Hội nghị Ngoại giao 32 và Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 21 diễn ra từ ngày 18-23/12 tại Hà Nội. (Ảnh: Vũ Quang Minh) |
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 và Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 21 năm nay diễn ra từ ngày 18-23/12 là dịp để ngành Ngoại giao nhìn lại các dấu ấn đối ngoại sau nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, qua đó đánh giá, dự báo những vấn đề lớn, chuyển biến mới và chiều hướng phát triển của cục diện thế giới, khu vực, đồng thời nhận diện cơ hội, thách thức đối với triển khai các nhiệm vụ của ngành Ngoại giao.
Với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại phục vụ phát triển bền vững của địa phương”, Hội nghị Ngoại vụ 21 diễn ra vào ngày 18/12 tại Hà Nội, tập trung trao đổi các định hướng, giải pháp cụ thể hóa việc tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại địa phương trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của các địa phương, nhất là thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII, xây dựng nền ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, phụng sự đất nước và nhân dân trong thời kỳ chiến lược mới” được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19-23/12. Đây là Hội nghị Ngoại giao tổ chức giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và sau 37 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, được đánh giá là một hội nghị quan trọng không chỉ với ngành Ngoại giao, mà còn với đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại ở các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương.
Trả lời báo chí trước thềm Hội nghị Ngoại giao 32, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: Bên cạnh đánh giá và dự báo tình hình quốc tế, Hội nghị sẽ kiểm điểm, đánh giá toàn diện kết quả hai năm triển khai vừa qua và hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, đề án quan trọng về đối ngoại mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay; từ đó đề xuất các nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm và các biện pháp cần tập trung triển khai đến hết nhiệm kỳ khóa XIII và những năm tiếp theo. Hội nghị lần này cũng là dịp để ngành Ngoại giao trao đổi một số vấn đề lớn, mới về đối ngoại để đóng góp vào tổng kết 40 năm thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới.
Hội nghị cũng dành nhiều thời gian thảo luận sâu rộng phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển ngành Ngoại giao, nhất là những vấn đề then chốt như công tác cán bộ, xây dựng Đảng, cơ chế chính sách về đối ngoại, đổi mới lề lối làm việc với quyết tâm xây dựng ngành Ngoại giao vững mạnh toàn diện, hiện đại.
| Dấu ấn, thành tựu và kỳ vọng về Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 Hai năm qua gắn với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, thách thức ... |
| Hội nghị Ngoại giao: Lịch sử và ý nghĩa Tình hình thế giới và khu vực luôn diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó lường, trong đó thời cơ và thách thức ... |
| 150 đại biểu dự phiên họp về công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân Ngày 17/12, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Cục ... |
| Hội nghị Ngoại giao Việt Nam, lịch sử, dấu ấn, thành tựu và kỳ vọng kỳ họp lần thứ 32 Hội nghị Ngoại giao, theo dòng lịch sử, là sự kiện quan trọng không chỉ đối với ngành ngoại giao mà đối với tất cả ... |
| Đẩy mạnh ngoại giao công chúng trong kỷ nguyên số Bộ Ngoại giao tích cực đổi mới, tăng cường ứng dụng thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 để truyền tải rộng rãi các ... |