Hội nghị G20: Quá nhiều vấn đề hóc búa, chủ nhà Indonesia kêu gọi ngừng chỉ trích Nga, nhưng vẫn lo ngại về kết quả

Chu Văn
Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Widodo nỗ lực kêu gọi các đối tác phương Tây, giảm nhẹ chỉ trích Nga về chiến dịch quân sự tại Ukraine và thể hiện 'sự linh hoạt' khi G20 có nguy cơ không đạt được tuyên bố chung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị G20:
Hội nghị G20 năm 2022, quá nhiều vấn đề hóc búa, chủ nhà Indonesia kêu gọi ngừng chỉ trích Nga, nhưng vẫn lo ngại về kết quả. (Nguồn: Getty Images)

Tổng thống Widodo sẽ "coi đó là một thành công cá nhân" nếu có thể đạt được tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), một trong các quan chức cho biết. Nguồn tin đồng thời cho biết thêm rằng, nhà lãnh đạo Indonesia đã nhiều lần than thở rằng ông đang chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 "khó khăn nhất" từ trước đến nay.

Ông cũng đang tìm cách tránh loại bỏ Nga và biến G20 thành G19, điều mà G8 đã làm sau sự kiện Moscow sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Những "nút thắt" về kinh tế đang bao trùm Hội nghị G20. Lạm phát ở nhiều quốc gia đang ở mức cao nhất trong 40 năm, phần lớn do giá năng lượng tăng vọt, là hệ quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine, các lệnh trừng phạt và trả đũa giữa Moscow và phương Tây; chính sách phòng, chống Covid-19 quyết liệt của Trung Quốc đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế giá cả tăng vọt, ngày càng có nhiều lo ngại rằng thế giới có thể rơi vào tình trạng suy thoái.

Trong khi đó, Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế hàng đầu khác đang đối mặt với những lời kêu gọi hành động quyết liệt để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khí hậu đang rình rập.

G20 - diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới, có nhiệm vụ tìm ra giải pháp cho các vấn đề hóc búa nhất mà kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt. Tuy nhiên, câu lạc bộ các nền kinh tế phát triển nhất thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia trong hai ngày 15 và 16/11.

"Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn"?

Nhiều chuyên gia cho rằng, bất chấp khẩu hiệu lạc quan của Hội nghị thượng đỉnh G20 là "Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn", kỳ vọng các bên đạt được một thỏa thuận hợp tác tích cực tại Hội nghị lần này là mong manh, khi Mỹ và các nước đồng minh ngày càng nhìn thấy nhiều điểm khác biệt với Trung Quốc và Nga.

Chuyên gia kinh tế cao cấp khu vực châu Á mới nổi tại ngân hàng Natixis ở Hong Kong (Trung Quốc) Trinh Nguyen đã trao đổi với kênh Al Jazeera rằng: “Vấn đề lạm phát trước mắt và vấn đề phát triển bền vững dài hạn hơn để giảm lượng khí thải carbon đòi hỏi sự phối hợp toàn cầu. Đây là điều khá khó khăn trong một thế giới bị phân mảnh hơn nhiều và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Vì vậy, thách thức đối với G20 là tập hợp các nhà lãnh đạo, những người có quan điểm khác biệt về địa chính trị, để tìm ra điểm chung và giải pháp cho cả cuộc khủng hoảng ngắn hạn và dài hạn”.

Lạm phát, bên cạnh các vấn đề khác, sẽ là quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị G20 vì yếu tố này đã tác động đến mọi tế bào kinh tế, khiến việc tìm kiếm những thứ thiết yếu trở nên đắt đỏ hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Một thách thức khác đối với G20 là tạo ra một chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp hơn, ít bị tổn thương hơn trước những cú sốc địa chính trị như cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, lạm phát toàn cầu, vốn đã tăng đều trong cả năm 2022, sẽ đạt 8,8% vào năm 2022, so với mức 4,7% của năm 2021. Điều này là do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm đại dịch Covid-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, xung đột ở Ukraine và môi trường giá nhiên liệu cao hơn.

Trong bối cảnh đó, nhóm G20, bao gồm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU), đã cùng các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương thống nhất đưa ra các giải pháp để đối phó tình hình lạm phát và thiếu hụt lương thực toàn cầu.

Indonesia, nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh sẽ nỗ lực duy trì tính trung lập của diễn đàn, bác bỏ lời kêu gọi của các nước phương Tây và Ukraine loại trừ Nga, đồng thời nhấn mạnh tiềm năng hợp tác về an ninh lương thực và năng lượng.

Trả lời phỏng vấn trước báo giới đầu tuần trước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo bày tỏ lo ngại về khả năng căng thẳng địa chính trị làm lu mờ Hội nghị thượng đỉnh, mà theo ông là "không có nghĩa là một diễn đàn chính trị".

