Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: TT) |
Hội nghị có ý nghĩa quan trọng để đông đảo các nhà kinh tế của các nước ASEAN trực tiếp gặp gỡ, cùng nhau thảo luận, đánh giá tiến trình phục hồi và triển vọng của các nền kinh tế trong khu vực sau đại dịch, trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng, và khó lường.
Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi và các nhà nghiên cứu kinh tế thuộc cộng đồng các nước ASEAN.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: TT) |
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, chủ đề của Hội nghị lần này là vấn đề vừa mang tính thời sự, cấp thiết, vừa có tầm nhìn tổng thể và dài hạn về kinh tế khu vực.
Ông Nguyễn Xuân Thắng đánh giá cao những ý tưởng khoa học của các nhà nghiên cứu và cho rằng những chia sẻ này "sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách của các nước ASEAN những luận cứ khoa học hữu ích, cả về lý thuyết và thực tiễn, để ứng phó với những thay đổi ở cấp khu vực, toàn cầu và trong mỗi quốc gia”.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thắng, cần đặt đúng người dân ở vị trí trung tâm của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, đặt mục tiêu bảo vệ an toàn và sức khoẻ của nhân dân lên vị trí hàng đầu, ưu tiên giữ vị trí hàng đầu, ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động, thực hiện chính sách tăng trưởng bao trùm và bền vững để không ai bị bỏ lại phía sau.
Các nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị chính sách góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh tình hình thế giới biến động nhanh chóng, và khó đoán định. Đóng góp trí tuệ, khởi thảo ý tưởng, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển mới với phương châm đột phá, sáng tạo “Tư duy toàn cầu, tầm nhìn quốc gia, hành động địa phương, trách nhiệm của từng cá nhân và cộng đồng”.
Liên đoàn FAEA có 7 nước tham gia chính thức là Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam và 4 nước khác là khách mời (Brunei, Lào, Myanmar và Timor-Leste). Hằng năm, Liên đoàn tổ chức các Hội thảo khoa học và họp Ban Chấp hành, đến nay đã có 44 FAEA). Hội thảo và Hội nghị FAEA được tổ chức luân phiên tại các nước. Việt Nam đã là nước chủ nhà của FAEA các năm 2002, 2008 và 2015. |
| Gặp gỡ Việt Nam tại Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới Sáng 22/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức chương trình Gặp gỡ Việt Nam nhằm chia ... |
| Hội nghị cấp cao Tổ chức quốc tế Pháp ngữ lần thứ 19 khai mạc tại Tunisia Khẩu hiệu của Hội nghị cấp cao lần thứ 19 của OIF là "Kết nối trong đa dạng - Kỹ thuật số, Định hướng phát ... |
| Hội người Việt Nam tại Hà Lan tổ chức Đại hội lần thứ nhất Ngày 30/10, Hội người Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan tổ chức Đại hội lần thứ nhất và chính thức ra mắt Ban Chấp ... |
| Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu tổ chức thành công Đại hội lần thứ II Ngày 15/10, tại thủ đô Prague của CH Czech, Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu (Liên hiệp hội) đã tổ chức thành ... |
| Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 Chủ đề xuyên suốt của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 là “Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học ... |