng lòng của BCĐNQ các địa phương cùng BCĐNQ Chính phủ, công tác nhân quyền trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm và thúc đẩy quyền con người theo chủ trương, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước; đồng thời, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam.

Toàn dân quyết tâm ngăn chặn tội phạm mua bán người

Toàn dân quyết tâm ngăn chặn tội phạm mua bán người

Mua bán người được Liên hợp quốc xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất, được đưa vào Chương trình phòng, ...

Việt Nam liên tiếp trúng cử thành viên hai Hội đồng điều hành các trung tâm khu vực của ESCAP

Việt Nam liên tiếp trúng cử thành viên hai Hội đồng điều hành các trung tâm khu vực của ESCAP

Ngày 25/5, hai cơ quan của Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng điều hành của Viện thống kê châu Á-Thái Bình Dương (SIAP) ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Xung đột Nga-Ukraine: Quân đội Nga tiếp tục tiến triển ở ngoại ô Bakhmut, Nhóm Visegrad cam kết tài trợ Kiev, Mỹ gửi tới hệ thống Vampire

Xung đột Nga-Ukraine: Quân đội Nga tiếp tục tiến triển ở ngoại ô Bakhmut, Nhóm Visegrad cam kết tài trợ Kiev, Mỹ gửi tới hệ thống Vampire

Cập nhật tình hình xung đột Nga-Ukraine: Quân đội Nga tiếp tục tiến triển ở ngoại ô Bakhmut, Nhóm Visegrad cam kết tài trợ Kiev, Mỹ gửi tới hệ thống ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 9/12/2023: Ma Kết gặp vận may sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 9/12/2023: Ma Kết gặp vận may sự nghiệp

Tử vi hôm nay 9/12/2023 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSLA 9/12, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 9/12/2023 - KQXSLA thứ 7

XSLA 9/12, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 9/12/2023 - KQXSLA thứ 7

XSLA 9/12 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 9/12/2023. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/12/2023: Tuổi Thìn tình cảm tốt đẹp

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/12/2023: Tuổi Thìn tình cảm tốt đẹp

Xem tử vi 9/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/12/2023 của - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công ...
XSMN 9/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 9/12/2023. xổ số hôm nay 9/12/2023

XSMN 9/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 9/12/2023. xổ số hôm nay 9/12/2023

XSMN 9/12 - XSMN thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 9/12/2023. SXMN 9/12. KQXSMN. xổ số hôm nay 9/12. kết quả xổ số ngày ...
XSMB 9/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 9/12/2023. dự đoán XSMB 9/12

XSMB 9/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 9/12/2023. dự đoán XSMB 9/12

XSMB 9/12 - KQXSMB thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 9/12/2023. SXMB 9/12. KQSXMB. Xổ số hôm nay 9/12. dự đoán xổ số miền ...
Trí tuệ nhân tạo và thách thức đối với bảo đảm quyền con người ở Đông Nam Á

Trí tuệ nhân tạo và thách thức đối với bảo đảm quyền con người ở Đông Nam Á

Trí tuệ nhân tạo (AI) thay đổi thế giới của chúng ta, từ cách làm việc đến tận hưởng cuộc sống, từ chăm sóc sức khỏe đến giáo dục, quản trị và vận hành xã ...
Việt Nam nỗ lực đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, tạm giam theo đúng tinh thần của Hiến pháp và pháp luật

Việt Nam nỗ lực đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, tạm giam theo đúng tinh thần của Hiến pháp và pháp luật

Nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam, Việt Nam quán triệt, đẩy mạnh công tác quản lý tại các cơ sở giam giữ.
ASEAN thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và bao trùm để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

ASEAN thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và bao trùm để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

ASEAN đang nỗ lực chung tay để giải quyết vấn đề bóc lột và xâm hại trẻ em trên mạng internet.
Việt Nam nỗ lực phát huy quyền của người dân tộc thiểu số theo khuôn khổ Công ước CERD

Việt Nam nỗ lực phát huy quyền của người dân tộc thiểu số theo khuôn khổ Công ước CERD

Những chủ trương và thành tựu trong việc thúc đẩy quyền con người trong thời gian qua giúp nước ta thực hiện tốt Báo cáo quốc gia về Công ước CERD.
'Cùng chung tay, cùng thay đổi' trong hành động vì bình đẳng giới

'Cùng chung tay, cùng thay đổi' trong hành động vì bình đẳng giới

Trao quyền cho phụ nữ, đầu tư cho bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực với phụ nữ, trẻ em trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Liên hợp quốc đánh giá cao cam kết thực hiện cơ chế UPR của Việt Nam

Liên hợp quốc đánh giá cao cam kết thực hiện cơ chế UPR của Việt Nam

Ngày 24/11, Hội thảo quốc tế tham vấn dự thảo Báo cáo quốc gia theo cơ chế UPR chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ cuối)

Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ cuối)

Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn dài hạn nhất cho tương lai phát triển của khối - Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.
Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ 1)

Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ 1)

Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn dài hạn nhất cho tương lai phát triển của khối - Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.
Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Những nỗ lực của Việt Nam về phát triển kinh tế và giảm nghèo đáng được ghi nhận

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Những nỗ lực của Việt Nam về phát triển kinh tế và giảm nghèo đáng được ghi nhận

Báo cáo viên LHQ Surya Deva khen ngợi các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm và tăng bao phủ an sinh xã hội.
Định hình tương lai của phụ nữ Việt Nam, hòa bình và an ninh

Định hình tương lai của phụ nữ Việt Nam, hòa bình và an ninh

Việc Việt Nam triển khai xây dựng Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hoà bình và an ninh (2024-2030) có nhiều ý nghĩa quan trọng.
Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Baoquocte.vn. Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng: Không để nhận thức sai lệch ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng: Không để nhận thức sai lệch ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, phía Hoa Kỳ ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại họp báo công bố nội các mới ngày 20/11.
Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mặc dù chiếm số lượng đông, nhưng phụ nữ Mỹ vẫn chưa được quan tâm đúng mức và không có nhiều các nghiên cứu về sức khỏe trong thời gian dài.
Hơn 40% dân số Sudan đối mặt với nạn đói trầm trọng

Hơn 40% dân số Sudan đối mặt với nạn đói trầm trọng

Hiện có 20,3 triệu người ở Sudan đang phải đối mặt với nạn đói trầm trọng và phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo, tương đương với 42% tổng dân số.
Ethiopia: Thảm họa thiên tai và nhân tai khiến 7,6 triệu trẻ em không được đến trường

Ethiopia: Thảm họa thiên tai và nhân tai khiến 7,6 triệu trẻ em không được đến trường

Cuộc xung đột đang diễn ra tại nhiều địa phương ở Ethiopia đã tước đi quyền được tiếp cận giáo dục của nhiều trẻ em.
Đan Mạch là quốc gia tốt nhất dành cho nữ giới

Đan Mạch là quốc gia tốt nhất dành cho nữ giới

Theo báo cáo Chỉ số Phụ nữ, hòa bình và an ninh mới nhất, Đan Mạch được xếp hạng là quốc gia tốt nhất dành cho phụ nữ.
Australia phạt mạng xã hội X gần 400.000 USD và đây là nguyên nhân

Australia phạt mạng xã hội X gần 400.000 USD và đây là nguyên nhân

Mạng xã hội X (trước đây là Twitter) thiếu quyết liệt trong việc ngăn chặn các nội dung lạm dụng tình dục trẻ em.
Phiên bản di động