Các quan chức Nga và Indonesia đã xác nhận vào tuần trước rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh và thay vào đó Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov sẽ đại diện Nga tham dự. Tuy nhiên, ông Putin dự kiến sẽ tham dự ít nhất một trong các cuộc họp trực tuyến.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều tham dự. Những người tham dự cao cấp khác bao gồm Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Radityo Dharmaputra, Giảng viên quan hệ quốc tế tại Đại học Airlangga ở Surabaya, Indonesia, cho biết thách thức chính đối với Hội nghị thượng đỉnh là tìm cách khuyến khích một số chuyển động tích cực trong quan hệ giữa Nga và Ukraine.

Hồi tháng Sáu, ông Joko Widodo đã đến thăm Ukraine và Nga trong một nỗ lực ngoại giao nhằm làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình và cho phép xuất khẩu ngũ cốc tự do trở lại. Sau đó đến tháng Bảy, các nước Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc làm trung gian nhằm đảm bảo vận chuyển an toàn ngũ cốc và các loại thực phẩm khác từ các cảng của Ukraine.

Khủng hoảng năng lượng chỉ là một trong những trọng tâm

Shahar Hameiri, một nhà kinh tế chính trị tại Đại học Queensland, cho biết, năng lượng là trọng tâm quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh vì cuộc xung đột ở Ukraine đã làm nổi bật sức mạnh của các nước sản xuất năng lượng trong việc tác động đến môi trường giá cả ở những nước khác.

Ông Hameiri cho rằng, Mỹ đã rất tức giận khi rất nhiều nước sản xuất đã không tăng sản lượng dầu mỏ nhằm giữ giá bán cao. Điều này rõ ràng đang hỗ trợ cho Nga.

Một vấn đề quan trọng khác mà ông Hameiri mong G20 thảo luận là tái cơ cấu nợ đối với các nước đang phát triển gặp khó khăn về tài chính. Ông Hameiri cho rằng, G20 đã cố gắng điều phối vấn đề này trong một thời gian, nhưng quy mô của vấn đề nợ đã trở nên lớn hơn rất nhiều trong thời gian gần đây, khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát trong nước.

Tuy nhiên, bất chấp quy mô của những thách thức và bất hòa chính trị, một số nhà quan sát vẫn có thể lạc quan về khả năng của G20 trong việc giải quyết các vấn đề quan tâm chung.

Dandy Rafitrandi, chuyên gia kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế, cho biết diễn đàn đã đạt được thành tựu trong những năm gần đây, bao gồm các sáng kiến tạm dừng thanh toán nợ cho các nhà nghiên cứu ở các nước nghèo nhất và cung cấp tài chính cho các quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản khẩn cấp trong đại dịch.

Chuyên gia Rafitrandi cho rằng: “Dự án Tài chính G20 đã thảo luận về một số sáng kiến tiếp theo từ nhiệm kỳ Chủ tịch trước như Sáng kiến Đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI) và Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), nhằm bảo vệ các nước đang phát triển dễ bị tổn thương trước áp lực kinh tế vĩ mô khi đối mặt với Covid-19 và giá lương thực và năng lượng tăng cao".

Chuyên gia Rafitrandi cho rằng, Hội nghị G20 năm 2022 sẽ đề cập đến một sáng kiến nhằm giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình tăng cường khả năng chuẩn bị cho đại dịch. Đó là việc Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập Quỹ trung gian tài chính phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (PPR FIF). Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị nóng bỏng, thành tích này cần được đánh giá cao.

Giá cà phê hôm nay 15/11: Quay đầu giảm, thị trường chưa qua khỏi vùng quá bán, năng suất cà phê Việt gấp 3 lần thế giới

Giá cà phê hôm nay 15/11: Quay đầu giảm, thị trường chưa qua khỏi vùng quá bán, năng suất cà phê Việt gấp 3 lần thế giới

Năng suất cà phê Việt Nam đã tăng từ 23,5 tạ/ha năm 2011 lên 28,2 tạ/ha năm 2021 và sản lượng tăng từ 1,27 triệu ...

Nga để châu Âu vuột khỏi ‘vòng kim cô’ khí đốt hay toan tính ‘hồi sinh’ Nord Stream?

Nga để châu Âu vuột khỏi ‘vòng kim cô’ khí đốt hay toan tính ‘hồi sinh’ Nord Stream?

Tổng thống Nga Putin và gã khổng lồ năng lượng Gazprom đều cho biết, họ có “các quy tắc của riêng mình" về xuất khẩu ...

Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn ràng buộc lợi ích với Trung Quốc?

Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn ràng buộc lợi ích với Trung Quốc?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và đông đảo các CEO hàng đầu của Đức đã đến Bắc Kinh, với một thông điệp rõ ràng “hoạt ...

Kinh tế Trung Quốc: Mở đường mới chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua năng lượng sạch

Kinh tế Trung Quốc: Mở đường mới chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua năng lượng sạch

Trung Quốc đã trở thành nhà tiên phong toàn cầu, đi đầu trong việc phát triển năng lượng sạch và tái tạo.

(theo Aljazeera, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị thượng đỉnh G20

Đọc thêm

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Chiều 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh cùng đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Trung Quốc.
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 20/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 20 ...
XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An nhanh nhất hôm nay - XSLA 20/4/2024. ket qua xo so Long An. kết quả xổ số Long An ...
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động